Theo Tomob, để chọn tạo giống ngô nếp người ta dùng vật liệu ban đầu từ các giống ngô nếp địa phương của Trung Quốc, ngô nếp Cracnoda hoặc nguồn ngô nếp đột biến tự nhiên hay đột biến nhân tạo như là donor. Từ nguồn vật liệu chọn lọc ban đầu, thông qua tự phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc tính nông học khác để tạo dòng nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn ngô thường thì người ta cho lai ngô nếp và ngô thường với nhau sau đó tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân tích hạt phấn qua phản ứng với dung dịch Kl. Bằng cách này người ta đã tạo ra khá nhiều dòng và giống nếp lai mới, chúng được trồng cách ly với các loại ngô khác (Tomob, 1984)[43].
Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được trồng ở miền trung Illinois và Indian, phía bắc của lowa, phía nam của Minnesota và Nebraska (Us. Grains Council, 2001)[44]. Diện tích ngô nếp của Mỹ hàng năm khoảng 290.000 ha. Hầu hết diện tích này được trồng là nếp vàng, gần đây có một số diện tích nhỏ được trồng bằng nếp trắng. Theo Alexander and Creech, mặc dầu đã trải qua một thời gian khá dài nhưng vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong việc tạo các dòng ngô nếp thương mại (Sprague, G.F.và cs., 1955)[41]. Ở bang Ohio việc chọn giống lai của những dạng ngô đặc biệt là rất phức tạp vì thiếu những dạng ngô để
làm đối chứng. Cả 2 dạng ngô lai có hàm lượng lizin và dầu cao, tiềm năng năng suất hạt của những giống lai đặc biệt này nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ. Những giống ngô nếp lai mới đã được báo cáo là có khả năng cạnh tranh hơn với giống răng ngựa về năng suất. Theo Thomposon, năng suất của ngô có hàm lượng amyloza cao biến động tùy thuộc vào đất trồng nhưng trung bình cũng đạt từ 65 - 75% so với ngô tẻ thường (Peter Thomposon, 2005)[40]. Ngô nếp có thể cho năng suất thấp hơn ở điều kiện thời tiết bất thuận. Theo thông báo cuả trường Đại học lllinnois gần đây đã có một số giống nếp lai điển hình cho năng suất cao hơn những giống ngô lai thông thường (College of AgricuIture of Illinois, 2003)[29].
Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh - T9/2005, Trung quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ví dụ: Giống nếp lai đơn màu trắng JYF101 cho năng suất trung bình 150 tạ bắp tươi/ha; giống nếp lai đơn màu tím Jingkenou 218, năng suất khoảng 120 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp trắng Jingkenou 2000 năng suất trung bình trên 130 tạ bắp tươi /ha; giống ngô nếp lai đơn tím trắng Jingtianzihuanuo và giống ngô nếp trắng lai đơn yahajin 2006, cho năng suất với 200 tạ bắp tươi/ha...(Bijing Maize Reseach Center, 2005)[28].
Theo Kyung - Joo Park (Kyung - Joo Park, 2001)[38], ở Hàn Quốc một số tỉnh người ta trồng ngô nếp bán bắp tươi thu được 7925 USD/ha, sau đó trồng bắp cải, tổng thu nhập trên 16.228 USD/ha. Nếu thu hoạch vào cuối tháng 6, bán được 0,39 USD/bắp, còn và giữa tháng 7 đến 0,47 USD/ bắp, còn những bắp chất lượng thấp người ta bán cho khách du lịch một túi 3 bắp với 1,18 USD. Cũng theo tài liệu trên vào năm 1996 1 kg giống TPTD Chalok N0.1 được bán với giá 6,23 USD, trong khi đó giống ngô nếp lai Daehakchal do đại học Choongram cung cấp có giá 45,01 USD/kg. Cũng theo Kyung - Joo Park tại tỉnh chonbuk có hợp tác xã đã xây dựng một kho lạnh bảo quản được 1,5 triệu bắp ngô tươi một năm.
Ngô nếp được sử dụng làm lương thực và thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Nó có giá trị dinh dưỡng cao, bởi tinh bột của nó có cấu trúc đặc biệt, dễ hấp thụ hơn so với tinh bột của ngô tẻ. Có khá nhiều báo cáo về những kết quả đạt được trong chăn nuôi cho cả động vật thường
và động vật nhai lại (Fergason, 1994)[31]. Một số thử nghiệm ở Mỹđã chỉ ra rằng, bò đực non lớn nhanh hơn khi được nuôi bằng ngô nếp (US. Grains Council) [44]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trên là do trong ngô nếp có hàm lượng các axitamin không thay thế như lizin và triptophan cao (Grawood, 1972; Jemes L. Brewbaker, 1998)[33].
Ngô nếp được dùng vào các mục đích khác nhau: ăn tươi, đóng hộp,chế biến tinh bột v.v ...Nhìn chung, có 2 cách sử dụng chính : Làm thực phẩm và chế biến tinh bột. Ở Mỹ và các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô nếp được dùng để chế biến tinh bột. Người ta chế biến tinh bột ngô nếp bằng cách xay ướt để dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, keo dán, chất hồ dính, công nghiệp dệt, công nghệ giấy, lên men sản xuất cồn và chuyển thành đường Fructo, chế sirô vv...Tinh bột ngô nếp còn được sử dụng như một dạng sữa ngô làm đồ gia vị cho món salad. Phạm vi sử dụng tinh bột ngô nếp ngày một phát triển, nhờ những tính chất đặc biệt của nó (Jemes L. Brewbaker, 1998)[37].