Tình hình cơ bản của nông hộ tham gia sản xuất cacao

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 48 - 54)

TT Chỉ tiêu Bình quân Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Cao nhất 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam 86,35 - - -

2 Tuổi trung bình của chủ hộ 54,35 10,17 25 85

3 Số nhân khẩu bình quân/hộ

(người) 4,52 1,53 1 12

4 Số lao động tham gia trồng ca

cao (người) 1,71 0,72 1 5

5 Sô năm đi học bình quân của

chủ hộ (năm) 7,82 3,02 0 1

6 Sô năm kinh nghiệm trồng ca

cao (năm) 5,96 2,03 2 15

7 Diện tích đất nông nghiệp

(công) 8,16 4,82 1 36

8 Diện tích canh tác ca cao

(công) 5,85 3,31 1 22

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua những thông tin cơ bản của nông hộ ở vùng nghiên cứu cung cấp cùng với kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chủ hộ trồng ca cao có giới tính là nam (272/315 hộ) chiếm khá cao (86,35%). Tuổi chủ hộ trung bình là 54,35 tuổi, nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Trình độ học vấn trung bình của các hộ sản xuất ca cao tương đối thấp 8/12, đây là một yếu tố bất lợi trong việc cập nhật và áp dụng những thông tin khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất ca cao. Bên cạnh đó, do độ tuổi trung bình khá cao nên phần lớn người dân canh tác dựa vào kinh nghiệm vốn có lâu năm của mình nên chưa đạt hiệu quả cao. Số nhân khẩu trung bình/hộ trong vùng nghiên cứu là khoảng 5 người, trong đó số lao động tham gia trồng ca cao là 2. Thông qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy, hộ có kinh nghiệm trồng ca cao lớn nhất là 15 năm và thấp nhất là 2 năm. Số năm kinh nghiệm trồng ca cao của nông hộ ở vùng nghiên cứu tính đến năm 2012 bình quân là 5,96 năm. Tỷ lệ nông hộ có kinh nghiệm sản xuất ca cao từ 5 năm trở lên là khá lớn (70,38%) và nông hộ có từ 10 năm trở lên kinh nghiệm sản xuất ca cao ở tỷ lệ 4,78%, điều này cho thấy những hộ sản xuất ca cao trong vùng nghiên cứu chỉ mới tiếp nhận cây ca cao trong những

năm gần đây khi mà các dự án ca cao được triển khai.

Bên cạnh yếu tố lao động thì đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân là 8,16 công và diện tích canh tác ca cao bình quân là 5,85 công, chiếm trên 70% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, 96,52% hộ nông dân chọn hình thức trồng xen trong vườn dừa lâu năm hoặc các loại cây ăn trái khác như nhãn, măng cụt,  nhưng số lượng rất nhỏ, và có 3,48% hộ trồng chuyên canh ca cao tập trung ở huyện Châu Thành. Theo nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, cây ca cao là loại cây ưa bóng mát và vườn dừa ở Bến Tre là điều kiện tự nhiên lý tưởng nhất, do đó các mô hình trồng cây ca cao xen với các loại cây trồng khác, nhất là cây dừa như ở tỉnh Bến Tre hiệu quả rất cao. Đây là mô hình có giá trị cộng hưởng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tiết kiệm đất cần được nhân rộng ra phạm vi cả nước. Tuy nhiên, diện tích còn ít, hộ có diện tích trồng chuyên canh lớn nhất trong tổng mẫu cũng chỉ có 13 công, vẫn còn rất ít so với các vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Với quy mô diện tích này thì người dân khó có thể nâng cao thu nhập bằng tính kinh tế nhờ quy mô.

Bảng 4.2: Lý do tham gia sản xuất ca cao của hộ trong vùng nghiên cứu

Nguyên nhân tham gia Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Tăng thu nhập 269 86 2

Dễ trồng, dễ chăm sóc 280 89 1

Chi phi thấp 131 42 4

Dự án phát động 87 28 6

Dễ tiêu thụ 136 43 3

Năng suất cao 98 31 5

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua kết quả khảo sát điều tra và phân tích đánh giá xếp hạng, ta nhận thấy lý do chính mà nông hộ tham gia trồng ca cao đó là cây ca cao dễ trồng, dễ chăm sóc (chiếm 89%). Cây ca cao không kén đất có thể trồng được trên nhiều loại đất, như đất sét pha thịt, đất thịt hoặc đất thịt pha cát và kỹ thuật trồng cây ca cao khá đơn giản. Bên cạnh đó, nhiều hộ nông dân còn cho biết thêm khi lá cây ca cao rụng đã tạo ra nguồn phân hữu cơ rất có ích cho dừa mà không làm ô nhiễm môi trường. Nên họ không cần tốn nhiều chi phí để mua phân bón cho cả dừa và ca cao. Điều này đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu của Nair và Varghise, năm 1976, tại Ấn Độ cho thấy việc trồng xen ca cao làm tăng 55% năng suất dừa so với trồng chuyên. Việc tăng năng suất này được giải thích bởi các

