Bảng 4.6 Kết quả ươc lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas
Chỉ tiêu Hệ số ß t Sig. Ghi chú
Constant 4,500 6,065 0,000 LnDienTich -0,446 -6,964 0,000 Có ý nghĩa LnMatDo 0,419 5,030 0,000 Có ý nghĩa LnLuongNPK 0,052 1,817 0,070 Có ý nghĩa LnNgayCong 0,370 6,968 0,000 Có ý nghĩa LnTuoi -,382 -2,381 0,018 Có ý nghĩa LnKinhNghiem 0,408 4,462 0,000 Có ý nghĩa
LnDiHoc -0,038 -0,541 0,589 Không có ý nghĩa
GioiTinh 0,056 0,621 0,535 Không có ý nghĩa
TapHuan 0,260 2,122 0,035 Có ý nghĩa R2 = 0,442 R2 điều chỉnh = 0,425 F = 26,752 Sig. = 0,000 d = 1,703
Từ những kết quả tính toán trên, ta có thể viết được phương trình rút gọn mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập được chọn với biến phụ thuộc trong mô hình. Phương trình:
LnNangSuat = 4,500 – 0,446LnDienTich + 0,419LnMatDo + 0,052LnLuongNPK +0,370LnNgayCong -0,382LnTuoi + 0,408LnKinhNghiem
R2 = 44,2% và R2 điều chỉnh = 42,5% cho biết mức độ phù hợp của mô hình đối với mẫu quan sát là 44,2% và đối với tổng thể nghiên cứu là 42,5%. Nghĩa là, 44,2% sự thay đổi của năng suất trong mô hình được giải thích bởi sự thay đổi của các biến độc lập trong mô hình, còn lại 55,8% sự thay đổi của năng suất được giải thích bởi các biến không đưa vào mô hình.
Giá trị F = 26,752 tương ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 trong phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy mô hình này có thể phù hợp với tổng thể nghiên tứu. Vì vậy, khi giải quyết được các vấn đề phân tích của mẫu quan sát thì ta có thể kết luận chung cho tổng thể nghiên cứu.
Trong kết quả xử lý mô hình có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là các biến: diện tích trồng (X1), mật độ trồng (X2), lượng phân bón (X3), tổng ngày lao động (X4) và tuổi người trồng chính (X5), số năm kinh nghiệm (X6) và 1 biến giả có ý nghĩa là biến có tham gia tập huấn (D2). Các biến không có ý nghĩa trong mô hình là biến: số năm đi học (X7), giới tính của người trồng chính (D1).
Điều đó cho thấy sự tác động của các biến độc lập này đối với năng suất ca cao của mô hình như sau:
- Diện tích trồng:. Hệ số của biến diện tích trồng (1 = -0,446) có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 99%, nghĩa là khi diện tích trồng tăng lên 1% thì năng suất giảm 0,446% trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Hệ số kỳ vọng mang dấu dương nhưng kết quả thực tế cho thấy hệ số mang dấu âm bời vì tốc độ tăng/giảm của diện tích thu hoạch không đồng điều với tốc độ tăng/giảm của sản lượng, mà nguyên nhân sâu xa hơn là do quá trình canh tác ca cao không ổn định của nông dân, gia tăng diện tích trồng nhưng
không kiểm soát được tốt các yếu tố làm năng suất giảm.
- Mật độ trồng: Hệ số của biến mật độ trồng (2 = 0,419) có ý nghĩa thống
kê với độ tin cậy 99%, nghĩa là khi số cây được trồng trên 1 công đất tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,419 % trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Hệ số kỳ vọng mang dấu âm nhưng kết quả thực tế cho thấy hệ số mang dấu dương bời vì so với mật độ được khuyến cáo là từ 40 đến 70 cây
(3)
ca cao trên 1 công đất trồng xen thì mật độ mà nông dân trồng chưa đạt cực đại, vẫn còn có thể tăng thêm được.
- Lượng phân bón: Hệ số của biến lượng phân bón (3 = 0,052) có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 90%, nghĩa là khi lượng phân NPK trên 1 công đất tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,052 % trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Thực tế cho thấy lượng phân bón mà nông hộ bón vẫn chưa đủ nên khi nông hộ bón càng nhiều thì càng cho năng suất cao, nhưng cần
chú ý đến tính hiệu quả về mặt chi phí.
- Ngày công: Số ngày công trồng ca cao tỷ lệ thuận với năng suất, nghĩa là
số ngày công tăng thêm 1% thì năng suất tăng thêm 0,370% trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Nghĩa là khi số ngày công dành cho ca cao của hộ vẫn chưa nhiều nên khi nông hộ dành thời gian càng nhiều với
việc bón phân, chăm sóc nhiều hơn thì sẽ mang lại năng suất cao hơn.
- Tuổi: Số tuổi của người trồng ca cao tỷ lệ nghịch với năng suất, nghĩa là
khi tuổi của người trồng tăng thêm 1%với các yếu tố khác không đổi trong mô hình thì năng suất sẽ giảm đi 0,382%. Có nghĩa là số tuổi càng cao thì trồng ca cao đạt năng suất càng thấp, vì càng lớn tuổi khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật càng bị hạn chế, do trồng ca cao muốn đạt năng suất cao cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách thành thục mới đạt kết quả cao.
- Số năm kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm trồng ca cao tỷ lệ thuận với
năng suất, nghĩa là khi kinh nghiệm trồng ca cao của hộ tăng thêm 1% với các yếu tố khác không đổi trong mô hình thì năng suất sẽ tăng thêm 0,408%. Bởi ca cao là loại cây trồng mới nên nông hộ chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy số năm kinh nghiệm trồng ca cao của hộ càng nhiều thì sẽ giúp cho hộ làm tốt các khâu làm đất, bón phân, chăm sóc, quyết định thời điểm xuống giống, ... do đó sẽ mang lại năng suất cao hơn.
- Biến giả có tham gia tập huấn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%,
có nghĩa là việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của chủ hộ đều có ảnh hưởng đến năng suất của ca cao. Tập huấn khuyến nông là một hình thức trợ giúp người nông dân của các đoàn cấp trên, vì thế nếu tham gia gia càng nhiều các lớp tập huấn thì nông dân sẽ được trang bị kiến thức mới về quy trình chăm sóc, bón phân, làm đất, tiêu diệt sâu hại, ... từ đó góp phần làm tăng năng suất.
(3)
4.3 TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE