3.3.1.1 Nguồn gốc của cây ca cao
Cây ca cao có tên gọi khoa học là Theobroma. Hơn 2000 năm trước, cây ca cao là một thứ thức uống không thể thiếu của vùng Châu Mỹ Latinh.Theo nhiều nhà nghiên cứu, cây ca cao có nguồn gốc hoang dại trong các khu rừng mưa Amazone thung lũng Orinoco ở Venezuela và vùng Chiapa của Mexico, Nam Trung Mỹ. Theobroma - ca cao là loài duy nhất có giá trị thương phẩm
và nó được chia ra hai loài phụ, là Criollo và Forastero, ngoài ra còn có một loài nữa là Trinitario là kết quả của sự tạp giao giữa hai loài Criollo và Forastero.
Thực tế thì chỉ trong những năm của thế kỷ 19 nghề trồng ca cao mới đạt được những tiến bộ đáng kể, giúp cho kỹ nghệ sô-cô-la có cơ sở phát triển ở Châu Âu. Ở Châu Mỹ, hai nước sản xuất ca cao mới xuất hiện là Ecuador và Brazil. Ở Châu Phi, cây ca cao chỉ mới trồng các hòn đảo của vịnh Guinea.
Ở Việt Nam, cây ca cao theo chân người Pháp đến Nam Bộ vào đầu thế kỷ 19 nhưng cây ca cao chưa bao giờ trồng với quy mô đồn điền như cây cao su. Khoảng năm 1994, một dự án của nhà nước về trồng cây ca cao với quy mô 10.000 ha được thực hiện, chủ yếu ở Quãng Ngãi nhưng đã thất bại. Do đó, mong muốn phát triển cây ca cao tương tự như cây cà phê không thành. Chương trình nghiên cứu giống ca cao của nhà nước được bắt đầu thực hiện từ năm 2000 đến năm 2002, tổ chức Success Alliance có dự án phát triển cây ca cao mà khởi đầu từ tỉnh Bến Tre, sau đó là các tỉnh Tiền Giang, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk. Đến nay, một bộ giống ca cao gồm 08 dòng thương
lai đã được công nhận để nhân giống phục vụ sản xuất. 3.3.1.2 Đặc điểm tự nhiên của cây ca cao
Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, thích hợp với nhiệt độ trung bình 25oC, độ ẩm 85%, lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm. Ngoài ra, cây ca cao còn thích hợp với khí hậu có mùa khô không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25oC, không có gió mạnh thường xuyên.
Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Ca cao có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất ferralit vàng phát triển trên đá trầm tích, đất tro núi lửa, đất cát... Nhìn chung cây ca cao thích hợp với loại đất có tầng canh tác dày, ít nhất là 1,5m, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Ở nước ta có nhiều vùng sinh thái thích hợp cho việc phát triển cây ca cao như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ca cao là cây công nghiệp nếu chăm sóc tốt sẽ có tuổi thọ thu hoạch khá cao, từ lúc trồng đến cho trái mất khoảng 24 tháng, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt, đúng ký thuật thì khoảng 12-14 tháng là cây bắt đầu ra hoa, kết trái và đến tháng thứ 18 sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, năng suất ổn định và tăng theo tuổi cây khi cây được 3 năm tuổi, trung bình khoảng 3-4 tấn/ha. Do đặc tính của cây giao phấn, trạng thái dị hợp tử ở cây bố mẹ rất cao nên phải lựa chọn giống một cách kỹ lưỡng trước khi trồng tránh
hao phí tài chính và thời gian. Trong những năm qua nhờ tiến bộ công nghệ sinh học phục vụ trong công tác chọn giống, giúp xác định bố mẹ phù hợp trong các phép lai cũng như trong việc kiểm tra con lai từ trong giai đoạn vườn ươm nhằm xác định độ đồng đều của con lai, loại bỏ những con lai không mong
muốn trước khi đưa ra trồng. 3.3.1.3 Công dụng
- Hạt ca cao: là bộ phận chính được sử dụng của cây ca cao. Hạt ca cao với thành phần cấu tạo chính là chất béo được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm như socola, bánh kẹo, ovaltine, Bơ trích từ hạt ca cao có giá trị rất cao, được dùng trong các ngành y dược, mỹ phẩm.
- Vỏ trái ca cao: chứa 3-4% kali trên trọng lượng chất khô nên tro của vỏ trái ca cao được dùng để làm xà bông ở Nigeria và Ghana. Vỏ trái ca cao còn được sử dụng làm nguồn thức ăn cho bò ở miền Đông Nam Bộ.
- Lá của chồi vượt: được sử dụng làm thức ăn cho bò, dê.