nhà khoa học là do: lượng lớn lá ca cao rụng làm giảm xói mòn, tăng khả năng giữ dinh dưỡng trong đất, duy trì ẩm độ đất trong mùa khô. Đặc biệt, lá ca cao còn làm tăng nguồn hữu cơ, làm gia tăng đáng kể mật số các loại vi sinh vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân) trong đất, từ đó giúp cho bộ rẽ dừa hoạt động tốt, độ phì nhiêu của đất được duy trì.. Ngoài ra, lý do để người nông dân chọn trồng cây ca cao là tăng thu nhập (86%), bởi vì hầu hết thu nhập của nông hộ vùng nghiên cứu còn thấp (xấp xỉ 1.490.728 đồng/người/tháng) nên khi cây ca cao đang trong giai đoạn thu hoạch thì với hơn 100 cây ca cao, người nông dân có thể thu thêm được tối thiểu là 100.000 đồng/tuần.

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Hình 4.1 Nơi mua cây giống của nông hộ trồng ca cao

Theo điều tra thì có 52% hộ đăng ký mua giống tại Hội nông dân xã, 33% đăng ký với CLB ca cao tại địa phương và chỉ có 15% là tự liên hệ với bên ngoài để mua cây giống. Giá cây giống trung bình là 3.359 đồng/cây, tuy nhiên trong tổng số 315 mẫu quan sát có 20 hộ không tốn chi phí mua giống, 94 hộ được trợ giá 40%, 27 hộ được trợ giá 50%, 6 hộ được trợ giá 60% và 167 hộ không được hỗ trợ. Những hộ không được hỗ trợ giá cây giống là những hộ đã tham gia trồng ca cao từ rất sớm, trước khi Dự án phát triển ca cao được triển khai, do đó giá cây giống họ mua ở thời điểm đó tương đối cao trên 3.500 đồng/cây. Người nông dân không hợp tác với những nông hộ trồng ca cao khác mà chỉ tự sản xuất trong phạm vi gia đình. Do đó, nguồn vốn sản xuất của nông hộ chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm tỷ lệ 95% và không có nhu cầu vay vốn do nhiều người dân nhận định cây ca cao chỉ là loại cây dễ trồng, tăng thu nhập chưa phải là cây tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Bên cạnh đó, vườn ca cao trồng xen đang trong thời gian thu hoạch nên nông hộ không có nhu cầu vốn cao như những cây trồng khác.

52% 33%

15%

Hội nông dân xã CLB ca cao Khác

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Hình 4.2 Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật tại vùng nghiên cứu Qua hình trên cho thấy trong quá trình gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch có 93% số hộ quan sát có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao do các cán bộ có trình độ chuyên môn phụ trách hướng dẫn về các kỹ thuật và khuyến nông trong sản xuất ca cao, đồng thời giới thiệu về các mô hình canh tác nông lâm kết hợp ca cao và các vấn đề về thị trường. Cụ thể, trong năm 2012, có 68% số buổi tập huấn của nông dân do Cán bộ khuyến nông phụ trách, 44% do Hội nông dân xã đảm nhận, và một số ít là do cán bộ của Công ty thu mua và các trường Đại học hướng dẫn. Ngoài ra, những hộ không tham gia tập huấn cũng tìm hiểu các kiến thức về cây ca cao thông qua sách báo là 51,91% và chỉ có 8% hộ nông dân tìm hiểu thông qua người quen hoặc đúc kết kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình sản xuất.

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Hình 4.3 Thời gian cho trái cây ca cao tại vùng nghiên cứu

93% 7% Tham gia Không tham gia 154 101 59 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 18-20 tháng 21-25 tháng Hơn 25 tháng Số hộ

Trong 315 mẫu quan sát, có 154 vườn ca cao bắt đầu cho trái chiến sau 18- 20 tháng kể từ khi gieo trồng, có 101 hộ thu hoạch trái đầu tiên vào từ tháng thứ 21 đến tháng thứ 25 và chỉ có 59 hộ có thời gian thu hoạch đầu tiên trên 25 tháng. Mặc dù đã được tập huấn về các kỹ thuật trồng nhưng thời gian cho trái của cây ca cao tại vùng nghiên cứu có sự khác biệt nhưng không quá lớn do các nguyên nhân như chất lượng giống không đạt, do thiên tai, môi trường đất trồng,…

