3 Đất chưa sử dụng
3.4.4. Các giải pháp khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm tra, thanh tra sử dụng đất của các tổ chức chưa thường xuyên; Nhận thức về pháp luật đất đai của một số tổ chức còn hạn chế. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, nhiều tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn hạn chế. Do đó để quản lý sử dụng đất của các tổ chức đúng pháp luật thì ngoài các giải pháp nêu trên thì cần phải có một số giải pháp sau:
a) Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai
66
trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các Tổ chức trong việc quản lý sử dụng đất.
- Cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người sử dụng đất hiểu và thực hiện việc kê khai đăng ký đất đai, thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước.
- Đối với những tổ chức hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp) cần tiến hành rà soát lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp thức hoá hoặc thu hồi. b) Về chế tài xử lý vi phạm
Đối với các tổ chức sử dụng đất sai mục đích được giao, cho thuê:
- Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất trái pháp luật, hiệu quả thấp Thu hồi diện tích giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, chuyển nhượng trái phép, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Thông báo cho các tổ chức hiện có diện tích cho thuê, cho mượn trái phép cần đưa các diện tích đã cho thuê, cho mượn trái phép về sử dụng đúng mục đích.
- Những diện tích lấn, chiếm và để bị lấn, bị chiếm cần rà soát lại quá trình sử dụng. Đối với những diện tích đủ điều kiện thì hợp thức hoá cho người đang sử dụng, còn đối với những diện tích không đủ điều kiện tiến hành thu hồi để trả lại đất cho người sử dụng đất trước đây hoặc nhà nước thu hồi.
- Diện tích hiện còn tranh chấp cần tiến hành rà soát, đầu tư công tác giải quyết dứt điểm tránh tình trạng tranh chấp kéo dài ảnh hưởng xấu tới quá trình sử dụng đất và ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội.
c) Về nhân lực, kỹ thuật
- Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về đất đai.
- Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm trao đổi thông tin giữa các địa phương nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, chính trị cũng như công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về đất đai kịp thời.