CÂU HỎI VẤN ĐÁP HỆ THỐNG PHỤC VỤ ĐỘNG CƠ

Một phần của tài liệu 2015107165240 (Trang 60 - 61)

- Để đảm bảo cho dòng điện nạp không thay đổi trong quá trình nạp cần phải điều chỉnh tăng dần điện áp của nguồn nạp tương ứng với quá trình tăng

7. CÂU HỎI VẤN ĐÁP HỆ THỐNG PHỤC VỤ ĐỘNG CƠ

Câu 1: Từ bản vẽ cho trước, trình bày nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston? (3 điểm)

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston Trả lời:

Khi động cơ hoạt động, trục bơm cao áp quay, làm vấu cam quay theo, piston chuyển động đi lên trong xilanh nhờ vấu cam, đi xuống nhờ lò xo.

- Khi vấu cam quay xuống (hình a)

Piston chuyển động xuống dưới nhờ lực đẩy của lò xo, làm cho thể tích xilanh phía trên piston (khoang a) tăng lên áp suất giảm xuống. Nhờ sự chênh lệch áp suất mà van thoát đóng, van nhập mở, nhiên liệu trên đường nhập sẽ được hút vào khoang a. Đồng thời thể tích xilanh phía dưới piston (khoang b) giảm làm áp suất tăng lên , nhiên liệu trong khoang b sẽ bị đẩy lên theo đường dẫn ra đường thoát, qua bầu lọc tinh đến khoang nhập dầu của bơm cao áp. Đây là hành trình rất quan trọng của bơm, vì nó vừa làm nhiệm vụ lọc nhiên liệu vừa làm nhiệm vụ cấp nhiên liệu lên đường dầu cao áp.

- Khi vấu cam lên trên (hình b)

Vấu cam sẽ đẩy con đội con lăn và cán piston đi lên, các lò xo và bị nén lại. Piston đi lên, làm cho thể tích ở khoang a giảm, áp suất tăng, van nhập đóng, van thoát mở ra. Lúc này, thể tích khoanh b tăng, nên áp suất giảm, một phần nhiên liệu ở khoang a theo đường dẫn điền vào khoang b (vì trong khoang này có chứa cán piston nên không thể chứa hết cán nhiên liệu từ không gian a đẩy ra), số nhiên liệu rôi ra sẽ ra đường ống thoát, qua bầu lọc tinh tới khoang nhập của bơm cao áp.

Trong quá trình bơm hoạt động , có kho áp suất nhiên liệu phía sau bơm đã dạt mức quy định, thì áp suất trong khoang b sẽ cân bằng với lực đẩy của lò xo, do đó piston không được ép đi xuống nữa, mà ở vị trí lơ lửng trong xilanh (hình c). Hiện tượng này gọi là hiện tượng piston bị treo. Khi đó bơm tạm ngừng cấp nhiên liệu cho bơm cao áp. Sau khi bơm cao áp sử dụng bớt 1 phần nhiên liệu thì áp suất trong khoang b giảm xuống , lò xo sẽ đẩy piston đi xuống, tỳ vào cán piston tiếp tục bơm nhiên liệu. Như vậy, bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston có khả năng tự điều chỉnh áp suất nhiên liệu, mà không cần bố trí van điều chỉnh áp suất.

Câu 2: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tao, nguyên lý hoạt động, phương pháp vệ sinh bầu lọc nhiên liệu? (3 điểm):

Trả lời: a. Cấu tạo

Về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại bầu lọc nói chung là giống nhau, gồm có: vỏ, lõi lọc, đường dẫn nhiên liệu vào, ra, các nút xả cặn, xả không khí ... chỉ khác nhau về vật liệu làm lõi lọc.

- Bầu lọc thô dùng lõi lọc bằng các lá đồng ghép lại (bầu lọc kiểu tấm – khe hở), hoặc lõi lọc bằng lưới dây đồng (bầu lọc kiểu lưới). - Bầu lọc tinh dùng lõi lọc bằng các tấm le, dạ, hoặc lõi lọc bằng sợi bông.

Cấu tạo một bầu lọc được thể hiện trên hình vẽ. Vỏ bầu lọc 4 bao phía bên ngoài, còn gọi là cốc lọc. Đường số 1 là đường nhiên liệu vào. Trong cốc lọc là lõi lọc 5 (còn gọi là những phần tử lọc, tấm lọc ,..), bên ngoài là ống rỗng hình mắt sàng 7. Bầu lọc có trục 6, nắp 10, vít xả cặn 3, và vít xả khí (9), nhiên liệu sau khi lọc sạch, đi ra theo đường 8.

b. Nguyên lý hoạt động

Nguyên tắc chung là nhiên liệu bẩn được đưa vào từ phía ngoài lõi lọc, còn nhiên liệu sạch được lấy từ phía trong lõi lọc.

- Nhiên liệu chưa lọc được đưa vào bầu lọc theo đường số 1, chứa đầy trong cốc lọc 4, ngấm qua lõi lọc 5 vào bên trong. Các tạp chất có kích thước lớn hơn khe hở lọc của lõi lọc đều bị giữ lại ở phía ngoài lõi. Nhiên liệu sạch chảy qua ống rỗng hình mắt sàng 7, điền đầy bên trong rồi được đi ra ngoài theo đường 8.

- Trước khi khởi động động cơ, phải mở nút xả khí 9 để xả hết không khí ra ngoài, tạo điều kiện cho nhiên liệu chảy đầy bầu lọc.

- Sau một thời gian sử dụng, phỉa mở nút xả cặn 3 để xả cặn bẩn.

Một phần của tài liệu 2015107165240 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w