- Thời điểm phun nhiên liệu:
b. Vẽ hình, trình bày cấu tạo một số loại ống lót xilanh, so sánh ưu nhược điểm của chúng.
của chúng.
- Ống lót xilanh là một hình trụ được gia công chính xác và nắp chặt với thân xilanh bằng cách ép từ phía trên xuống. Phía trên ống lót có gờ để định vị, phía dưới để giãn nở tự do khi bị nóng.
- Trong quá trình làm việc, ống lót xilanh trực tiếp tiếp xúc với khí cháy và làm ống trượt cho piston lên luôn phải chịu tải trọng cơ nhiệt lớn và bị mài mòn. Vì vậy ông lót được chế tạo bằng vật liệu tốt hơn thân xilanh, chịu nhiệt và mài mòn tốt. khi cần thiết có thể tháo ống lót để thay thế dễ dàng.
Các loại ống lót xilanh
- Theo cấu tạo, chia ống lót ra làm các loại sau: ống lót khô, ống lót ướt
* Ống lót ướt
Ống lót trực tiếp xúc với nước làm mát (hình a). Các động cơ diesel ngày nay phần lớn đều dùng lót xilanh ướt.
+ Ưu điểm
Khả năng truyền nhiệt tốt, ít bề mặt gia công chính xác. Thân máy chế tạo dễ.
Khi lót xilanh bị hỏng, việc thay thế cũng dễ dàng. + Nhược điểm
Dễ bị rò nước làm mát xuống các te, nên phải chế tạo zoăng kín nước.
* Ống lót khô
Ống lót không trực tiếp xúc với nước làm mát (hình b). Loại ống lót này có thể nắp trên suốt chiều dài của xilanh, nhưng cũng có thể chỉ đóng lót ngắn ở gần ĐCT, chỗ bị mòn nhiều nhất. Mổt ngoài của ống lót cũng được gia công rất cẩn thận để lắp khít với lỗ trên thân xilanh. Mổt vai của ống lót lắp nhô lên cao hơn mặt thân máy khoảng từ 0,025 – 0,11mm. Làm như vậy để khi lắp nắp xilanh, vai ống lót được ép chặt.
+ Ưu điểm
Khả năng kín nước tốt.
Ít khả năng bị ứng suất nhiệt, do không trực tiếp xúc với nước làm mát. Độ cứng vững cao nên có thể làm mỏng và do đó ít tốn vật liệu.
+ Nhược điểm
Khả năng truyền nhiệt kém.
Quá nhiều bề mặt gia công chính xác. Công nghệ sửa chữa yêu cầu cao. Loại này chỉ ding cho động cơ cỡ nhỏ.
Câu 5: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo, công dụng, điều kiện làm việc của piston? (4 điểm).
Trả lời:
* Cấu tạo:
1 – Đầu piston ; 2 - Thân piston; 3 - Phần đuôi piston ; 4 – Rãnh Xéc măng hơi; 5 – Rãnh xéc măng dầu
- Đầu piston: Được giới hạn từ mặt đỉnh (phía trên cùng) đến rãnh xéc măng hơi đầu tiên. Đỉnh cùng với sơ mi xilanh và nắp xilanh tạo thành buồng đốt.
- Thân piston:
+Thân piston có nhiệm vụ:
- Kết hợp cùng với xéc măng khí làm kín không gian công tác của động cơ, truyền nhiệt từ khí cháy ra ngoài thân động cơ
- Được chế tạo các rãnh để lắp xéc măng và các lỗ dẫn dầu bôi trơn
+ Phần đuôi piston: Phần này có tác dụng làm bàn trượt và định hướng cho piston, đồng thời chịu sức đẩy hai bên.
Giữa phần này có lỗ để lắp chốt piston. Trong lỗ để lắp ắc (chốt) còn có rãnh để lắp vòng hãm để tránh chốt đi động theo chiều dọc chốt. Phía dưới có rãnh để lắp xéc măng dầu và lỗ thoát dầu, dầu bị gạt chảy qua lỗ thoát dầu rồi xuống các te.
* Công dụng:
+ Cùng với sơ mi xi lanh và nắp xi lanh tạo thành không gian công tác của chất khí và dung tích buồng đốt.
+ Truyền áp lực khí trong giai đoạn khí sinh công, thông qua biên để làm quay trục khủy
+ Bao kín không gian công tác của chất khí .
+ Với động cơ 2 kỳ, piston còn nhiệm vụ đóng mở của khí.
* Điều kiện làm việc:
+ Chịu tải trọng cơ và tải trong nhiệt lớn trong giai đoạn cháy sinh công. + Chịu mòn liên tục trong suốt qua trình động cơ hoạt động.
