Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 29 - 34)

Năm 2013 là năm thứ ba tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, ngoài những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch, tăng hơn so với năm 2012. Lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, văn hoá, thể dục thể thao đạt nhiều kết quả; lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế có chuyển biến và

nâng lên; các chế độ, chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo.

3.2.2.1 Dân số và lao động và việc làm + Về dân số:

Dân số trung bình vào năm 2013 của Bến Tre đạt 1.357.200 người, với mật độ dân số 532 người/km(2). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 154.100 người, dân số sống tại nông thông đạt 1.203.100 người. Dân số nam đạt 616.900 người, trong khi đó nữ đạt 640.900 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 5,2 ‰.

+ Về lao động và việc làm

Tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng.

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm được tăng cường đến tận cơ sở tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận lựa chọn việc làm phù hợp. Kết quả giải quyết việc làm trong năm đạt 24.983 người; có 312 người tham gia xuất khẩu lao động, đạt 62,4% kế hoạch; tổ chức đào tạo nghề cho 10.984 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 6.070 người; đến cuối năm 2013 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 18,57%, giảm tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,48%.

+ Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo được quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực như đã cấp 110.592 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cho 11.193 người cận nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho 39.005 hộ nghèo; hỗ trợ trực tiếp 80.000 đồng/người/tháng cho 23.467 người nghèo thuộc 16 xã bãi ngang; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu 16 xã bãi ngang; hỗ trợ nhà ở cho 350 hộ nghèo do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tài trợ. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 32.952 hộ nghèo, tỉ lệ 9%, giảm 1,65% so năm 2012, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2013.

Các chính sách hỗ trợ người có công, bảo trợ xã hội được giải quyết kịp thời; đã giải quyết trợ cấp hàng tháng 490 trường hợp, nâng tổng số đối tượng chính sách đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng lên 26.300 người. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 25,05 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 550 căn nhà tình

nghĩa cho gia đình chính sách; tổ chức đưa 1.085 người có công đi điều dưỡng tập trung; triển khai xây dựng Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở cho gia đình chính sách theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; trợ cấp hàng tháng cho 49.170 đối tượng bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, đến nay có 1.775 đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 70.239 lao động, trong đó có 510/1.094 doanh nghiệp, với 36.473/60.825 lao động, đạt tỷ lệ 59,96%; số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.278

người; giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 4.666 người. 3.2.2.2 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật

* Hệ thống đường giao thông:

+ Đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có vị trí đặc biệt trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được nâng cấp, cầu Rạch Miễu và cầu Hàm luông đã khánh thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Năm 2011, cầu Cổ Chiên đã khởi công xây dựng nối liền Bến Tre và tỉnh Trà Vinh, đây sẽ là động lực phát triển kinh tế của vùng, là các trục giao thông quan trọng gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam..

+ Đường thủy: Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển, với 4 con sông lớn chảy qua. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện.

* Hệ thống cảng:

+ Cảng sông: Cảng Giao Long

+ Cảng cá: hiện nay, tỉnh Bến Tre có 03 cảng cá đó là Bình Thắng, An Thủy và An Nhơn, 01 cảng gần khu công nghiệp Giao Long và 01 cảng bốc xếp hàng hóa trên sông Hàm Luông.

* Hệ thống điện, nước

- Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Công ty cấp thoát nước Bến Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ Lách, công suất 1.000 m3/ngày đêm. Với công suất này, hàng

năm Công ty cung cấp trên 7 triệu m3 nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận.

- Điện lực: những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến công trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013.

* Hệ thống thông tin và truyền thông

- Bưu chính viễn thông: Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet gồm: Bưu điện Bến Tre, Viễn thông Bến Tre, Viến thông Quân đội (Viettel), MobiFone, G-Tel và Vietnamobile. Trong tỉnh hiện có 49 bưu cục (giảm 3); 104 bưu điện văn hóa xã; 212 đại lý bưu điện đa dịch vụ (giảm 35 đại lý). Bán kính phục vụ bình quân 1,35 km. Chất lượng các dịch vụ bưu chính từng bước được nâng lên, 100% xã có thư báo đến trong ngày, báo chí được phát cho độc giả trước 7 giờ sáng tại trung tâm thành phố và 8 giờ 30 phút tại các huyện.

* Hệ thống khu công nghiệp

Bến Tre hiện có 2 KCN nằm trong hệ thống các KCN quốc gia gồm KCN Giao Long và An Hiệp, thuộc huyện Châu Thành. KCN Giao Long giai đoạn 1 (100ha) và An Hiệp giai đoạn 1 (72 ha). Từ năm 2010 đến năm 2020, Bến Tre quy hoạch phát triển thêm 5 KCN mới với tổng diện tích 1.600 ha. Các KCN mới tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành (2 khu), Mỏ Cày Bắc (1 khu), Mỏ Cày Nam (1 khu) và Giồng Trôm (1 khu).

* Hệ thống giáo dục - y tế - văn hóa - thể thao - du lịch + Giáo dục

Toàn tỉnh có 127/529 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 9 trường so cùng kỳ; trong đó: 20 trường mầm non, 62 trường tiểu học, 39 trường THCS, 5 trường THPT và 1 trường phổ thông nhiều cấp học.

