+ Hành trình nạp khí
Trong hành trình này, piston đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp hút mở, xupáp xả đóng, thể tích trong xilanh (phía trên piston) tăng lên làm áp suất trong xilanh giảm xuống.
Nhờ sự chênh lệch áp suất mà không khí từ bên ngoài được hút vào xilanh (thông qua bầu lọc khí, ống hút và cửa nạp. Khi piston xuống đến điểm chết dưới thì xupáp hút đóng lại hoàn toàn kết thúc hành trình nạp khí.
+ Hành trình nén khí
Trong hành trình này, các xupáp hút và xupáp xả đều đóng kín., piston đi từ ĐCD lên ĐCT, không khí trong xilanh bị nén lại do thể tích của xilanh giảm dần làm cho áp suất và nhiệt độ khí nén tăng lên rất cao. Cuối quá trình nén, áp suất khí nén có thể lên tới 40 – 50kG/cm2 kèm theo việc tăng nhiệt độ không khí lên tới 500-7000C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ tự cháy của nhiên liệu. Hành trình nén kết thúc khi piston tới ĐCT.
Về mặt lý thuyết thì khi piston lên đến ĐCT, nhiên liệu sẽ được phun vào buồng đốt dưới dạng sương mù.
+ Hành trình cháy giãn nở sinh công (kỳ nổ)
1 2 2 3 4 5 6 7 8 9 Hút Nén Nổ Xả
Trong hành trình này, các xupáp vẫn đóng kín. Piston ở điểm chết trên, nhiên liệu phun vào buồng đốt gặp khí nén có nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy. Quá trình cháy khoảng 40% nhiên liệu gần như là quá trình đẳng tích, 60% nhiên liệu còn lại cháy ở trong điều kiện gần như là đẳng áp. Nhiệt độ và áp suất trong buồng cháy tăng lên mãnh liệt khí cháy giãn nở rất mạnh đẩy piston đi xuống, thông qua cơ cấu biên làm quay trục khuỷu.
+ Hành trình thải khí (kỳ xả)
Trong hành trình này, xupáp xả mở, xupáp hút đóng, piston đi từ ĐCD lên ĐCT,
khi piston ở ĐCD xupáp xả bắt đầu mở, khí thải trong xilanh tự xả ra ngoài, sau đó piston đi lên tiếp tục đẩy khí thải ra. Khi piston lên đến điểm chết trên thì xupáp thoát đóng lại, xupáp hút lại mở ra, không khí lại được nạp vào xilanh để bắt đầu một chu trình mới.
Các chu trình hoạt động tiếp diễn liên tục theo tính chu kỳ khiến cho động cơ hoạt động liên tục.
Câu 14: Trình bày những hư hỏng thông thường của nắp xilanh, nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (4 điểm).
Trả lời:
- Hư hỏng đặc trưng của nắp xilanh là các vết nứt xuất hiện bên trong của các vách ngăn và ở bên ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ làm mát không đảm bảo, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bề mặt làm viêc, xảy ra ứng suất nhiệt và hậu quả của nó là nứt. Mặt khác, việc tháo lắp không đúng kỹ thuật cũng gây hiện tượng nứt nắp xilanh.
- Trường hợp nứt bên ngoài có thể khoan chặn 2 đầu vết nứt rồi tiến hành hàn lại ; vết nứt nhỏ và ngắn có thể tạo miếng vá bằng cách dùng vít ép các miếng đệm cao su.
- Nếu nắp xilanh bị nứt ở phía trong, ở những vị trí không hàn được thì phải thay mới
Ngoài những dạng sai hỏng trên, nắp xilanh có một số hư hỏng sau:
- Bị ăn mòn, cháy, rỗ phía tiếp xúc với khí cháy; phải đánh sạch vết rỗ hoặc ra công lại.
-Bề mặt lắp ghép bị cháy, rỗ, biến dạng; gia công lại - Bị mòn tại bệ đặt xupap, phải đem rà với xupap.
- Bị ăn mòn do nước làm mát (nếu mòn thủng phải thay mới).