Người ta thu hái trái ca cao căn cứ vào màu sắc của vỏ trái : khi các trái màu đỏ chuyển sang màu đỏ cam hoặc trái màu vàng chuyển sang màu lục vàng là đã chín. Trái vừa chín cần hái ngay vì nếu chưa chín, hạt trong quả chưa chín rất khó bóc ra và là sản phẩm hạt loại thấp. Ngược lại, để trái chín lâu trên cây, trái dễ bị sâu bệnh, côn trùng, chim, chuột, sóc... phá hại và bản thân trái ca cao mau chín rục và rụng, nhanh chóng thối rữa. Cho nên thu hoạch trái chín phải tiến hành đều đặn hàng tuần, hay 10 ngày hoặc 15 ngày một lứa là chậm nhất. Không được để quá tới 3 tuần lễ, dễ sót trái quá chín và hư hỏng…

Cuối cùng là khâu tiêu thụ trái tươi sau khi thu hoạch, trung bình 1 tháng nông hộ sẽ thu hoạch 3-4 lần. Tại địa bàn nghiên cứu, hầu hết nông dân khi thu hoạch xong sẽ tự đem đến các điểm thu mua để bán. Khi bán họ cũng không phân loại trái và giá là do người mua trái đưa ra. Giá bán trái tươi trung bình là 3,998 đồng/kg, với giá thấp nhất là 2.500 đồng/kg và giá cao nhất là 6.000 đồng/kg. Mặc dù, giá cả không phải do nông hộ quyết định nhưng nông hộ vẫn bán cho những người này vì tại địa phương chỉ có một vài điểm thu mua nhưng số lượng mà nông hộ bán thì không nhiều, do đó nông hộ thường chọn bán cho họ vì địa điểm gần nhà, không muốn tốn nhiều chi phí vận chuyển (chi phí vận chuyển lúc bán bằng xe máy, xe đẩy, giỏ xách,  đều do nông hộ chịu), và hình thức người mua trái thanh toán cho nông hộ là tiền mặt (100%). Ngoài ra, trong một số CLB ca cao thì có vài thành viên tự đứng ra để thu mua trái tươi cho các thành viên khác trong CLB nhằm kiếm thêm thu nhập và giúp tạo đầu ra ổn định cho các thành viên. Hiện nay, có 60,42% hộ tham gia sản xuất ca cao đạt chứng nhận UTZ, khi tham gia chương trình này thì nông hộ có đầu ra tương đối ổn định với giá bán trái tươi cao hơn 300 đồng/kg so với những hộ không trồng theo tiêu chuẩn.

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Hình 4.4 Tình hình dịch hại, sâu bệnh đang phát triển trong vườn ca cao Căn cứ biểu đồ trên cho thấy hiện tượng trái non bị khô chiếm tỷ lệ lớn nhất (73,97%) với 233/315 hộ gặp phải vấn đề này, tình trạng này xảy ra cả trong mùa khô lẫn mùa mưa, phát triển nhiều trên những cây ca cao thiếu bóng che để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thân cành trong một thời gian dài. Vấn đề dịch bệnh cũng đáng kể, có 222 hộ trồng ca cao đều gặp phải. Đối với nhóm sâu hại cần quan tâm nhất là sâu ăn lá và rệp sáp. Tương tự như tác hại của bệnh thối trái, loét thân, hai đối tượng này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non, lá non, làm cho vườn cây bị xơ xác lá. Sau đó còn gây hại cả hoa và trái non, làm cho chùm hoa không phát triển, trái phát triển không bình thường, vỏ trái bị hư. Bệnh thối trái (do nấm Phytopthosa gây ra), loét thân xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, từ vườn ươm cho đến khi thu hoạch, bệnh tấn công khắp các bộ phận trên cây như thân, lá, hoa, trái non, trái già và phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa, độ ẩm cao. Bệnh phát tán mạnh từ hai nguồn chính là từ đất và từ trái ca cao bệnh. Nhiều năm gần đây, tình trạng cháy lá và sóc cắn phá trái ca cao cũng gây thiệt hại nặng nề đối với hàng ngàn hộ nông dân trồng loại cây này tại Bến Tre. Việc các cơ sở thu mua chế biến hạt yêu cầu trái ca cao phải có độ chín từ 50% trở lên cũng khiến nông dân gặp nhiều khó khăn hơn, bởi sóc tập trung cắn phá nhiều nhất từ khi trái ca cao bắt đầu già và chuyển sang chin. Từ trước tới nay, nhiều hộ trồng ca cao chủ động hái sớm để tránh tình trạng này. Gần đây, một số nông hộ trồng nhiều ca cao bắt sóc hiệu quả khiến các vườn xung quanh hưởng lây bởi sóc di chuyển rất nhiều và cắn phá rất mạnh. Mỗi chú sóc có trọng lượng trên dưới 250gram và có thể cắn phá hàng chục trái ca cao mỗi ngày, gây thiệt hại rất lớn cho nông dân nếu không có những cách ngăn ngừa hiệu quả.

233 222 210 205 88 87 79 71 60 0 50 100 150 200 250 Trái non bệnh Dịch Sâu đục thân Rệp sáp Cháy lá Chuột sóc Thối trái Bọ xít muỗi Bọ cánh cứng Số hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 48 - 54)