Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 51 - 55)

Thu đông 2014 và v Xuân hè 2015 ti huyn Tam Đường, tnh Lai Châu

Sinh trưởng, phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện môi trường mà nó được nuôi dưỡng, sinh trưởng không phải là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây. Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc của cây, các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới làm tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các chu kỳ sống của mình. Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào giống, từng vùng sinh thái, từng mùa vụ kỹ thuật chăm sóc...

Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô mang một ý nghĩa lớn đối với khoa học và sản xuất ngô, giúp cho việc đánh giá giống chín sớm, trung bình hay chín muộn, từđó làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý. Đồng thời, còn có ý nghĩa trong việc lựa chọn và phân vùng sản xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái.

Quá trình phát triển của cây ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưõng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên của cây ngô, được tính từ thời kỳ mọc tới thời kỳ trỗ.

- Thời gian mọc được tính từ khi gieo đến lúc cây nhú lên khỏi mặt đất. Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu vòng đời của cây ngô, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và sinh sống của cây. Nảy mầm là quá trình chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triển một cơ thể mới. Trong giai đoạn này hạt ngô diễn ra hàng loạt các hoạt động về sinh lý, sinh hoá. Điều kiện cần và đủ để hạt ngô nẩy mầm là: nhiệt độ, ẩm độ, ôxy. Vì vậy, trước khi gieo hạt cần phải làm đất tươi xốp thoáng khí và đảm bảo độ ẩm từ 60 - 80%.

Cây ngô từ khi mọc đến 3 - 4 lá thật, cây sinh trưởng chủ yếu dựa vào các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước, cây ngô sinh trưởng phát triển chậm và chịu ảnh hưởng rất lớn sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. Khi đạt 3 - 4 lá trở đi, cây chuyển sang hút dinh dưỡng ngoài môi trường. Sau khi đạt 7 - 9 lá đến trỗ cờ cây ngô sinh trưởng nhanh nhất, giai đoạn này hoàn thành các cơ quan dinh dưỡng và sinh thực. Đây là giai đoạn quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá và là thời kỳảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô, đặc biệt vào giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ 15 - 20 ngày) nếu gặp hạn làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, giảm số hoa, giảm số hạt và giảm năng suất.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực- Reproductive (R): giai đoạn này được tính từ phun râu đến chín sinh lý, trong quá trình đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột.

Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến năng suất của cây ngô.

Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu quyết định số lượng hạt, là một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách giữa tung phấn - phun râu ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường, kỹ thuật chăm sóc. Nếu trồng ở mật độ cao, chăm sóc không kịp thời hoặc bị hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu bị kéo dài, không có lợi cho ngô thụ phấn thụ tinh.

* Giai đoạn từ gieo đến tung phấn

Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngô vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan dinh dưỡng của cây, quyết định đến năng suất và sản lượng sau này. Do đó, tất cả các biện pháp tác động của con người cần phải chú ý không làm

ảnh hưởng đến giai đoạn này. Khi cây ngô trỗ cờ được coi là kết thúc giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 220C, ẩm độ thích hợp 80%.

Bng 3.2. Các giai đon sinh trưởng và phát trin ca các ging ngô thí nghim

V Thu đông 2014 và V Xuân hè 2015 ti huyn Tam Đường, tnh Lai Châu

Ging

Thi gian t gieo đến… (ngày)

Tung phn Phun râu Chín sa Chín sinh lý

TĐ14 XH15 TĐ14 XH15 TĐ14 XH15 TĐ14 XH15 MX2 58 53 59 54 78 72 103 95 MX4 58 52 59 53 78 72 103 96 MX6 57 52 58 53 80 74 107 99 MX10 57 53 58 54 79 75 104 97 Fancy 111 57 53 58 54 80 75 105 99 HN88 (đ/c) 57 53 58 54 79 74 104 97

Vụ Thu đông 2014: Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô dao động từ 57 - 58 ngày. Giống MX2, MX4 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơn đối chứng 1 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương giống đối chứng.

