Mô tả thực trạng sản xuất cacao

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 42)

3.3.3.1 Sơ lược tình hình sản xuất ca cao Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tính đến cuối năm 2013, diện tích ca cao cả nước 22.110,3 ha (chủ yếu được trồng thuần và xen canh trong vườn dừa, điều, cây ăn quả) tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và khu vực ĐBSCL.... Diện tích ca cao cho thu hoạch khoảng 11.055 ha, chiếm 50% tổng diện tích. So với năm 2012, diện tích ca cao cả nước giảm 3.589,7 ha, nguyên nhân trước hết do ca cao trồng tại một số vùng đất không thích hợp như: nhiễm mặn, thiếu nước tưới và không có điều kiện đầu tư chăm sóc… dẫn đến bị chết; diện tích ca cao chết do nhiễm mặn chủ yếu tại Bến Tre (536,4 ha). Bên cạnh đó, việc đốn bỏ cây ca cao đã xảy ra rải rác từ nhiều năm

nay do người dân thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2013, việc đốn bỏ ca cao tập trung nhiều từ tháng 5 – 8 tại các tỉnh Bến Tre, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Nông. Lý do là tại thời điểm đó giá thu mua ca cao xuống thấp, trong khi giá một số cây trồng có tính cạnh tranh cao hơn như: bưởi da xanh, cà phê, dừa. Tuy nhiên, từ tháng 9 đến nay, tình trạng đốn bỏ ca cao không còn xảy ra do giá ca cao đang lên cao 50.000-55.000 đồng/kg hạt khô lên men (khoảng 4.300-4.500 đồng/kg trái tươi) và giá bưởi da xanh, dừa, cà phê đang có xu hướng giảm. Song so với cà phê, diện tích ca cao cả nước quá khiêm tốn. Phần lớn do quỹ đất đều đã hết, hoặc phải cạnh tranh khá khốc liệt với các cây trồng khác trong khi nhu cầu của ca cao lớn, nên mục tiêu đặt ra về mở rộng diện tích ca cao theo nhiều tỉnh là khó đạt. Nhưng với cách làm đúng quy trình, kỹ thuật, khâu kiểm soát chất lượng rất tốt ngay từ ban đầu, ca cao Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển bền vững trong những năm tới.

Theo thống kê hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 30% diện tích trồng ca cao đạt yêu cầu kỹ thuật, có 40% diện tích được chăm sóc đầu tư và khoảng 30% không được chăm sóc đầu tư. Đã có 232 cơ sở thu mua sản phẩm ca cao lên men nhưng việc quản lý chất lượng ca cao chưa tốt, làm giảm chất lượng sản phẩm rất nhiều sau khi sơ chế lên men. Sản lượng hạt ca cao khô lên men năm 2013 là 6.765 tấn - tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, năng suất bình quân khoảng 6,1 tạ hạt khô lên men/ha. Ca cao Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu thô. Hiện nay, nhiều công ty thu mua ca cao như Cargill, Puratos Grand Place... đã đầu quân vào Việt Nam và tham gia vào cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường nguyên liệu. Những doanh nghiệp này không đơn thuần thu mua ca cao, họ còn tích cực hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón thông qua việc hợp tác hình thành các trung tâm phát triển ca cao (CDC).

Thông qua tình hình ca cao hiện nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2015 trồng 33.500 ha ca cao, trong đó diện tích kinh doanh 25.000 ha, năng suất bình quân 10 tạ hạt khô lên men/ha, sản lượng hạt khô lên men 25.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 60- 70triệu USD/năm.

3.3.3.2 Tình hình sản xuất ca cao Bến Tre

Những năm qua, phong trào trồng xen ca cao trong vườn dừa ở tỉnh Bến Tre được rất nhiều nông dân hưởng ứng, sản xuất ca cao tỉnh Bến Tre đã có những tiến bộ vượt bậc, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất, tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Bảng 3.4 Số liệu ca cao trồng xen vườn dừa tại Bến Tre giai đoạn 2005-2013

Năm ĐVT 2005 2009 2010 2011 2012 2013

Diện tích gieo trồng Ha 1.183 5.493 6.333 7.478 8.243 6.835 Diện tích thu hoạch Ha 36 2.259 2.615 3.355 4.144 3.693 Sản lượng Tấn 176 17.633 21.636 26.939 29.987 27.823