Câu 15: Trình bày những hư hỏng thông thường của piston, nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (4 điểm).
Trả lời:
- Phần dẫn hướng của piston bị mài mòn do ma sát với sơmi xilanh. Sau khi kiểm tra, nếu độ côn, độ ôvan còn nằm trong giới hạn cho phép thì vẫn tiếp tục sử dụng piston và thay thế xecmang mới để đảm bảo độ kín khít (nếu xecmang không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật). Nếu độ côn và độ ô van vượt quá mức độ cho phép thì cho phép gia công, nhưng phải chú ý khe hở lắp ghép giữa piston và sơmi xilanh. Cũng có thể phải thay mới piston hoặc sơ mi xilanh để đảm bảo yêu cầu.
- Phần dân hướng bị xây xát, xước do hiện tượng kẹt piston trong xilanh, do tạp chất cơ học lẫn trong dầu bôi trơn, do mẻ, gẫy xecmăng sửa chữa bằng phương pháp tiện, mài lại nhưng cần chú ý đến khe hở lắp ráp giữa sơ mi và piston.
- Rãnh xec măng trên piston bị mài mòn do ma sát, lực va đập với xec măng làm dập thành rãnh; Việc tiện được thực hiện trên máy tiện thường hoặc máy tiện đứng hoặc mài trên máy chuyên dùng.
- Lỗ chốt piston bị mài mòn do lực ma sát với chốt trong quá trình động cơ hoạt động. Độ mài mòn trong lỗ chốt được khắc phục bằng cách tiện và mài. Sau đó hắc phục chốt cũ bằng cách mạ để tăng kích thước đường kính
- Đỉnh piston bị nứt, các vết nứt có thể ở vùng trung tâm hoặc ở các mép. Nguyên nhân các vết nứt là do ứng suất nhiệt quá lớn đối với những động cơ có làm mát đỉnh hoặc do chênh lệch nhiệt độ lúc khởi động động cơ. Nếu piston làm bằng thép, sửa chữa bằng cách hàn điện, sau khi hàn phải khử ứng suất dư.
- Đỉnh piston bị cháy do luôn tiếp xúc với nhiệt độ cao, …Sửa chữa bằng cách hàn sau đó gia công bằng dao định hình.
- Một số hư hỏng nữa thường xảy ra trong quá trình khai thác là piston bị bó kẹt trong xilanh, nguyên nhân cơ bản là khe hở giữa piston và xilanh không đảm bảo, chế độ làm mát kém, động cơ không đảm bảo, xecmăng bị gãy…….
Sau sửa chữa phải kiểm tra lại trọng lượng piston.
Câu 16: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối khí kiểu xupap treo? (4 điểm).
Chú thích 1. Ổ đặt xupáp 2. Xu páp 3. Bạc dẫn hướng 4. Lò xo 5. Đĩa tựa 6. Móng hãm 7. Đòn gánh 8. Trục đòn gánh 9. Vít điều chỉnh 10. Giá đỡ 11. Đũa đẩy 12. Con đội 13. Cam 14. Bánh răng b.Nguyên lý hoạt động:
- Khi phần cao của cam tác động: Con đội được chuyển động đi lên→ đũa đẩy đi lên → thông qua đòn gánh → lò xo 4 bị nén lại → xupáp chuyển động xuống phía dưới mở van nạp (xả),
hút hỗn hợp hoặc không khí vào buồng đốt với xupap hút xả khí đã cháy với xupap xả
- Khi phần cao của cam không tác động: thông qua con đội, đũa đẩy, đòn gánh, lò xo bị giãn ra kéo xupáp trở lại vị trí đóng như ban đầu.
Câu 17: Vẽ hình, trình bày kết cấu, nhiệm vụ của Đòn gánh? (4 điểm). Trả lời:
Đòn gánh, con lăn.
1 - Con lăn; 2 - Đòn gánh; 3 - Trục cam; 4 - Vít điều chỉnh.
Nhóm cò mổ
1 - Vít điều chỉnh; 2 - Đòn gánh; 3 - Giá đỡ trục đòn gánh; 4 - Bạc lót; 5 - Trục