Vụ Xuân hè 2015: Ngô ở huyện Tam Đường có đặc thù là trồng hoàn toàn nhờ vào nước trời, tháng 4 mới có mưa nên vụ Xuân hè được trồng khá muộn. Do nhiệt độ từ khi bắt đầu trồng (tháng 4) cao hơn, cây sinh trưởng nhanh nên thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống ngô thí nghiệm ngắn hơn vụ Thu đông, biến động từ 52 - 53 ngày. Giống MX4, MX6 có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn hơn so với đối chứng 1 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương với giống đối chứng.

* Giai đoạn từ gieo đến phun râu

Khi bắt đầu phun râu, ngô chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngô. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình

thành hạt. Số noãn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột.

Vụ Thu đông 2014: Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 58 - 59 ngày. Giống MX2 và MX4 có thời gian từ gieo đến phun râu dài hơn giống đối chứng 1 ngày còn lại các giống khác có thời gian từ gieo đến phun râu là 58 ngày, tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân hè 2015: Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 53 - 54 ngày. Giống MX4 và MX6 có thời gian từ gieo đến phun râu là 53 ngày, ngắn hơn giống đối chứng từ 1 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến phun râu tương đương với giống đối chứng.

Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu của các giống ngô thí nghiệm ở cả 2 vụ đều là 1 ngày. Khoảng cách này rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô.

* Thời gian từ gieo đến chín sữa:

Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển, thời kỳ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác. Đây là thời kỳ chất hữu cơ được tích luỹ nhanh về hạt.

Vụ Thu đông 2014: Các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín sữa dao động 78 - 80 ngày, trong đó 2 giống MX2, MX4, có thời gian gieo đến chín sữa ngắn nhất 78 ngày ngắn hơn so với giống đối chứng 1 ngày. Giống MX6 và Fanxy 111 có thời gian gieo đến chín sữa dài nhất là 80 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Giống còn lại có thời gian gieo đến chín sữa tương đương với giống đối chứng.

Vụ xuân hè 2015, các giống ngô thí nghiệm có thời gian gieo đến chín sữa dao động 72 - 75 ngày, trong đó giống MX2 và MX4 vẫn có thời gian gieo đến chín sữa ngắn nhất là 72 ngày, ngắn hơn giống đối chứng 2 ngày. Giống MX10, Fancy 111 có thời gian gieo đến chín sữa dài nhất là 75 ngày, dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Các giống còn lại có thời gian gieo đến chín sữa tương đương giống đối chứng

* Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Thời kỳ chín được xác định khi chân hạt xuất hiện điểm đen rõ.

Vụ Thu đông 2014: Các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín dao động 103 - 107 ngày, trong đó 2 giống MX2, MX4, có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 103 ngày ngắn hơn so với giống đối chứng 1 ngày. Giống MX6 và Fanxy 111 có thời gian sinh trưởng dài nhất, dài hơn giống đối chứng từ 1 - 3 ngày. Giống MX10 có thời gian sinh trưởng là 104 ngày, tương đương với giống đối chứng.

Vụ xuân hè 2015, các giống ngô thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động 95 - 99 ngày, trong đó giống MX2 và MX4 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng từ 1- 2 ngày. Giống MX6, Fancy 111 có thời gian sinh trưởng dài nhất dài hơn giống đối chứng 2 ngày. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng là 97 ngày tương đương giống đối chứng, ,

Như vậy ở cả 2 vụ Thu đông 2014 và vụ Xuân hè 2015, các giống ngô thí nghiệm, thuộc nhóm giống chín sớm đến trung bình. Thực tế, hầu hết ngô ở huyện Tam đường, tỉnh Lai Châu trồng được 2 vụ và trồng các giống chín sớm để tránh gió ô Quý Hồ nên các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng rất thích hợp để đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)