Năng suất Tấn/ha 4,89 7,81 8,27 8,03 7,24 7,53

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre 2014

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng diện tích gieo trồng ca cao xen dừa toàn tỉnh tăng liên tục từ 2005 đến 2012, từ 1.183 tăng đến 8.243 ha năm với mức tăng tuyệt đối là 7.060 ha. Diện tích ca cao tăng nhanh là do ACDI/VOCA triển khai thực hiện dự án Success Alliance năm 2004, đồng thời đến năm 2007 UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt Dự án 10.000 ha ca cao phục vụ xuất khẩu đến năm 2010. Khi tham gia dự án người nông dân sẽ được hỗ trợ giá cây giống cũng như hỗ trợ kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn khuyến nông định kỳ, bên cạnh đó giá ca cao hiện thời lên đến 5.000-6.000 đồng/kg trái tươi càng làm tăng thêm giá trị kinh tế là động lực khiến nông dân đầu tư trồng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tổng diện tích gieo trồng từ năm 2012 đến năm 2013 sụt giảm rõ rệt từ 8.243 ha năm 2012 giảm chỉ còn 6.835 ha vào năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm mạnh và đột ngột về diện tích trồng ca cao là do giá mua ca cao trong thời gian này xuống thấp (chỉ khoảng 3.000 đồng/kg trái tươi), trong khi đó giá bưởi da xanh tăng lên rất cao (hơn 60.000 đồng/kg) nên một số hộ dân đốn bỏ ca cao hàng loạt để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác; Ngoài ra, một số nơi ca cao trồng xen trong vườn nhãn (Châu Thành, Bình Đại) vào năm 2006, hiện nay nhãn lớn và đang có giá nên dân ưu tiên giữ lại cây nhãn trong vườn, loại bỏ ca cao. Hơn nữa, nhiều hộ nuôi tôm thẻ ngay trong khu vực trồng ca cao đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển ca cao, thậm chí gây chết do nhiễm mặn nên nông dân cũng loại bỏ diện tích ca cao đã trồng trước đây tại các xã Phú Vang, Vang Quới Đông (Bình Đại). Một lý do nữa khiến diện tích ca cao của Bến Tre giảm là do ảnh hưởng của hạn hán. Theo Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Bến Tre, trong số gần 2.000 héc ta bị chặt bỏ, có khoảng 500 héc ta bị chết do gặp nước mặn vào mùa khô. Cụ thể, số ca cao bị đốn bỏ tính đến đầu tháng 7 năm 2013 là 1.944 ha, chiếm 23,58% diện tích này vào năm 2012. Hiện diện tích ca cao chết do mặn nhiều nhất ở Giồng Trôm. Mặt khác, sự phát triển mạnh của những loài gặm nhấm như chuột, sóc… làm cho sản lượng ca cao giảm nên người dân cũng chặt bỏ. Bên cạnh đó, mùa mưa nhiều cây ca cao bị rụng trái, mầm hạt ca cao mọc ngay trong trái khi chuẩn bị thu hoạch.

Hiện nay, một số địa phương đang đăng ký diện tích trồng mới thêm, việc đốn ca cao hàng loạt không còn diễn ra. Số lượng cây ca cao giống nông dân đăng ký trồng mới là hơn 40.000 cây, tương đương 80 ha. Nguyên nhân là từ khoảng cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 giá ca cao đang dần hồi phục mang lại tín hiệu khả quan và hồi phục niềm tin của nông dân vào loại cây công nghiệp triển vọng này. Cụ thể, ca cao hạt khô đạt chứng nhận UTZ giá khoảng 55.000 đồng/kg hạt khô, giá ca cao thường khoảng 52.000 đồng/kg hạt khô (giá trái tươi 4.200-4.700đ/kg), tăng hơn so với tháng 6-2013 khoảng 30%, dự báo giá sắp tới sẽ ổn định và có xu hướng tăng.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre 2014

Hình 3.2 Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch ca cao Bến Tre giai đoạn 2005-2013

Qua đồ thị trên, ta thấy diễn biến về diện tích gieo trồng ca cao cũng có sự thay đổi về qui mô giống như tình hình diện tích thu hoạch. Giai đoạn 2005-2012 diện tích thu hoạch ca cao tăng liên tục từ con số 36 ha tăng đến 4.144 ha và đến năm 2013 giảm chỉ còn 3.693 ha do thuộc những diện tích bị đốn bỏ trong thời kỳ biến động giảm mạnh về giá ca cao. Thế nhưng những tỷ trọng diện tích thu hoạch trong tổng diện tích gieo trồng vẫn tăng điều đặn qua các năm, từ chỉ 3% ở năm 2005 tăng đến 54,0% ở năm 2013. Xét giai đoạn 2012-2013, mặt dù diện tích thu hoạch có giảm so với năm trước nhưng tỷ