- Lớp cơm nhầy bao quanh hạt ca cao: có thể dùng làm nước sinh tố, mứt
đông, giấm, hoặc cô đặc làm nước cốt trái cây. 3.3.1.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao
- Mật độ và khoảng cách: Trên nền đất tốt, tương đối bằng phẳng trồng với
khoảng cách 3x3m (mật độ 1.110 cây/ha) hoặc 3x3,5m (mật độ 952 cây/ha). Trên đất dốc, độ phì kém trồng với khoảng cách 3x2,5m, tức mật độ 1.330cây/ha.
- Thời vụ trồng: Tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng
cho thích hợp, tốt nhất là trong mùa mưa. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thời vụ trồng tháng 10 trong năm.
- Đào hố, bón phân:
+ Đào hố kích thước: 50x50x50cm, đất mặt và đất sâu để riêng.
+ Bón lót: Mỗi hố bón 10-15kg phân chuồng hoai và 0,5kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.
- Xử lý mối trước khi trồng: Mối là đối tượng côn trùng phá hoại đặc biệt
nghiêm trọng trên ca cao trồng mới và kiến thiết cơ bản. Một số loại thuốc hóa học mới có hiệu lực trừ mối tương đối cao như Admire và Confidor, pha nồng độ 0,1 - 0,2%, phun đều dưới hố và thành hố vài ngày trước khi trồng. Sau trồng 1 tháng phun lại lần 2, cần phun thuốc xung quanh hố và toàn bộ cây.
trồng âm như cây cà phê, mà chỉ trồng ngang bằng mặt đất. Khi trồng móc hố sâu khoảng 30cm, dùng dao rạch túi bầu PE, đặt bầu cây ca cao giữa hố và mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu.
- Trồng cây che bóng, che gió: Cây ca cao con chỉ cần 25-50% ánh sáng, do
vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để bảo đảm tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt. Trong điều kiện Tây Nguyên thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc. Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu, hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hòe...) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.
+ Đối với cao cao trồng xen: trồng ca cao đến 1-2 tuổi trồng xen trong vườn dừa 4-5 tuổi, vườn chuối, cây ăn trái khác để cho rậm hơn. Khi ca cao 2- 3 tuổi, dừa 5-6 tuổi, ta đốn bỏ chuối hoặc cây ăn trái khác, tỉa thưa dần và chỉ còn lại vườn dừa xen ca cao (mật độ dừa xiêm 6-7m, dừa ta 9-10m). Mục đích để rễ ca cao phát triển nhiều và có ánh sáng khuếch tán khi trồng xen. Trường hợp ca cao xen trong vườn dừa đã trồng dừa trước nhiều năm với mật độ dày. Khi ca cao 3-4 tuổi cũng nên tỉa dừa thưa dần, không nên để dừa che ca cao quá rậm rạp, ca cao sẽ không cho trái.
+ Đối với ca cao trồng chuyên: Ca cao cũng có thể trồng chuyên canh với điều kiện trồng lúc nhỏ có cây che mát như chuối, hoa màu; trồng dày, khi lớn lên 2-3 tuổi đốn bỏ cây che mát chỉ còn lại ca cao nhưng cây này phải sát cạnh che mát cây kia.
- Bón phân cho cây ca cao: Ở Tây nguyên nếu trồng ca cao trên đất
basalt với mật độ 1.110 cây/ha, cần bón phân Đầu Trâu với liều lượng như sau: Năm tuổi Loại phân Liều lượng (kg/cây) Năm thứ nhất NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,2- 0,3 Năm thứ 2 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,5-0,6 Năm thứ 3 NPK 20-20-15 Đầu Trâu 0,6-0,8 Năm thứ 4 NPK 15-10-15 Đầu Trâu 1,2-1,5 Các năm kinh doanh NPK 15-10-15 Đầu Trâu 1,5 - 2 Lượng phân trên được chia làm ba đợt (đầu, giữa và cuối mùa mưa), đợt một: 30%, đợt hai: 40%, đợt ba: 30%. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt (80% rễ tập trung ở tầng 0-15cm) nên cần bón phân trong tầng đất mặt. Rải phân theo đường chiếu của vanh tán, nên xới nhẹ và lấp đất để giảm bớt thất thoát do rửa trôi và bay hơi.
- Cắt cành tạo hình: Cũng như cây cà phê, cây ca cao cũng cần cắt cành
tạo hình mới cho năng suất cao và ổn định.
bỏ những cành vượt, cành yếu. Nếu trồng cây ghép cần đặc biệt chú trọng loại bỏ các chồi nằm dưới vết ghép.
+ Thời kì kinh doanh: hàng năm cần cắt bỏ những cành đâm ngược, những cành sà đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Thường 1 năm cắt cành khoảng 3 lần.
- Tưới nước: Trong năm trồng mới, vào mùa khô nên tưới nước cho cây ca
cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới khoảng 50-100 lít/gốc/đợt, chu kì tưới khoảng 20-25 ngày. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Tuy vậy, các thí nghiệm tưới nước thực hiện ở các vùng trồng ca cao trên thế giới cho thấy tưới 1-2 lần với lượng nước tưới khoảng 100-150 lít/gốc sẽ làm cho sinh trưởng và năng suất của cây tốt hơn nhiều..
