Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô nếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)

Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) là một trong những loài phụ chính của Zea mays L.có nội nhũ chứa gần như 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin còn lại 25% là amylosa - dạng tinh bột có mạch không phân nhánh. Do vậy, hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein, khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, tinh bột của ngô nếp dễ hấp thụ hơn so với ngô tẻ.

Ngô nếp còn có tên gọi khác là ngô sáp (Tomob, 1984)[43]. Amylopectin là dạng của tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa trên liên kết a.1-4 và a.1- 6, ngược lại amyloza có cấu trúc phân tử gluco không phân nhánh trọng lượng phân tử của chúng từ 1đến 3 triệu. Khi cho tinh bột ngô nếp vào dung dịch KI thì nó chuyển thành màu cà phê đỏ, trong khi tinh bột của ngô thường thì chuyển thành màu xanh tím. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen lặn đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác để tạo thành tinh bột dạng nhỏ (Peter Thompson, 2005)[40]. Theo Fergason, (1994)[31]; Garwood và Creech (1972)[33]; Hallauer, (1994)[34], thì gen wx nằm ở locus 5s - 56 có biểu hiện của gen opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein. Có giả thuyết cho rằng , ngô nếp có nguồn gốc ở

Đông Nam Á trong đó Trung Quốc, Miến Điện, Philippin là quê hương đầu tiên của nó. Nhưng sau đó người ta thấy rằng đó là kết quả của một đột biến thông thường của các giống ngô răng ngựa biểu hiện của gen Wx và gắn liền với các điều kiện trồng trọt không bình thường đột biến thành gen lặn Wx, chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau của trái đất (Grebensc 1954, dẫn theo Nguyễn Thị Lâm, 1997)[8].

Theo James L. Brewbaker( Brewbaker; 1998)[37], quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra những đột biến như Sugaryl (với Phytoglycogen cao) ở dãy núi Andes và đông bắc nước Mỹ, đột biến 2 là Waxyl (tinh bột của hạt có cấu tạo bởi amylopectin) ở Châu Á với các giống được chọn lọc có vỏ mềm. Những giống nếp lai và các giống nếp thường, với đặc điểm dẻo, thơm ngon rất thông dụng ở Châu Á như: Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác (Us. Grains Council, 2001)[44]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô nếp tại huyện tam đường, tỉnh lai châu (Trang 34 - 35)