Ẩm độ và lượng mưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 49 - 51)

Ẩm độ không khí và ẩm độđất có ý nghĩa rất quan trọng tới đời sống của cây ngô, tuy nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về độ ẩm cũng khác nhau. Giai đoạn mọc mầm đến 3 lá cây ngô yêu cầu độ ẩm là 50 - 60%, giai đoạn trước trỗ cờ - tung phấn, phun râu từ 10 -15 ngày đến chín sữa độẩm đất thích hợp lúc này là 75 - 80% đây là giai đoàn khủng hoảng nhất về nước các giai đoạn khác yêu cầu ẩm độ thấp hơn.

Số liệu theo dõi ở bảng 3.1 cho thấy: Trong thời gian thí nghiệm đối với cả vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015, ẩm độ không khí dao dộng từ 73,0% đến 88% khá thích hợp cho các giống ngô sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên ẩm độ

không khí cao trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của ngô.

Lượng mưa có liên quan mật thiết tới năng suất, chất lượng sản phẩm nếu thiếu nước ở giai đoạn cây con, giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, giai đoạn vào chắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất, chất lượng sản phẩm. Nếu thiếu nước trầm trọng có thể dẫn đến thất thu, ngược lại lượng mưa quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏđến năng suất đặc biệt ở giai đoạn trỗ cờ, tung phấn.

Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hút nước khỏe và nhiều hơn so với các loại cây trồng cạn khác. Không những vậy, cây ngô còn có khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Một cây ngô trong vòng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. Một ha ngô cần một lượng nước từ 3000 - 4000m3 tương đương với lượng mưa từ 300-400 mm được phân bố đều trong suốt vụ, nhu cầu về nước còn thay đổi tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây. Theo Wolfe (1927) thời kỳđầu hạt ngô cần hút một lượng nước bằng 40-44% trọng lượng hạt ban đầu và hạt ngô mọc nhanh nhất khi ẩm độđất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng, hạt không nảy mầm khi độ ẩm đất bằng 10% sức chứa tối đa đổng ruộng, khi độẩm đất đạt 100% thì sự này mầm chậm do sự thiếu oxy.

Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ Thu đông 2014, lượng mưa ở các tháng có sự chênh lệch lớn. Tháng 8 có lượng mưa cao nhất là 516,3 mm, khó khăn cho việc làm đất và gieo trồng, tuy nhiên lượng mưa này phù hợp với sự phát triển của cây con. Tháng 9 là giai đoạn cây ngô bước vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu, giai đoạn này cần nhiều nước, lượng mưa đạt 245,2 mm và 136 mm rất thuận lợi cho cây ngô, giúp phần làm tăng năng suất của ngô. Tháng 12 có lượng mưa thấp nhất là 11,1 mm, thuận lợi cho quá trình chín của ngô.

Vụ Xuân hè 2015, lượng mưa tăng dần theo các tháng. Từ tháng 4, tháng 5 lượng mưa tăng dần thuận lợi cho giai đoạn cây sinh trưởng mạnh và xoáy nõn. Tháng 6 có lượng mưa khá cao đạt 287,9 mm, ngô bắt đầu trỗ cờ tung phấn không thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh. Tháng 7 ngô chín và thu hoạch ngô lượng mưa trong tháng 7 khá lớn đạt 457 mm không thuận lợi cho thu hoạch..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)