Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 42 - 46)

Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT.

a. Chn cây theo dõi

Cây theo dõi được xác định khi ngô có từ 4 đến 5 lá. Theo dõi 10 cây/ô ở mỗi lần nhắc lại, theo dõi ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của ô; mỗi hàng chọn 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từđầu hàng ngô. Tổng số cây theo dõi 30 cây/giống (3 lần nhắc lại).

b. Các ch tiêu và phương pháp đánh giá * Ch tiêu thi gian sinh trưởng

- Ngày gieo (ngày): Ngày bắt đầu gieo hạt.

- Ngày mọc (ngày): Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông). Quan sát toàn bộ cây/ô.

- Ngày trỗ cờ (ngày): Ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày tung phấn: Ghi ngày có trên 50% số cây trong ô tung phấn (khi hoa nởđược 1/3 trục chính).

- Ngày phun râu (ngày): Ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 - 3cm. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày chín (ngày): Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

* Ch tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Số lá trên cây (lá): Đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, 10, 15).

- Diện tích lá: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn thụ tinh xong, tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá trên cây. Sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1906):

Diện tích lá (m2) = Chiều dài x Chiều rộng x 0,75

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) = m2 lá/cây x số cây/m2

- Trạng thái cây (điểm): Quan sát đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (giai đoạn bắp bắt đầu chín sáp), theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 - Tốt; 2 - Khá; 3 - Trung bình; 4 - Kém; 5 - Rất kém).

- Độ che kín bắp: Quan sát và đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa của mỗi ô (giai đoạn bắp chín sáp), theo thang điểm từ 1 - 5:

+ Điểm 1: Rất kín - Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp. + Điểm 2: Kín - Lá bi bao kín đầu bắp. + Điểm 3: Hơi hở - Lá bi bao không chặt đầu bắp. + Điểm 4: Hở - Lá bi không che kín bắp, để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở - Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều. * Ch tiêu chng chu

Ch tiêu chng đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau đợt gió to và trước thu hoạch.

- Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây (giai đoạn chín sáp).

- Gãy thân (điểm): Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch, theo thang điểm:

+ Điểm 1 (tốt): < 5% cây gãy + Điểm 2 (khá): 5 - 15% cây gãy

+ Điểm 3 (trung bình): 15 - 30% cây gãy + Điểm 4 (kém): 30 - 50% cây gãy + Điểm 5 (rất kém): > 50 cây gãy

Ch tiêu chng chu sâu bnh:

- Sâu đục thân (Chilo partellus), Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. Armigera):

Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô (giai đoạn chín sáp), theo thang điểm từ 1 - 5: + Điểm 1: < 5% số cây bị sâu. + Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu. + Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu. + Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu. + Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu.

- Bệnh đốm lá lớn (Helminthoprium turcicum Helminthoprium turcicum),

đốm lá nhỏ (Helminthoprium maydis): Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh. Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại (giai đoạn chín sữa và chín sáp), theo thang điểm 0 - 5: + Điểm 0: Không bị bệnh. + Điểm 1: Rất nhẹ (1-10%). + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11-25%). + Điểm 3: Nhiễm vừa ( 26- 50%). + Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75%). + Điểm 5: Nhiễm rất nặng >75%).

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii) (%): Theo dõi vào giai

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = X 100 Tổng số cây trên ô

* Ch tiêu năng sut và các yếu t cu thành năng sut

- Số bắp/cây (bắp): Đếm tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây của ô.

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉ đo bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Số hàng hạt/bắp (hàng): Đếm số hàng hạt ở giữa bắp (khi thu hoạch). Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây theo dõi. Hàng hạt được tính khi có > 5 hạt.

- Số hạt/hàng (hạt): Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉđếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Tỉ lệ khối lượng hạt/khối lượng bắp tươi không có lá bi (%): Tính tỷ lệ khối lượng hạt ởđộ ẩm 14% trên khối lượng bắp tươi của 30 cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Ở ẩm độ 14%, đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu được P1 và P2. Nếu hiệu số 2 lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) không chênh lệch nhau quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì P = P1 + P2. Nếu sự chênh lệch nhau giữa 2 mẫu >5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì phải cân lại.

Năng sut lý thuyết:

Số cây/m2 x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000 hạt NSLT(tạ/ha) =

10.000

- Năng suất thực thu

+ Năng suất bắp tươi:Thu hoạch tất cả các bắp ở 2 hàng giữa, đếm số lượng bắp, cân khối lượng và quy ra ha. Thu ở thời kỳ chín sáp.

+ Năng suất hạt khô: Thu hoạch bắp ở 1 hàng giữa còn lại, tách hạt, phơi khô và cân khối lượng lõi, khối lượng hạt và tính ra tạ/ha

* Cht lượng th nếm: Lấy 10 bắp ở hàng thứ 4, luộc chín, nếm và cho điểm. Đánh giá ở giai đoạn chín sữa (sau phun râu 18-20 ngày).

- Độ do: - Hương thơm

+ Điểm 1: Rất dẻo + Điểm 1: Rất Thơm

+ Điểm 2: Dẻo trung bình + Điểm 2: Thơm trung bình + Điểm 3: Hơi dẻo + Điểm 3: Hơi Thơm

+ Điểm 4: Ít dẻo + Điểm 4: Ít Thơm

+ Điểm 5: Không dẻo + Điểm 5: Không có mùi Thơm

Vđậm + Điểm 1: + Điểm 2: + Điểm 3: + Điểm 4: + Điểm 5: Vị đậm tốt Vị đậm khá Vị đậm trung bình Vị hơi nhạt Vị nhạt - Độ ngt: + Điểm 1: + Điểm 2: + Điểm 3: + Điểm 4: + Điểm 5: Rất ngọt Ngọt Ngọt vừa Ít ngọt Không ngọt - Màu sc ht bp luc: + Điểm 1: + Điểm 2: + Điểm 3: + Điểm 4: + Điểm 5: + Điểm 6: Màu trắng Trắng trong Trắng đục Màu vàng Màu tím Màu không đồng nhất * Hiu qu kinh tế

- Giá trị thu nhập (đ/ha) = Năng suất thương phẩm x giá bán (tại thời điểm thu hoạch).

- Tổng chi phí (đ/ha): Bao gồm tổng chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV, công lao động, các khoản đóng góp khác (tại thời điểm chi phí).

- Lãi thuần (đ/ha) = Giá trị thu nhập - Tổng chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)