+ Chịu va đập tại rãnh xecmang và bệ chốt. + Chịu ăn mòn do trực tiếp tiếp xúc với khí cháy.
Câu 6: Từ bản vẽ cho trước, phân tích cấu tạo của trục khuỷu? (4 điểm).
Cấu tạo trục khuỷu Trả lời:
- Trục khuỷu được chia làm ba phần: Đầu trục khuỷu, thân trục khuỷu, đuôi trục khuỷu.
a – Phần đầu; b – Phần thân; c – Phần đuôi
1- Đai ốc hãm; 2 - Bánh răng; 3 - Đối trọng; 4 - Đường dầu; 5, 8 - Cổ trục khuỷu; 6- Má khuỷu; 7 - Cổ biên; 9 - Bạc lót.
- Đầu trục khuỷu: Đầu tự do quay về mũi tàu thông qua bánh răng trung gian để dẫn động cho các bơm cao áp, cơ cấu phân phối khí, bơm nước ... Cho nên đầu trục khuỷu thường làm nhiều nấc.
- Đuôi trục khuỷu: Để lắp bánh đà. Bánh đà có tác dụng làm cho động cơ chạy êm, đều. Bánh đà tích chữ một phần năng lượng ở kỳ sinh công của động cơ, sau đó giải phóng một phần năng lượng này cho các kỳ còn lại (nạp, nén, xả). Vành ngoài bánh đà có lỗ để via máy khi sửa chữa bệ đỡ và có ghi các dấu hiệu như ĐCT, ĐCD, góc phun nhiên liệu, thứ tự nổ, góc mở sớm và đóng muộn của các xupáp …, ngoài cạnh còn có phay rãnh để khởi động cho động cơ khởi động bằng điện.
- Thân trục khuỷu: Gồm các cổ trục chính, cổ biên và các má khuỷu.
Đối với động cơ nhiều xilanh, số cổ biên bằng số xilanh và số cổ trục chính nhiều hơn số xilanh là một (trừ động cơ hình sao, hình chữ V ...) Bề mặt cổ trục và cổ biên phải được gia công và nhiệt luyện cẩn thận. Đường tâm cổ trục và cổ biên phải song song với nhau.
Má khuỷu là phần nối liền giữa cổ trục và cổ biên, hình dạng má khuỷu chủ yếu phụ thuộc vào dạng động cơ, trị số áp suất khí thể và tốc độ quay của trục khuỷu.
Trên trục khuỷu có khoan các đường dầu để bôi trơn cho cổ trục và cổ biên.
Thông thường người ta khoan lỗ dầu vào nơi có áp suất lớn, lỗ dầu ra ở nơi có áp suất thấp, miệng lỗ phải tròn và bóng.
Trong lỗ dầu ở cổ trục của động cơ có tốc độ cao thường lắp các ống lọc để lọc sạch các cặn bẩn.
Ngoài ra trên trục khuỷu còn lắp đối trọng để động cơ chạy êm, đối trọng làm cân bằng lực quán tính và mô men của lực quán tính không cân bằng của các cơ cấu piston - biên - trục khuỷu chuyển động tịnh tiến song song sinh ra. Đồng thời làm cân bằng các mô men tác dụng lên khung động cơ.
Cấu tạo thanh truyền Trả lời:
Thanh truyền gồm ba phần : đầu nhỏ, thân, đầu to
1. Đầu nhỏ, 2. Bạc đầu nhỏ, 3. Thân, 4. Nửa trên đầu to, 5. Nửa dưới đầu to, 6. Chốt định vị bạc, 7. Bulong lắp ghép, 8. Bạc đầu to, 9. Lớp kim chống mòn, 10. Máng
chứa dầu, 11. Lỗ dẫn dầu bôi trơn.
- Đầu nhỏ
Là đầu nối với piston thông qua chốt piston. Đầu nhỏ thường được chế tạo liền với thân thanh truyền.
Kích thước đầu nhỏ được xác định theo đường kính ngoài của chốt piston và khả năng đạt nó trong lòng piston. Nếu đầu nhỏ lắp lỏng với chốt piston thì bên trong đầu nhỏ có bạc lót để chống mòn, bạc lót thường được làm bằng thép hoặc đồng, mặt trong có tráng lớp hợp kim đỡ sát; trên bạc lót có lỗ dẫn dầu bôi trơn. Bạc được cố định với đầu nhỏ bằng chốt định vị hoặc bằng phương pháp ép chặt.
- Thân thanh truyền
Thân thanh truyền để nói đầu to với đầu nhỏ, thon dầu từ đầu to đến đầu nhỏ. Chiều dài của thanh truyền chính là khoảng cách giữa đường tâm đầu to và tâm đầu nhỏ đều có bán kính góc lượn lớn để tránh ứng suất tập trung