Kết quả phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)

Cũng như bất kỳ mô hình sản xuất nào, để đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình ca cao trồng xen thì ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính đối với các khoản đầu tư của nông dân vào vườn ca cao.

Bảng 4.3 Chi phí bình quân cho một công canh tác ca cao năm 2012

Khoản mục Giá trị (đồng/công/năm) Tỷ lệ (%)

Chi phí CCDC 78.196 4,84

Chi phí phân 343.257 21,26

Chi phí thuốc 19.440 1,20

Chi phí lao động 937.908 58,09

Chi phí khấu hao vườn cây 14.294 0,89

Chi phí khác( chi phí thu hoạch,

chi phí nhiên liệu, chi phí bán) 221.428 13,71

Tổng chi phí 1.614.523 100

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua điều tra thực tế trên 315 hộ nông dân trồng ca cao, tính đến năm 2012 tất cả vườn cây đang trong giai đoạn cho trái và đã có thu hoạch. Tính toán các khoản chi phí cũng như thu nhập dựa trên số liệu điều tra cho thấy mức chi phí bình quân đầu tư cho 1 công ca cao như hiện nay là 1.614.523 đồng/công/năm, trong đó chi phí lao động là 937.908 đồng/công/năm chiếm tỷ trọng cao nhất (58,09%), cho thấy muốn đạt được kết quả sản xuất ca cao tốt thì phải bỏ ra nhiều công chăm sóc, tỉa cành,  Hiện nay, việc trồng ca cao chủ yếu dựa vào sức lao động là chính và ít khi sử dụng đến máy móc, chủ yếu là sử dụng các công cụ thô sơ như leng, cuốc, kéo, dao… nên ngành sản xuất này tạo cho người dân địa phương có việc làm, tận dụng lao động nhàn rỗi của nông hộ. Tiếp theo là các chi phí cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ như chi phí phân là 343.257 đồng/công/năm (21,26%). Chi phí thuốc chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. Theo một số hộ nông dân cho biết là họ đang trong tiến trình tham gia chương trình Ca cao đạt chứng nhận UTZ nên họ hạn chế sử dụng thuốc, một số khác cho biết khi nào thấy xuất hiện rệp sáp, sâu đục thân,  thì mới mua thuốc về sử dụng và chi phí này rất nhỏ. Về vấn đề tưới tiêu cho ca cao, các nhà vườn cho biết hiện nay họ chủ yếu tưới vào những tháng mùa khô, ít nhất là mỗi tuần một lần và một lần khoảng 2 tiếng. Họ sử dụng máy bơm nước và lắp đặt ống nước trong vườn do đó không tốn nhiều thời gian để lấy nước từ mương rạch gần nhà tưới cho ca cao.

Do nguồn tưới chủ yếu là nước được bơm từ các mạch nước ngầm hoặc mương rạch gần nhà nên nông hộ không tốn chi phí trả cho công ty cấp thoát nước.

Một chi phí mà hầu hết mọi người nông dân trồng ca cao đều bỏ qua đó là chi phí khấu hao vườn cây. Chi phí này được tính dựa trên chi phí mua giống, chi phí làm đất ban đầu và chi phí bón lót trước khi trồng. Tất cả những chi phí này đều được khấu hao cho 25 năm (vì thời gian sinh trưởng của cây ca cao có thể kéo dài từ 25-40 năm nhưng điều tra thực tế tại vùng nghiên cứu thì vườn ca cao có tuổi cao nhất là 15 năm) và đã được quy đổi về thời điểm hiện tại với giá trị là 14.294 đồng/công/năm.

Hạn chế trong bài toán chi phí này là chưa tách bạch được chi phí chăm sóc và chi phí thu hoạch. Bởi lẽ người nông dân chưa có thói quen ghi chép và thời gian người nông dân đi thăm vườn cũng vô chừng, khó xác định. Do đó khi được hỏi về các loại chi phí này thì hầu hết người nông dân đều không thể xác định rõ ràng.

