XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP CHO MỘT SỐ TRƯỜNG DỰ BÁO BÃO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão (Trang 51 - 52)

CHO MỘT SỐ TRƯỜNG DỰ BÁO BÃO

Trong phần cuối của chương I, dựa trên các nghiên cứu của thế giới, chúng tơi đã đề xuất xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão trên khu vực Việt Nam. Bước đầu tiên khi xây dựng hệ thống này dựa trên các dự báo thành phần là sản phẩm dự báo từ các trung tâm dự báo khác nhau trên thế giới. Cách làm này đảm bảo chi phí tính tốn kinh tế (khơng phải tốn tài nguyên chạy mơ hình), tạo điều kiện về mặt thực hành trước khi hướng đến một hệ tổ hợp hạn ngắn quy mơ vừa trong tương lai. Như vậy, trong phần này chúng tơi sẽ xây dựng một hệ thống dự báo tổ hợp hạn ngắn quy mơ synốp dựa trên các trường dự báo từ 5 mơ hình GFS, GME, GSM, TLAPS và UM nhận được hàng ngày tại TTDBTƯ. Trong tương lai gần, hệ tổ hợp này sẽ được mở rộng thêm kết quả dự báo từ 2 mơ hình GEM và NOGAPS khi TTDBTƯ bắt đầu hợp tác với Cục Khí tượng Canada và Hải quân Mỹ. Chúng tơi cũng nhận được dự báo từ mơ hình IFS của ECMWF nhưng do các biến dự báo được cung cấp quá hạn chế nên khơng thể sử dụng cho dự báo tổ hợp. Hệ tổ hợp này theo thuật ngữ của dự báo tổ hợp cĩ tên gọi là PM.

Như đã trình bày trong chương 1, một hệ thống tổ hợp theo đúng nghĩa phải đạt được ba mục tiêu: dự báo tất định từ trung bình tổ hợp, dự báo kỹ năng dự báo và dự báo xác suất. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này chỉ hướng đến xây dựng một dự báo tất định mang tính tối ưu đại diện cho các dự báo thành phần của hệ tổ hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng tơi nhận thấy một hệ tổ hợp khơng thể được gọi đúng nghĩa là dự báo tổ hợp nếu chỉ đưa ra dự báo tất định. Lý do dự báo tổ hợp phải đưa ra một dự báo tất định chỉ đơn giản là do các dự báo viên đã trở nên quá quen thuộc với dự báo tất định, chưa quen với dự báo xác suất. Do đĩ, ngồi dự báo tất định, chúng tơi đã thực hiện xây dựng dự báo xác suất từ 5 mơ hình nêu trên. Riêng với dự báo kỹ năng dự báo, mục 1.2.2 đã cho thấy đây vẫn là vấn đề mở, cần cĩ nhiều nghiên cứu trong tương lai. Bởi vậy, chúng tơi chưa thực hiện dự báo kỹ năng dự báo với hệ tổ hợp này. Tuy nhiên, trong sản phẩm dự báo, độ tán vẫn được hiển thị với mục đích cung cấp thơng tin về kỹ năng dự báo cho dự báo viên (dù quan hệ chặt giữa độ tán với kỹ năng dự báo vẫn chưa được khẳng định).

Chương này được mở đầu với mục 2.1, mơ tả chung về các mơ hình thành phần, các chương trình tiền xử lý ban đầu. Mục 2.2 được dành riêng cho dự báo tất định. Nhiều phương pháp dự báo khác nhau sẽ được thử nghiệm nhằm lựa chọn một phương pháp tốt nhất cả về sai số dự báo, chi phí tính tốn cũng như khả năng mềm dẻo khi hoạt động nghiệp vụ. Dự báo xác suất sẽ được trình bày trong mục 2.3.

Tương tự như mục 2.2, một số phương pháp sẽ được nghiên cứu và đề xuất để cĩ những lựa chọn thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng dự báo tổ hợp cho một số trường dự báo bão (Trang 51 - 52)