Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2015 2019 (Trang 71 - 73)

3 Đất chưa sử dụng

3.3.3. Đánh giá chung tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

3.3.3.1. Một số tồn tại trong quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

Qua số liệu phân tích cho thấy tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ được Nhà nước giao, cho thuê còn một số tồn tại như sau:

Việc sử dụng quỹ đất này không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất đai và thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây bức xúc trong nhân dân. Qua kiểm kê quỹ đất của các tổ chức đang sử dụng đất về số liệu trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất theo hiện trạng sử dụng so sánh với số liệu hiện có các giấy tờ liên quan của tổ chức tự kê khai và hồ sơ địa chính đang lưu trữ tại UBND cấp xã phường, thành phố thì nguyên nhân biến động sử dụng đất của các tổ chức chủ yếu bởi các nguyên nhân sau:

- Quyết định giao đất, thuê đất cho các tổ chức trước đây chủ yếu căn cứ vào số liệu hồ địa chính đang quản lý (bản đồ đo đạc 299…) hoặc trích đo thửa đất bằng thước dây nên hình dạng, diện tích thửa đất có sự sai khác và chênh lệch so với hiện trạng thủa đất đang quản lý, sử dụng.

- Một số tổ chức tự lấn, chiếm đất của UBND cấp xã đang quản lý chủ yếu tập trung vào đất công cộng khu vực không có ranh giới cố định rõ ràng.

- Một số tổ chức tự ý cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê lại đất để sản xuất kinh doanh hoặc làm cửa hàng buôn bán, bãi đỗ xe rửa xe…

- Một số tổ chức sử dụng đất giảm so với thực tế là do một phần trước đây giao đất, cho thuê đất thiếu chính xác và một phần là do mở rộng đường đi hoặc không quản lý chặt chẽ nên bị lấn chiếm.

62

- Một số địa phương quản lý đất chưa chặt chẽ, buông lỏng công tác quản lý đất đai dẫn đến tình trạng các chủ lân cận lấn, chiếm đất của các tổ chức; các tổ chức tự ý cho các tổ chức, cá nhân khác thuê, mượn trái pháp luật.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan quản lý Nhà nước còn có một số những điều bất cập như: Diện tích đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất không trùng với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho tổ chức, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa hết, công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ (đất của các tổ chức tại 04/12 xã, phường mới sát nhập vào thành phố chưa được đo đạc) việc chỉnh lý biến động không kịp thời so với biến động sử dụng đất ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác quản lý còn chưa được đồng bộ.

- Việc quản lý đất đai của cán bộ địa chính cấp xã đa phần đều xử lý bằng thủ công do năng lực chuyên môn của một số cán bộ địa chính cấp xã còn hạn chế chưa được chuẩn hóa về chuyên môn nắm bắt nghiệp vụ về tin học còn yếu;

- Việc quản lý sử dụng đất của UBND các xã phường còn chưa tốt, hầu như công tác theo dõi cập nhập biến động sử dụng đất của các tổ chức chưa đề cập. Để so sánh số liệu giữa tài liệu liên quan với số liệu xác định theo bản trích lục hoặc trích đo hiện trạng thửa đất gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều tổ chức đang quản lý, sử dụng đất chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc ký hợp đồng cho thuê đất thuê đất; một số tổ chức không lập thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định;

+ Cho thuê lại đất kiếm tiền chênh lệch.

+ Xin dự án xong không đầu tư xây dựng như cam kết mà lợi dụng kẽ hở của pháp luật tìm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng dự án.

+ Sử dụng không hết diện tích được giao, được thuê: chỉ xây dựng một số hạng mục công trình diện tích còn lại không sử dụng vào mục đích kinh doanh theo phương án sử dụng đất đã lập trước đó nhằm qua mặt các cơ quan quản lý.

+ Không đầu tư bảo vệ môi trường như cam kết ban đầu khi xin dự án chủ yếu vì mục đích kinh tế, vì khung hình phạt vi phạm ô nhiễm môi trường còn nhẹ chưa nghiêm giữa chấp nhận nộp tiền phạt vì vi phạm ô nhiễm môi trường vẫn lãi

hơn nhiều so với đầu tư vào xử lý môi trường theo quy chuẩn.

3.3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do:

- Quy định về chính sách đất đai: Một số chính sách của pháp luật đất đai còn có những nội dung chưa sát và phù hợp với thực tế. Do đó một số tổ chức kinh tế lợi dụng chính sách này lập dự án xin đất sau đó sử dụng vào mục đích khác để thu lợi nhuận.

- Bối cảnh kinh tế: Những năm gần đây các tổ chức kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sức tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm đáng kể, ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Việc đánh giá, thẩm định năng lực tài chính của các tổ chức kinh tế trước khi giao đất là rất quan trọng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: việc thanh tra kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên để kịp thời nắm bắt những vi phạm

- Chế tài xử lý các tổ chức vi phạm: Chưa có chế tài xử lý mạnh các tổ chức kinh tế sử dụng đất không đúng mục đích được giao.

Việc sử dụng quỹ đất không phù hợp đã gây lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên đất, thất thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nhiều tiêu cực trong quản lý sử dụng đất và gây khiếu kiện trong nhân dân.

3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên giai đoạn 2015 2019 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w