(ha) 1183 36 (3,0%) 5493 2259 (41,1%) 6333 2615 (41,3%) 7478 3355 (44,9%) 8243 4144 (50,3%) 6835 3693 (54,0%) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2005 2009 2010 2011 2012 2013

trọng vẫn tăng từ 50,3% (năm 2012) đến 54,0% (năm 2013), nguyên nhân chủ yếu do tốc độ giảm diện tích gieo trồng chậm hơn so với tốc độ giảm diện tích thu hoạch. Sự gia tăng về diện tích thu hoạch giai đoạn 2005 - 2012 làm cho sản lượng thu hoạch ca cao tăng liên tục và giảm tại năm 2013 do sự giảm diện tích thu hoạch. Sản lượng thấp nhất là 176 tấn quả tươi năm 2005 và sản lượng đạt được cao nhất là 29.987 tấn quả tươi năm 2012.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bến Tre 2014

Hình 3.3 Năng suất ca cao Bến Tre giai đoạn 2005-2013

Căn cứ hình 3.3 ta có thể thấy năng suất ca cao nhìn chung tương đối ổn định ở mức cao kể từ năm 2009 đến nay. Không giống với diễn biến tăng giảm của diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng ca cao, năng suất ca cao giai đoạn 2005-2013 lại có chuyển biến khác biệt, sự tăng hay giảm của năng suất không đi theo sự tăng hay giảm của diện tích và sản lượng. Như đã phân tích ở phần trên, diện tích thu hoạch và sản lượng ca cao giai đoạn 2005-2012 tăng liên tục và giảm nhẹ năm 2013, thế nhưng năng suất ca cao chỉ tăng từ 4,89 tấn/ha năm 2005 lên 8,27 tấn/ha năm 2011, từ năm 2011 đến năm 2012 sản lượng không tiếp tục tăng nữa mà giảm chỉ còn 7,24tấn/ha và bất ngờ tăng lên 7,53 tấn/ha năm 2013 trong khi hai chỉ tiêu liên quan điều giảm. Nguyên nhân gây ra sự không hợp lý này chủ yếu có thể được giải thích bởi tốc độ tăng/giảm của diện tích thu hoạch không đồng điều với tốc độ tăng/giảm của sản lượng, mà nguyên nhân sâu xa hơn là do quá trình canh tác ca cao không ổn định của nông dân, gia tăng diện tích trồng nhưng không kiểm soát được tốt các yếu tố làm ảnh hưởng năng suất.

4.89 7.81 8.27 8.03 7.24 7.53 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2005 2009 2010 2011 2012 2013

Ở tỉnh Bến Tre cây ca cao trồng xen trong vườn dừa phát triển mạnh ở các huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Diện tích trồng ca cao xen dừa phân theo huyện tại Bến Tre giai đoạn 2005-2012 Huyện 2005 2009 2010 2011 2012 Thành phố Bến Tre - 150 190 254 295 Châu Thành 1.013 2.330 2.452 2.583 2.780 Chợ Lách - 1 4 4 3 Mỏ Cày Nam 48 814 887 1.128 1.385 Mỏ Cày Bắc 48 866 954 1.277 1.437 Giồng Trôm 117 1.175 1.563 1.821 1.716 Bình Đại 4 71 156 224 331 Ba Tri 1 45 60 96 185 Thạnh Phú - 41 67 91 111 TỔNG SỐ 1.183 5.493 6.333 7.478 8.243

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2013

Vì vậy, sản lượng thu hoạch của các Huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm cũng cao hơn gấp nhiều lần so với các huyện còn lại.

Bảng 3.6: Sản lượng ca cao trái tươi Bến Tre giai đoạn 2005-2012

Huyện 2005 2009 2010 2011 2012 Thành phố Bến Tre - 4 91 297 605 Châu Thành 176 12.053 13.734 15.285 15.430 Chợ Lách - - 2 2 6 Mỏ Cày Nam - 524 1.050 2.232 4.042 Mỏ Cày Bắc - 671 1.310 1.740 2.924 Giồng Trôm - 4.238 5.209 6.970 6.300 Bình Đại - 95 141 192 385 Ba Tri - 45 72 144 145 Thạnh Phú - 3 27 77 150 TỔNG SỐ 176 17.633 21.636 26.939 29.987