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu hại: các loại sâu ăn lá, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng... dùng các loại thuốc Suprathion, Sherpa, Karate, Actara...
+ Bệnh nấm hồng: dùng Validacin 1,2-1,5%, Anvil, Tilt 0,2-0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.
+ Bệnh thối quả: Là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây ca cao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0,2- 0,3%. Phun 3-4 lần trong mùa mưa.
3.3.1.5 Các giống ca cao
Từ sau năm 2000 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đưa về Bến Tre thử nghiệm, cuối cùng đã chọn được mốt số giống có khả năng cho năng suất cao, hạt to, chất lượng đạt yêu cầu xuất khẩu, xếp theo nhóm màu vỏ trái như sau :
-Vỏ xanh có lẫn màu vàng:
+TD1: Vỏ trái xanh, khi chín màu hơi vàng, bề mặt vỏ sần sùi, chiều sâu rãnh hơi cạn, dạng trái nhọn, năng suất 2,4 tấn hạt/ha. Nhiễm bệnh thối lá do phytopthora, nhiễm bệnh nấm hồng.
+TD2: Vỏ trái xanh, khi chín màu vàng, bề mặt vỏ sần sùi, chiều sâu rãnh hơi cạn, dạng trái nhọn, năng suất 2,2 tấn hạt/ha. Nhiễm nấm Phytopthora, nấm hồng.
+TD5: Vỏ trái xanh, tím lợt, khi chín màu vàng, bề mặt vỏ nhẵn bóng, chiều sâu rãnh cạn, dạng trái tù, năng suất 2,8 tấn hạt/ha. Kháng bệnh vết sọc đen, nhiễm nấm Phytopthora, nấm hồng.
+TD8: Vỏ trái xanh, khi chín màu xanh vàng, bề mặt vỏ sần sùi, chiều sâu rãnh hơi sâu, hình dạng trái nhọn, năng suất 2,4 tấn hạt/ha, hơi kháng bệnh thối trái do nấm Phytopthora.
+TD9: Vỏ trái giai đoạn trái non đường sống màu xanh nhạt, rãnh màu xanh nhạt phớt bạc; giai đoạn trái chín đường sống màu vàng, rãnh màu vàng. Đặc tính của trái: độ sâu của rãnh cạn, độ nhẵn của trái nhẵn, hình dạng đuôi trái tù. Năng suất tiềm năng (trồng xen, hạt khô): 1,2 tấn/ha/năm. Một số đặc điểm khác: trái và hạt to, chín muộn, cây sinh trưởng mạnh, tán rộng, cần trồng thưa và thâm canh.
+TD11 : Vỏ trái giai đoạn trái non đường sống và rãnh màu xanh, giai đoạn trái chín đường sống màu xanh, rãnh màu vàng. Đặc tính của trái: độ sâu của rãnh vừa, độ nhẵn của trái nhẵn-bóng, hình dạng đuôi trái hơi tù. Năng suất tiềm năng (trồng xen, hạt khô): 1,2 tấn/ha/năm. Một số đặc điểm khác: tán gọn, cây cho trái sớm, sai trái, hạt to năng suất khá, cây chịu bóng râm.
+TD14: Vỏ trái xanh, khi chín hơi vàng, bề mặt vỏ sần sùi, hình dạng chóp trái nhọn, năng suất 2,2 tấn hạt/ha. Hơi kháng bệnh vết sọc đen.
-Vỏ tím có lẫn màu xanh:
+TD3: Vỏ trái tím đỏ xen ít vàng, khi chín màu tím đậm và đỏ cam, bề mặt vỏ hơi sần sùi, hình dạng chóp trái nhọn, năng suất 2,6 tấn hạt/ha. Kháng bệnh thối trái, hơi kháng bệnh vết sọc đen.
+TD6: Vỏ trái hơi tím dợt, khi chín màu xanh vàng, ít tím, bề mặt vỏ nhẵn bóng, hình dạng chóp trái hơi tù, năng suất 2,4 tấn hạt/ha. Kháng bệnh vết sọc đen, hơi kháng bệnh thối trái do nấm Phytopthora, hay nẩy mầm trong trái khi thu hoạch chín lúc mùa mưa.
+TD10: Vỏ trái tím đậm, khi chín tím dợt và màu vàng cam, bề mặt vỏ hơi sần sùi, hình dạng chóp trái hơi nhọn, có 2 vạch cạn 1 vạch sâu, năng suất 2,3 tấn hạt/ha. Nhiễm bệnh vết sọc đen.
-Riêng các giống TD4, TD7, TD12, TD13 (còn trong nghiên cứu, chưa
công nhận nên chưa được trồng phổ biến).