Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cacao của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 57)

CAO CỦA TỈNH BẾN TRE

Mô hình nghiên cứu:

LnNangSuat = ß0+ ß1LnDienTich + ß2LnMatDo +ß3LnLuongNPK + ß4LnNgayCong + ß5LnTuoi + ß6LnKinhNghiem + ß7LnDiHoc

Trong đó:

- Biến phụ thuộc là NangSuat. Năng suất sẽ được tính trên 1 công đất

canh tác để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất. Đơn vị tính là kg/công/năm. Cách tính: Năng suất = sản lượng/diện tích ca cao.

- Các biến độc lập:

(1) X1 = DienTich: Diện tích canh tác ca cao của hộ (công). (2) X2 = MatDo: Mật độ trồng ca cao (cây/công).

(3) X3 = LuongNPK: Lượng phân NPK trung bình bón cho ca cao trên 1 công dất canh tác (kg/công/năm).

(4) X4 = NgayCong: Tổng số ngày công bình quân trên 1 công dất canh tác (ngày/công/năm).

(5) X5 = Tuoi: Tuổi của người trồng chính trong gia đình (năm).

(6) X6 = KinhNghiem: Tổng số năm kinh nghiệm trồng ca cao của chủ hộ (năm) .

(7) X7=DiHoc: Số năm đi học của chủ hộ (năm).

- Các biến giả:

(1) D1=GioiTinh: Giới tính của chủ hộ, với 0=Nam, 1=Nữ.

(2) D2=TapHuan: Có tham gia tập huấn kỹ thuật, với 0=Không, 1=Có. 4.2.1 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan

Sau khi kiểm định Durbin Watson, ta nhận được giá trị kiểm định là 1,703 có thể kết luận rằng không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu.

4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa công tuyến

Bảng 4.5 Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Chỉ tiêu VIF Ghi chú

LnDienTich 1,330 Không có đa cộng tuyến

LnMatDo 1,378 Không có đa cộng tuyến

LnLuongNPK 1,250 Không có đa cộng tuyến

LnNgayCong 1,276 Không có đa cộng tuyến

LnTuoi 1,117 Không có đa cộng tuyến

LnKinhNghiem 1,162 Không có đa cộng tuyến

LnDiHoc 1,116 Không có đa cộng tuyến

GioiTinh 1,075 Không có đa cộng tuyến

TapHuan 1,078 Không có đa cộng tuyến

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra tháng 12/2013, tháng 1/2014

Qua bảng trên cho thấy tất cả các biến độc lập trong mô hình đều thỏa điều kiện không có hiện tượng đa công tuyến, tức là không xảy ra hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số.

4.2.3 Kết quả ước lượng

Bảng 4.6 Kết quả ươc lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas

Chỉ tiêu Hệ số ß t Sig. Ghi chú

Constant 4,500 6,065 0,000 LnDienTich -0,446 -6,964 0,000 Có ý nghĩa LnMatDo 0,419 5,030 0,000 Có ý nghĩa LnLuongNPK 0,052 1,817 0,070 Có ý nghĩa LnNgayCong 0,370 6,968 0,000 Có ý nghĩa LnTuoi -,382 -2,381 0,018 Có ý nghĩa LnKinhNghiem 0,408 4,462 0,000 Có ý nghĩa

LnDiHoc -0,038 -0,541 0,589 Không có ý nghĩa

GioiTinh 0,056 0,621 0,535 Không có ý nghĩa

TapHuan 0,260 2,122 0,035 Có ý nghĩa R2 = 0,442 R2 điều chỉnh = 0,425 F = 26,752 Sig. = 0,000 d = 1,703

Từ những kết quả tính toán trên, ta có thể viết được phương trình rút gọn mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập được chọn với biến phụ thuộc trong mô hình. Phương trình:

LnNangSuat = 4,500 – 0,446LnDienTich + 0,419LnMatDo + 0,052LnLuongNPK +0,370LnNgayCong -0,382LnTuoi + 0,408LnKinhNghiem

R2 = 44,2% và R2 điều chỉnh = 42,5% cho biết mức độ phù hợp của mô hình đối với mẫu quan sát là 44,2% và đối với tổng thể nghiên cứu là 42,5%. Nghĩa là, 44,2% sự thay đổi của năng suất trong mô hình được giải thích bởi sự thay đổi của các biến độc lập trong mô hình, còn lại 55,8% sự thay đổi của năng suất được giải thích bởi các biến không đưa vào mô hình.