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp kết quả, hiệu quả bình quân của một công canh tác ca cao năm 2012

Khoản mục ĐVT Giá trị

Tổng chi phí Đồng/công/năm 1.614.523

Lao động gia đình Đồng/công/năm 937.908

Tổng doanh thu Đồng/công/năm 2.383.524

Năng suất Kg/công/năm 616

Giá bán Đồng/kg 3.840

Tổng lợi nhuận Đồng/công/năm 560.323

Tổng thu nhập Đồng/công/năm 1.467.082 Tỷ suất DT/CP Lần 1,476 Tỷ suất LN/CP Lần 0,347 Tỷ suất TN/CP Lần 0,909 Tỷ suất TN/DT Lần 0,616 Tỷ suất LN/CPLĐGĐ Lần 0,618

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

trung bình đạt 616 kg/công/năm với giá bán trung bình 3.840 đồng/kg, doanh thu mà mô hình mang lại là 2.383.524 đồng/công/năm. Sau khi trừ đi các khoản chi phí 1.614.523 đồng/công, mô hình thu được lợi nhuận là 560.323 đồng/công/năm. Đối với nông dân, làm nông nghiệp chủ yếu là dùng sức lao động với mục đích lấy công làm lời, tiền công lao động nhà được xem là một khoản thu nhập của người dân. Vì vậy, thu nhập thực sự mà người dân thu được từ mô hình ca cao trồng xen là 1.467.082 đồng/công/năm. Như vậy, so với năm 2011 thì năng suất và sản lượng năm 2012 giảm, từ đó làm cho thu nhập cũng như lợi nhuận thu được từ ca cao cũng giảm. Đó là lý do khiến cho người dân ngày càng lo ngại về sự biến động giá cả và có ý định không muốn đầu tư nhiều vào nghề trồng ca cao.

Các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán:

- Tỷ suất DT/CP = 1,467 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,467 đồng doanh thu.

- Tỷ suất LN/CP = 0,347 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,347 đồng lợi nhuận.

- Tỷ suất TN/CP = 0,909 lần cho biết với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,909 đồng thu nhập.

- Tỷ suất TN/DT = 0,616 lần cho biết với 1 đồng doanh thu thu được thì trong đó nhận được 0,616 đồng thu nhập.

- Tỷ suất LN/CPLĐGĐ = 0,618 lần cho biết 1 đồng công lao động gia đình thì chỉ nhận được 0,618 đồng lợi nhuận.

Qua các phân tích trên cho thấy tý suất DT/CP lớn hơn 1 nên nông hộ đã có lời. Tuy nhiên tỷ suất TN/CP, LN/CP, TN/DT và LN/CPLĐGĐ lại nhỏ hơn 1, nếu xét về mặt tài chính thì kết quả này chưa đủ thuyết phục để khẳng định trồng ca cao ở Bến Tre đạt hiệu quả. Nhưng theo tình hình thực tế tại vùng nghiên cứu thì đây cũng là một kết quả có ý nghĩa vì tại vùng nghiên cứu tỷ lệ người lao động có việc làm chỉ đạt khoảng 61% (theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Bến Tre). Mặc dù bỏ ra 1 đồng công lao động gia đình thì chỉ nhận được 0,618 đồng lợi nhuận nhưng nếu không canh tác ca cao thì cơ hội tìm được việc làm đem lại nguồn thu nhập cao hơn so với thu nhập mà trồng ca cao đem lại cũng rất khó và có thể người nông dân sẽ có rất nhiều thời gian nhàn rỗi; đó là nguy cơ tiềm ẩn của các tệ nạn xã hội. Ngược lại, nếu tham gia sản xuất ca cao thì người nông dân sẽ còn nhiều thời gian nhàn rỗi; điều này vừa giúp người nông dân tăng thu nhập mà còn góp phần ổn định tình hình xã hội tại vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 54 - 57)