Năm học 2012-2013, quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, hệ thống trường lớp được củng cố và mở rộng, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu học tập. Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, đặc biệt tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 đạt 99,19%, tăng 1,07% so năm trước. Kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học, cao

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2013, Bến Tre có 3.683 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 (Đại học: 2.011 thí sinh tăng 599 học sinh, cao đẳng: 1.672 thí sinh tăng 94 học sinh so với năm 2012). Thành quả phổ cập giáo dục của tỉnh tiếp tục được duy trì và phát triển; đến nay, toàn tỉnh có 138/529 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, tăng 12 trường so với năm 2012. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã tổ chức tốt khai giảng năm học mới 2013-2014, kết quả huy động học sinh các cấp đến trường đạt tỉ lệ cao.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học được tập trung đầu tư; đề án Kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2008-2012: đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.570/2.439 phòng học, chiếm tỷ lệ 64,4%; số phòng đang triển khai 298 phòng, tỷ lệ 12,2%; số phòng chưa triển khai 571 phòng, tỷ lệ

23,4%. + Y tế

Mạng lưới y tế tiếp tục phát triển rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở, góp phần thực hiện các tiêu chí xã/phường/thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế và đảm bảo hoạt động của mạng lưới y tế ấp; dự kiến đến cuối năm 2013 Bến Tre có 17 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tốt, khống chế không để xảy ra dịch bệnh lớn, các bệnh truyền nhiễm giảm so với cùng kỳ năm 2012, sốt xuất huyết có 989 ca mắc, giảm 40,7%, không tử vong; hội chứng tay chân miệng 2.708 ca, tử vong 02 ca, giảm 22,5%; ngộ độc thực phẩm xảy ra 02 vụ/176 người mắc, không tử vong, giảm số vụ, tăng số người mắc so cùng kỳ; bên cạnh đó có 114 ca nhiễm HIV, 77 ca chuyển sang AIDS và 50 ca tử vong.

Công tác khám và điều trị bệnh tại các bệnh viện được duy trì tốt, việc giải quyết khám, chữa bệnh kịp thời, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày được nâng lên; công tác truyên truyền người dân tham gia bảo hiểm y tế được các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo; đến nay tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 58% dân số, trong đó tỉ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chiếm 12,4% dân số. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện tốt. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ số giới tính trẻ mới sinh năm 2013 là 108 nam/100 nữ, tỷ suất sinh giảm 0,2%o, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 3,2% so với tổng số trẻ sinh, giảm

2,86% so cùng kỳ.

+ Văn hóa: Năm 2013, nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị của đất nước được triển khai thực hiện như Hội Xuân Quí Tỵ năm 2013, kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng

chí Huỳnh Tấn Phát, 191 năm ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu gắn với trao giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba tổ chức kỷ niệm 60 năm cuộc tiến công Pháo đài Môn Ca Đa… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển sâu rộng, chất lượng ngày càng được nâng lên, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; đến nay toàn tỉnh có 155/164 xã, phường, thị trấn văn hóa; 2.109/2.186 đơn vị văn hóa và 01 huyện văn hóa (huyện Châu Thành). Đề án xây dựng huyện, thành phố văn hóa giai đoạn 2011-2015 đang được tiếp tục thực hiện, tính đến nay huyện Mỏ Cày Bắc đã đạt 37/57 tiêu chí; huyện Chợ Lách đạt 63/86 tiêu chí; thành phố Bến Tre đạt 26/55 tiêu chí.

+ Thể thao: Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thu hút số lượng người tham gia ngày càng đông. Kết quả số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên chiếm 31,2% dân số; số hộ gia đình thể thao chiếm tỷ lệ 29,5% tổng số hộ trong toàn tỉnh.

+ Du lịch: Như đã đề cập, hoạt động du lịch tiếp tục phát triển khá, các chỉ tiêu về lượng khách và doanh thu đều tăng so kế hoạch và năm 2012. Các cơ sở kinh doanh du lịch tích cực quan hệ với các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh để đưa khách về Bến Tre; các điểm, khu du lịch, hệ thống nhà hàng - khách sạn và dịch vụ không ngừng được cải thiện đáp ứng nhu cầu của du khách. Trong năm, có 03 điểm và 01 khu du lịch đầu tư mới đưa vào khai thác, gồm điểm du lịch sinh thái Đại Lộc xã Sơn Định (huyện Chợ Lách), điểm du lịch Tây Đô tại Cồn Bửng (huyện Thạnh Phú), điểm du lịch Homestay Thới Sơn xã Định Thủy (huyện Mỏ Cày Nam) và khu du lịch Forever resort tại xã Phú Túc (giai đoạn 1); đang tiến hành thi công khách sạn Dừa; đáng chú ý là điểm du lịch tại Cồn Bửng (huyện Thạnh Phú) mới nổi lên sẽ hứa hẹn thu hút được nhiều du khách trong thời gian tới. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã chấp thuận chủ trương đối với dự án “Bến tàu khách du lịch Rạch Miễu - Bến Tre” để nhà

đầu tư chuẩn bị triển khai các bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 29 - 34)