Tình hình nghiên cứu và sử dụng giống ngô nếp lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 37 - 41)

Ở Việt Nam Ngô nếp tuy đã được sử dụng nhiều nhưng tình hình nghiên cứu về ngô vẫn tập trung chủ yếu vào ngô tẻ. Còn ngô nếp đến nay chỉ có một công trình được công bố.

Theo các nghiên cứu và phân loại ngô ở Việt Nam từ những năm 1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là đá rắn và nếp (Ngô Hữu Tình, 1997)[18]. Ngô nếp được phân bổở khắp các vùng, miền trong cả nước, với nhiều dạng mày hạt khác nhau: Trắng, vàng, tím, nâu, đỏ... Hiện nay ở Viện nghiên cứu Ngô, đã thu thập và lưu trữ 148 mẫu ngô nếp địa phương, trong đó có: 111 nguồn nếp trắng, 15 nguồn nếp vàng và 22 nguồn nếp tím, nâu đỏ. Diện tích trồng ngô nếp không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở vùng đồng bằng ven đô thị. Thời gian sinh trưởng ngắn, đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ngô nếp gần đây tăng nhanh không ngừng, hiện chiếm khoảng 12 - 15% trong tổng số 1,1 triệu ha ngô của cả nước. Nguyên nhân chính trước hết do các giống ngô nếp đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu của xã hội ngày một tăng đối với sản phẩm này.

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đang được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Các loại ngô thực phẩm được sử dụng ngày một nhiều, không những được làm lương thực, làm quà ăn tươi (nướng, luộc), mà còn được chế biến thành các món ăn được nhiều người ưu chuộng như: ngô chiên, súp ngô, snack ngô, ngô rau bao tử, chế biến tinh bột...

Việt Nam tập trung nghiên cứu chủ yếu vào ngô tẻ. Còn với ngô nếp đến nay chỉ có một số công trình được công bố.

Các tác giả Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy (Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy, 1997) [8], đã tiến hành phân loại phụ cho 72 giống ngô nếp địa phương. Trong số 72 mẫu giống mà các tác giả nghiên cứu thuộc về 3 biến chủng: nếp trắng 48 mẫu, nếp vàng 8 mẫu, nếp tím 16 mẫu. Kết quả cho thấy, biến chủng nếp tím có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả.

Tác giả Ngô Hữu Tình 2003 [19] đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng tổng hợp, được công nhận giống quốc gia năm 1989. Từ vốn gen gồm một tổng hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) lọc bằng phương pháp bắp trên hàng cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu mới vào nguồn nền nhằm làm tăng độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nếp tổng hợp là giống nếp ngắn ngày có thời gian sinh trưởng vụ xuân 110 - 120 ngày, vụ hè thu 95 - 100 ngày, vụđông 105 - 115 ngày, năng suất trung bình 25 - 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến ở miền bắc.

Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc chu kỳ từ tổ hợp lai giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut - 22 và Glut - 41 nhập nội từ Philippin để tạo ra giống ngô nếp S - 2. Đây là giống nếp ngắn ngày, vụ xuân 90 - 95 ngày, vụ hè thu 80 - 90 ngày, vụđông 95- 100 ngày, năng suất trung bình 20 - 25 tạ/ha, được công nhận năm 1989 (Ngô Hữu Tình, 2003)[16].

Từ các giống ngô nếp trắng ngắn ngày năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn gốc khác nhau: nếp Tây Ninh, nếp Quảng Nam - Đà Nẵng, nếp Thanh Sơn, Phú Thọ và nếp S - 2 từ Philippin, Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn thành công giống nếp trắng VN2 và được công nhận giống quốc gia năm 1997. Đây là giống

nếp trắng ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ xuân 100 - 105 ngày, vụ hè 80 - 85 ngày năng suất bình quân 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thểđạt 40 tạ/ha. Ngô nếp VN2 cũng là giống có chất lượng dinh dưỡng cao. Qua phân tích 43 giống ngô, trong đó có 24 giống ngô nếp tại viện công nghệ sau thu hoạch cho thấy, VN2 có hàm lượng protein rất cao, trên 10%, đặc biệt là hàm lượng lyzin đến 4,68%, chỉ đứng sau hai giống opaque là sữa Dĩ An và sữa Phát Ngân (Phan Xuân Hào và cs, 2008)[3]. VN2 là một trong những giống có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều vùng trong cả nước (Phạm Đồng Quảng và cs, 2000-2003)[9].

(Phạm Thị Rịnh và cs., (2004)[12] ở Phòng nghiên cứu Ngô, viện KHKTNN miền Nam đã tạo được giống ngô nếp dạng nù TPTD cải tiến N-1 từ 2 quần thể ngô nếp nù địa phương ở Đồng Nai và An Giang, bằng phương pháp chọn lọc bắp trên hàng cải tiến. N-1 đã được công nhận giống quốc gia năm 2004. Đây là giống ngô nếp ngắn ngày, ở phía Nam từ gieo đến thu bắp tươi là 60-65 ngày còn thu hạt khô là 83-85 ngày. N-1 có tiềm năng năng suất khá cao từ 40-50 tạ hạt khô/ha. Cùng với giống N-1, hiện nay các giống nếp dạng nù đang được trồng phổ biến không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà cảở các tỉnh phía Bắc (Phạm Đồng Quảng và cs, 2005) [9].

Các tác giả Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn /Cương và cộng sựở Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam và Ngô Hữu Tình cùng cộng sự ở Viện nghiên cứu ngô đã nghiên cứu gây tạo đột biến bằng tia gamma kết hợp xử lý Diethylsulphat ở ngô nếp đã thu được một số dòng biến dị có đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đống và cs, 1997)[2].

Nghiên cứu của tác giả Trần Trung Kiên,Vũ Thị Vui 2014 [6] về thời vụđối với giống ngô nếp HN88 Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gieo càng sớm thời gian sinh trưởng càng dài, dao động từ 90- 99 ngày. Các thời vụ khác nhau đều không ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống HN88, số lá, chỉ số diện tích lá của các thời vụ sớm cao hơn thời vụ muộn.

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng giống ngô nếp lai HN88Các mật độ khoảng cách khác nhau không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 (Trần Trung Kiên và cs 2014)[6].

Trong những năm gần đây các nhà tạo giống Việt Nam đã bắt đầu lai tạo được một vài giống nếp lai không quy ước có triển vọng như các giống lai MX2, MX4 của Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, Bạch ngọc của Công ty Lương Nông. Một số giống ngô nếp lai quy ước từ các công ty giống nước ngoài đã được trồng ở Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh phía Nam.

Phạm Văn Ngọc, Nguyễn Thị Bích Chi, La Đức Vực Từ năm 2009 đến 2011, Trung tâm Hưng Lộc đã thu thập, lưu giữ và đánh giá được 855 dòng ngô nếp; 42 dòng nếp ngọt. Kết quả thử khả năng kết hợp và lai tạo được 329 tổ hợp lai. Khảo sát đánh giá và tuyển chọn được 21 tổ hợp lai ưu tú, những tổ hợp lai này có các đặc điểm: thời gian sinh trưởng 76- 79 ngày, tương đương với đối chứng MX10 và Tím dẻo 926; có hương vị thơm ngon và có độ dẻo tương đương đối chứng MX10. Xác định được 5 tổ hợp lai triển vọng nhất là VK6; VK10; VK24; VK36 và VK37. Từ khóa: giống ngô nếp lai triển vọng:

Chương 2

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 37 - 41)