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO CỦA TỈNH BẾN TRE

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO

4.1.1 Tình hình cơ bản của nông hộ tham gia sản xuất ca cao Bảng 4.1: Thông tin cơ bản của nông hộ tham gia trồng ca cao Bảng 4.1: Thông tin cơ bản của nông hộ tham gia trồng ca cao

TT Chỉ tiêu Bình quân Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Cao nhất 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam 86,35 - - -

2 Tuổi trung bình của chủ hộ 54,35 10,17 25 85

3 Số nhân khẩu bình quân/hộ

(người) 4,52 1,53 1 12

4 Số lao động tham gia trồng ca

cao (người) 1,71 0,72 1 5

5 Sô năm đi học bình quân của

chủ hộ (năm) 7,82 3,02 0 1

6 Sô năm kinh nghiệm trồng ca

cao (năm) 5,96 2,03 2 15

7 Diện tích đất nông nghiệp

(công) 8,16 4,82 1 36

8 Diện tích canh tác ca cao

(công) 5,85 3,31 1 22

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua những thông tin cơ bản của nông hộ ở vùng nghiên cứu cung cấp cùng với kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chủ hộ trồng ca cao có giới tính là nam (272/315 hộ) chiếm khá cao (86,35%). Tuổi chủ hộ trung bình là 54,35 tuổi, nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Trình độ học vấn trung bình của các hộ sản xuất ca cao tương đối thấp 8/12, đây là một yếu tố bất lợi trong việc cập nhật và áp dụng những thông tin khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất ca cao. Bên cạnh đó, do độ tuổi trung bình khá cao nên phần lớn người dân canh tác dựa vào kinh nghiệm vốn có lâu năm của mình nên chưa đạt hiệu quả cao. Số nhân khẩu trung bình/hộ trong vùng nghiên cứu là khoảng 5 người, trong đó số lao động tham gia trồng ca cao là 2. Thông qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy, hộ có kinh nghiệm trồng ca cao lớn nhất là 15 năm và thấp nhất là 2 năm. Số năm kinh nghiệm trồng ca cao của nông hộ ở vùng nghiên cứu tính đến năm 2012 bình quân là 5,96 năm. Tỷ lệ nông hộ có kinh nghiệm sản xuất ca cao từ 5 năm trở lên là khá lớn (70,38%) và nông hộ có từ 10 năm trở lên kinh nghiệm sản xuất ca cao ở tỷ lệ 4,78%, điều này cho thấy những hộ sản xuất ca cao trong vùng nghiên cứu chỉ mới tiếp nhận cây ca cao trong những

năm gần đây khi mà các dự án ca cao được triển khai.

Bên cạnh yếu tố lao động thì đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp bình quân là 8,16 công và diện tích canh tác ca cao bình quân là 5,85 công, chiếm trên 70% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, 96,52% hộ nông dân chọn hình thức trồng xen trong vườn dừa lâu năm hoặc các loại cây ăn trái khác như nhãn, măng cụt,  nhưng số lượng rất nhỏ, và có 3,48% hộ trồng chuyên canh ca cao tập trung ở huyện Châu Thành. Theo nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, cây ca cao là loại cây ưa bóng mát và vườn dừa ở Bến Tre là điều kiện tự nhiên lý tưởng nhất, do đó các mô hình trồng cây ca cao xen với các loại cây trồng khác, nhất là cây dừa như ở tỉnh Bến Tre hiệu quả rất cao. Đây là mô hình có giá trị cộng hưởng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tiết kiệm đất cần được nhân rộng ra phạm vi cả nước. Tuy nhiên, diện tích còn ít, hộ có diện tích trồng chuyên canh lớn nhất trong tổng mẫu cũng chỉ có 13 công, vẫn còn rất ít so với các vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Với quy mô diện tích này thì người dân khó có thể nâng cao thu nhập bằng tính kinh tế nhờ quy mô.

Bảng 4.2: Lý do tham gia sản xuất ca cao của hộ trong vùng nghiên cứu

Nguyên nhân tham gia Tần số Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Tăng thu nhập 269 86 2

Dễ trồng, dễ chăm sóc 280 89 1

Chi phi thấp 131 42 4

Dự án phát động 87 28 6

Dễ tiêu thụ 136 43 3

Năng suất cao 98 31 5

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua kết quả khảo sát điều tra và phân tích đánh giá xếp hạng, ta nhận thấy lý do chính mà nông hộ tham gia trồng ca cao đó là cây ca cao dễ trồng, dễ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 42)