DỰ BÁO XÁC SUẤT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão (Trang 72 - 73)

Trong phần này, các phương pháp dự báo xác suất trong phần 1.2.2 sẽ được sử dụng với 5 dự báo thành phần từ các mơ hình GFS, GME, GSM, TLAPS và UM. Cần chú ý rằng, nếu khơng sử dụng một phương pháp hiệu chỉnh nào, hệ tổ hợp với 5 thành phần như vậy chỉ cho phép dự báo được các xác suất rời rạc với các giá trị 0%, 20%, 40%, 60%, 80% và 100%. Khi đã sử dụng một phương pháp xử lý sau mơ hình, dự báo xác suất cĩ thể đưa ra bất kỳ giá trị nào từ 0 đến 100%. Chúng tơi sẽ bắt đầu bằng hệ thống tổ hợp với 5 thành phần dự báo gốc (chưa qua bất cứ xử lý nào) và ký hiệu hệ tổ hợp này là RAW. Tiếp sau đĩ, tương tự như trong dự báo tất định, 5 dự báo này sẽ được khử bias theo hai phương pháp trung bình trượt và hồi quy tuyến tính, hình thành nên hai hệ tổ hợp mới được ký hiệu bởi BCMA và BCLR. Ba hệ tổ hợp này chỉ cĩ thể đưa ra các dự báo xác suất rời rạc. Tiếp đĩ chúng tơi áp dụng ba phương pháp hiệu chỉnh dự báo tổ hợp NGR, NGR_EMOS và NGR_EMOSP vào 5 dự báo thành phần chưa qua bất kỳ xử lý nào ở trên và cĩ được ba hệ tổ hợp mới. Ba hệ này cho phép dự báo xác suất liên tục.

Vấn đề đặt ra sẽ là làm thế nào ta cĩ thể so sánh giữa hệ tổ hợp dự báo xác suất rời rạc với hệ tổ hợp dự báo xác suất liên tục. Cĩ một số chỉ số đánh giá chỉ thích hợp cho các hệ dự báo tổ hợp rời rạc như điểm số Brier, biểu đồ hạng, biểu đồ tin cậy, biểu đồ ROC, điểm số RPS, trong khi một số chỉ số khác lại chỉ thích hợp với các hệ dự báo tổ hợp liên tục như điểm số CRPS, điểm số IGN, biểu đồ PIT. Để chuyển hệ tổ hợp liên tục thành hệ tổ hợp rời rạc, ta sẽ xác định các điểm cĩ tọa độ z=i/(N+1) với i=1,N (N là số dự báo thành phần của hệ tổ hợp rời rạc) từ hàm phân bố xác suất của hệ tổ hợp liên tục. Sau đĩ, dự báo ứng với giá trị xác suất này sẽ được xem như một dự báo thành phần của hệ dự báo tổ hợp rời rạc mà ta muốn xây dựng. Nghĩa là hàm phân bố xác suất sẽ được rời rạc hĩa theo những khoảng đều nhau để tạo ra các dự báo thành phần. Ngược lại, khi muốn chuyển hệ dự báo tổ hợp rời rạc thành liên tục, ta sẽ giả định các thành phần hiện cĩ được lấy mẫu từ một phân bố chuẩn cĩ giá trị trung bình bằng trung bình tổ hợp và phương sai bằng độ tán của hệ tổ hợp rời rạc đang xét (Wilks 2002, Roulston và Smith 2003). Trong những phần sau, khi đánh giá dự báo của các hệ tổ hợp khác nhau, những quá trình

chuyển đổi thích hợp được giả định đã thực hiện và sẽ khơng được nhắc đến khi trình bày. Đối với bất kỳ dự báo xác suất nào, để dự báo cĩ ý nghĩa, dự báo phải tin cậy. Cơng cụ để kiểm tra độ tin cậy của một dự báo tổ hợp là biểu đồ hạng. Ngồi ra biểu đồ tin cậy cũng sẽ được sử dụng khi ta đã chọn được một ngưỡng nào đĩ, đưa dự báo liên tục về dự báo nhị phân. Bởi vậy, cơng việc đầu tiên là kiểm tra độ tin cậy của hệ tổ hợp trước khi đưa ra các dự báo xác suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)