Giá trị F = 26,752 tương ứng với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 trong phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy mô hình này có thể phù hợp với tổng thể nghiên tứu. Vì vậy, khi giải quyết được các vấn đề phân tích của mẫu quan sát thì ta có thể kết luận chung cho tổng thể nghiên cứu.

Trong kết quả xử lý mô hình có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là các biến: diện tích trồng (X1), mật độ trồng (X2), lượng phân bón (X3), tổng ngày lao động (X4) và tuổi người trồng chính (X5), số năm kinh nghiệm (X6) và 1 biến giả có ý nghĩa là biến có tham gia tập huấn (D2). Các biến không có ý nghĩa trong mô hình là biến: số năm đi học (X7), giới tính của người trồng chính (D1).

Điều đó cho thấy sự tác động của các biến độc lập này đối với năng suất ca cao của mô hình như sau:

- Diện tích trồng:. Hệ số của biến diện tích trồng (1 = -0,446) có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy 99%, nghĩa là khi diện tích trồng tăng lên 1% thì năng suất giảm 0,446% trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Hệ số kỳ vọng mang dấu dương nhưng kết quả thực tế cho thấy hệ số mang dấu âm bời vì tốc độ tăng/giảm của diện tích thu hoạch không đồng điều với tốc độ tăng/giảm của sản lượng, mà nguyên nhân sâu xa hơn là do quá trình canh tác ca cao không ổn định của nông dân, gia tăng diện tích trồng nhưng

không kiểm soát được tốt các yếu tố làm năng suất giảm.

- Mật độ trồng: Hệ số của biến mật độ trồng (2 = 0,419) có ý nghĩa thống

kê với độ tin cậy 99%, nghĩa là khi số cây được trồng trên 1 công đất tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,419 % trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Hệ số kỳ vọng mang dấu âm nhưng kết quả thực tế cho thấy hệ số mang dấu dương bời vì so với mật độ được khuyến cáo là từ 40 đến 70 cây

(3)

ca cao trên 1 công đất trồng xen thì mật độ mà nông dân trồng chưa đạt cực đại, vẫn còn có thể tăng thêm được.

- Lượng phân bón: Hệ số của biến lượng phân bón (3 = 0,052) có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy 90%, nghĩa là khi lượng phân NPK trên 1 công đất tăng lên 1% thì năng suất tăng lên 0,052 % trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Thực tế cho thấy lượng phân bón mà nông hộ bón vẫn chưa đủ nên khi nông hộ bón càng nhiều thì càng cho năng suất cao, nhưng cần

chú ý đến tính hiệu quả về mặt chi phí.

- Ngày công: Số ngày công trồng ca cao tỷ lệ thuận với năng suất, nghĩa là

số ngày công tăng thêm 1% thì năng suất tăng thêm 0,370% trong điều kiện các nhân tố khác trong mô hình không thay đổi. Nghĩa là khi số ngày công dành cho ca cao của hộ vẫn chưa nhiều nên khi nông hộ dành thời gian càng nhiều với

việc bón phân, chăm sóc nhiều hơn thì sẽ mang lại năng suất cao hơn.

- Tuổi: Số tuổi của người trồng ca cao tỷ lệ nghịch với năng suất, nghĩa là

khi tuổi của người trồng tăng thêm 1%với các yếu tố khác không đổi trong mô hình thì năng suất sẽ giảm đi 0,382%. Có nghĩa là số tuổi càng cao thì trồng ca cao đạt năng suất càng thấp, vì càng lớn tuổi khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật càng bị hạn chế, do trồng ca cao muốn đạt năng suất cao cần phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách thành thục mới đạt kết quả cao.

- Số năm kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm trồng ca cao tỷ lệ thuận với

năng suất, nghĩa là khi kinh nghiệm trồng ca cao của hộ tăng thêm 1% với các yếu tố khác không đổi trong mô hình thì năng suất sẽ tăng thêm 0,408%. Bởi ca cao là loại cây trồng mới nên nông hộ chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy số năm kinh nghiệm trồng ca cao của hộ càng nhiều thì sẽ giúp cho hộ làm tốt các khâu làm đất, bón phân, chăm sóc, quyết định thời điểm xuống giống, ... do đó sẽ mang lại năng suất cao hơn.

