5. Kết cấu đề tài
2.1.3 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, khách hàng của hoạt động xuất khẩu đa phần là người nước ngoài. Do đó, nhà xuất khẩu không thể dùng các chiến lược tương tự như khách hàng trong nước, mà cần phải tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sống kể cả pháp luật của các nước mà mình muốn xuất hàng. Có như vậy thì hoạt động xuất khẩu mới được thực hiện dễ dàng và thành công. Để làm được điều này, nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu thật sâu về các nước trên thế giới mới xác định được thị trường mục tiêu và khách hàng của mình, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu được thực hiện chủ yếu thông qua hợp đồng xuất khẩu và thường là số lượng hàng hóa lớn mới có thể đem lại lợi nhuận. Vì chi phí cho mỗi lần xuất khẩu cũng khá cao.
Thứ ba, hàng hóa xuất khẩu rất đa dạng, tùy thuộc vào lợi thế vốn có của mỗi quốc gia. Chẳng hạn như Việt Nam hay xuất khẩu lúa gạo, Nhật Bản hay xuất khẩu đồ điện tử, Brazil thì có thế mạnh về cà phê.
Thứ tư, xuất khẩu là hoạt động khá phức tạp, không chỉ đơn thuần là mua và bán. Để có thể xuất khẩu, phải trải qua rất nhiều bước. Từ việc xin giấy phép xuất khẩu, đến
18
kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục hải quan…Vì thế, thời gian để xuất khẩu cũng khá dài, không giống như việc mua bán trong nước.
Thứ năm, phương tiện để xuất khẩu vô cùng đa dạng: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đa phương thức…Trong đó mỗi phương tiện vận chuyển còn chia ra làm nhiều loại khác. Nhà xuất khẩu cần phải tính toán cẩn thẩn về mặt chi phí, xem cách nào có chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo việc giao hàng xuất khẩu cho khách hàng.
Thứ sáu, hoạt động xuất khẩu cũng có rất nhiều phương thức để thanh toán: tiền mặt, phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, L/C…
Thứ bảy, vì xuất khẩu là việc bán hàng sang nước ngoài, trên đường đi có thể gặp rất nhiều rủi ro (thời tiết xấu, cướp biển). Vì thế, bảo hiểm là một thứ không thể thiếu, luôn đi kèm với hoạt động xuất khẩu.