3 Đất chưa sử dụng
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đa
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hóa, đời sống của nhân dân từng bước cải thiện được nâng cao và nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên trong khi quỹ đất đai không
50
thay đổi. Vì vậy việc sử dụng và quản lý có hiệu quả tài nguyên đất đai có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần ổn định, phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
Từ khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã quyết liệt chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để công tác quản lý Nhà nước về đất đai dần đi vào nề nếp. Hệ thống bộ máyvề Quản lý đất đai từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã được củng cố, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Đối với thành phố Điện Biên Phủ tất cả các phường, xã, đều có cán bộ địa chính chuyên trách. Điều đó góp phần làm cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai có hiệu quả cao.
- Trong giai đoạn qua tất cả các loại đất đều có sự biến động nhưng xu hướng chủ yếu là đất nông nghiệp giảm, đất phi nông nghiệp tăng lên, điều này là phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và diện tích đất chưa sử dụng dần được đưa vào sử dụng. Nhận định những năm tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở sẽ tăng mạnh. Do vậy công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tính toán chặt chẽ để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa (đặc biệt là khu vực đất lúa vùng lòng chảo Điện Biên) năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức kinh tếtrên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.