- Biến giả có tham gia tập huấn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%,

có nghĩa là việc tham gia các lớp tập huấn khuyến nông của chủ hộ đều có ảnh hưởng đến năng suất của ca cao. Tập huấn khuyến nông là một hình thức trợ giúp người nông dân của các đoàn cấp trên, vì thế nếu tham gia gia càng nhiều các lớp tập huấn thì nông dân sẽ được trang bị kiến thức mới về quy trình chăm sóc, bón phân, làm đất, tiêu diệt sâu hại, ... từ đó góp phần làm tăng năng suất.

(3)

4.3 TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE TRÌNH SẢN XUẤT CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

4.3.1 Thuận lợi

- Hiện nay nhu cầu hạt ca cao trên thế giới rất lớn. Sản phẩm ca cao có nhiều giá trị không chỉ được xem là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp mà còn có tác dụng chữa bệnh, cần thiết cho sức khỏe con người.

- So với các địa phương trong cả nước, việc trồng ca cao ở Bến Tre có đặc thù riêng, đó là hầu hết được trồng xen trong vườn dừa. Việc trồng ca cao xen trong vườn dừa ở Bến Tre hiện nay có sức thu hút, hấp dẫn đặc biệt; luôn được quan tậm sâu sắc của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh; được xem như một trong những biểu thị của sự thành công trong việc đa dạng hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Hiêụ quả của mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa ngày càng được khẳng điṇh, nhiều nơi nguồn thu từ ca cao đã giúp nông dân nâng cao thu nhâp ro ̣ ̃ rêṭ, cải thiện kinh tế vườn dừa. Trồng ca cao xen trong vườn dừa không những góp phần đảm bảo về mặt kinh tế xã hội môi trườg mà còn thể hiện khả năng an toàn hơn của một mô hình sản xuất phù hợp trước những tác động xấu của biến đổi khí hậu so với một số cây trồng khác. Nhiều hộ nông dân tâm huyết với việc canh tác ca cao, không chỉ đầu tư vốn mà còn tìm hiểu và tự nghiên cứu kỹ thuật trồng ca cao để đạt hiệu quả cao hơn.

- Cây ca cao Bến Tre đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ. Dự án ca cao chứng nhận UTZ được mở rộng trên các vùng trồng ca cao trọng điểm trong Tỉnh , với mục tiêu là áp dụng thực hành nông nghiêp ̣tốt và liên kết hợp tác chặt chẽ giữa bốn nhà trong quá trình sản xuất, tiêu thu ̣ sản phẩm đã tác động tích cực đến nhận thức người sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ ca cao. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty thu mua ca cao trái tươi, ca cao lên men hình thành chuỗi thu mua đến tận các xã rất thuận tiện cho khâu tiêu thụ sản phẩm.

4.3.2 Khó khăn

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nắng hạn và xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng phức tạp, gay gắt. Ở một số địa phương, cây ca cao bị chết do nước mặn gây hoang mang nông dân trồng ca cao, mặt khác vườn dừa có mật độ̣ qua ́dày nên không thuận lợi cho viêc ̣bố trí trồng xen. Một số nơi, do thổ nhưỡng, đất đai bị phèn, nguồn nước thường nhiễm mặn, trồng ca cao phát triển chậm nên cây ca cao chưa đươc chú trọng như các loại cây trồng xen khác.

-Việc phát triển quy mô lớn và thâm canh luôn là điều kiện phát sinh, phát triển các loại dịch hại, kể cả trên ca cao và cây dừa.

- Nhiều nông hộ sản xuất chưa nắm bắt tốt kỹ thuật sơ chế, bảo quản nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng, giảm giá trị, gây thất thoát.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ tham gia dự án còn nhiều hạn chế do đặc tính công việc phải giữ nhiều nhiệm vụ. Ngoài ra, khi giao cây giống cho nông dân, cán bộ không nói rõ tên của các loại cây giống gây ra tình trạng nhiều nông dân không biết vườn ca cao của hộ mình đang trồng là thuộc dòng mấy. Một số nông dân nhận biết và phân loại dựa theo màu sắc của trái khi chín rồi đem so sánh với các thông tin trên sách báo.

- Việc thiếu lao động ở nông thôn, thiếu nông dân am hiểu kỹ thuật trồng cây ca cao, biết áp dụng kỹ thuật và đầu tư của nhiều nông hộ chưa đồng bộ nên ca cao chậm phát triển, khó cho trái. Tuy nhiên, nhiều hộ dù đã được hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nhưng ít chịu áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ít đầu tư chăm sóc vào sản xuất do thiếu lao động , thuê mướn thì không lãi vì thường chỉ thuê mướn theo thời vụ và hiện nay người lao động tại vùng nghiên cứu đang có xu hướng làm việc tại các khu công nghiệp ở thành phố lớn, viêc nạ ̀y cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng , môi trường canh tác chung , xu thế phát triển sản xuất. - Tập quán canh tác với quy mô nhỏ, nông dân chưa quen với sự hợp tác, liên kết hoạt động theo nội quy CLB, tính tuân thủ áp dụng kỹ thuật mới chưa nghiêm, đầu tư hạn chếđã làm cho việc học tập và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất chưa triệt để.

- Truyền thống của nông dân vùng sông nước: đa dạng sản xuất trong vườn, nhà gắn với vườn, chưa có thói quen ghi chép trong quá trình sản xuất đã làm cho việc thay đổi hành vi để sản xuất chuyên nghiệp và bảo vệ môi trường chưa được đồng loạt đều khắp. Từ đó, dự án đã phải mất nhiều thời gian chờ đợi, thuyết phục.

- Kỹ năng đọc viết/ghi chép kém của đa số nông dân nghèo trong CLB đã làm cho họ bị hạn chế trong việc hình thành thói quen lập kế hoạch sản xuất, dự toán đầu tư - hiệu quả kinh tế Từ đó, các CLB rất khó thuyết phục các thành viên sản xuất có hạch toán dẫn đến việc nông dân chăm sóc vườn ca cao chưa được đầy đủ, đúng mức, năng suất còn chưa đạt so với tiềm năng.

- Giá cả của ca cao trái tươi cũng như đã qua sơ chế có nhiều biến động gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhiều nông hộ trồng ca cao. Bên cạnh đó, gần đây giá một số loại nông sản khác như bưởi da xanh đang tăng lên góp phần làm cho tình hình sản xuất ca cao xấu đi vì nông hộ có ý định chặt bỏ ca cao để trồng bưởi da xanh, mặc dù ca cao đang trong giai đoạn cho trái.

có lợi về giá cho nông dân vào một số thời điểm nhưng dễ làm cho nông dân thành thói quen lơ là về mặt kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, giá cả thị trường hiện tại của ca cao UTZ lại chưa hấp dẫn lắm đối với từng nông dân Dự án vì đa số họ có rất ít đất, khác với trường hợp ở Đông Nam Bộ hay Tây Nguyên.

4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO Ở TỈNH BẾN TRE

- Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc những giống ca cao mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện canh tác trong Tỉnh. Đặc biệt chú ý những giống ca cao có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi (hạn, nhiễm mặn, sâu bệnh...).

- Trong các loại chi phí sản xuất thì chi phí bón phân và chi phí lao động chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, do đó cần tìm cách để điều tiết 2 loại chi phí này.

+ Đối với chi phí bón phân thì cần áp dụng các phương pháp bón phân hợp lý, tránh tình trạng lãng phí mà không mang lại hiệu quả, nếu trong trường hợp vườn ca cao đã phát triển mạnh rồi thì không nên bón quá nhiều phân mà cần giảm lượng phân để tránh làm cho cây bị "bội thực" phân bón. Do đó, nông dân cần tìm hiểu kỹ các hướng dẫn kỹ thuật bón phân đúng liều lượng. Tận dụng những nguồn sẵn có để hạn chế đầu vào cho sản xuất, tận dụng các nguồn phân hữu cơ từ thực vật và vỏ của trái ca cao.

+ Đối với chi phí lao động có thể giảm thiểu bằng các phương pháp phân bổ lao động cho hợp lý, tránh tình trạng sử dụng lao động lãng phí. Tận dụng triệt để các lao động gia đình, hạn chế thuê mướn lao động.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và hoạt động Khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức - kỹ năng cho người sản xuất từ khâu chọn giống, chăm sóc, sơ chế, bảo quản, tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của tỉnh bến tre (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)