5. Kết cấu đề tài
3.2.2 Phân tích theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giao hàng xuất khẩu
khẩu bằng đường biển
3.2.2.1 Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian ở đây được tính từ lúc công ty bắt đầu kí hợp đồng với khách hàng đến khi hàng hóa được bàn giao cho cảng. Tỉ lệ hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn của Công ty khoảng 80%, trung bình từ 2-5 ngày.
3.2.2.2 Chi phí
- Phí vận chuyển: phí này thường được tính trước từ bước kí hợp đồng với khách hàng để đưa ra giá và báo giá cho khách hàng. Nên đây là chi phí mà Công ty có thể kiểm soát được mà không đáng quan ngại. Thỉnh thoảng, khi hợp đồng đến cùng một lúc, lượng xe đầu kéo của Công ty không đủ đáp ứng để phục vụ, khi đó Công ty sẽ thuê thêm xe đầu kéo và phát sinh thêm chi phí.
- Phí lưu bãi tại container tại cảng: Do 80% hợp đồng được thực hiện hiệu quả về mặt thời gian nên kéo theo hiệu quả về mặt chi phí. Thời gian lưu bãi nằm trong thời hạn quy định nên không chịu thêm phí.
3.2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu bằng
đường biển tại Công ty
➢ Ưu điểm
- Công ty xây dựng được cho mình một quy trình giao hàng xuất khẩu rất rõ ràng, từng bước được thực hiện với nhau một cách chặt chẽ.
- Tốc độ cung cấp dịch vụ tương đối nhanh. Thường thì một quy trình kéo dài từ 2 đến 5 ngày kế từ khi kí kết hợp đồng với khách hàng đến khi kết thúc quy trình.
- Công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có chuyên môn. Họ thấu hiểu về quy trình giao hàng của công ty nên có thể thực hiện một cách nhịp nhàng và chính
56
xác. Họ nắm bắt tường tận các yếu tố liên quan đến công việc như vị trí các cảng biển, tập quán làm việc của từng cảng, lịch trình và giá cước của các hãng tàu, quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu…từ đó, họ sẽ nhanh chóng tư vấn cho các khách hàng và thực hiện công việc hiệu quả, biết cách giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh. - Công ty luôn đặt uy tín của mình lên hàng đầu. Vì thế công ty luôn cố gắng thiết lập các mối quan hệ với các hãng tàu, các cảng, các công ty vận tải…Công ty có một lượng khách hàng thân thiết nhất định như Công ty TAVICO là một công ty lớn làm về gỗ, điều đó chứng tỏ quy trình giao hàng xuất khẩu của công ty đã được công nhận và làm hài lòng khách hàng.
➢ Nhược điểm
- Việc giao hàng vẫn còn xảy ra trường hợp chậm trễ. Nguyên nhân chủ yếu nhân viên nhận chứng từ không xem xét, kiểm tra kĩ lưỡng khi nhận chứng từ của khách hàng; nhận thiếu chứng từ, chứng từ bị lỗi.
- Nhân viên của Công ty đã quen với công việc hằng ngày của mình nên công việc được thực hiện một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi công ty có vấn đề đột xuất cần chuyển nhân viên qua khâu khác, thì họ sẽ gặp lúng túng không hoàn thành được công việc một cách tốt nhất. Và kiến thức của nhân viên Công ty về Logistics vẫn còn rất nhiều lỗ hỏng.
- Nguồn vốn và cơ sở vật chất có hạn của công ty cũng gây ra một số khó khăn. Như số lượng xe đầu kéo container còn ít nên không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thường phải thuê ngoài làm phát sinh thêm chi phí.
57
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY MARINE SKY
LOGISTICS 4.1 Tình hình xuất khẩu tại Việt Nam
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2017 đạt 35,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2017 đạt 198,22 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 6/2017 đạt gần 17,8 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 5/2017 và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2017 đạt 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 4.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại từ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013-2017
58
Xuất khẩu hàng hóa 6 tháng 2017, có 19 nhóm hàng/45 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 2 nhóm hàng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 10 nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất đạt kim ngạch 69,94 tỷ USD, chiếm 71,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 4.2: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất 6 tháng/2017 so với cùng kỳ 2016
Điện thoại các loại và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 3,23 tỷ USD,
giảm 21,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 6 tháng/2017 đạt 19,5 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 6 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Hàn Quốc.
59
Hàng dệt may: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 2,37 tỷ USD, tăng 23,1% so
với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 11,75 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước;
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là
2,05 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 11,56 tỷ USD, tăng 45,8% so với tháng trước.
Trong 6 tháng/2017, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, thị trường EU (28 nước), Mỹ.
Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là
1,03 tỷ USD, giảm 14,2% so với tháng trước; Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 5,93 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước;
Gỗ và sản phẩm gỗ: Đạt trị giá xuất khẩu trong tháng là 633 triệu USD, tăng 2,5% so
với tháng 5/2017, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng nông sản: (bao gồm: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và
sản phẩm từ sắn; cao su) Đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng là 1,53 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 8,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với tháng trước.
Hàng nông sản xuất khẩu trong 6 tháng/2017 chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, thị trường EU (28 nước), Mỹ.
60
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics đường biển tại Công ty TNHH Marine Sky Logistics
4.2.1. Khắc phục vấn đề chậm trễ
Những chậm trễ trong việc hoàn thành bộ chứng từ đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố con người, nhân viên nhận chứng từ mắc nhiều thiếu sót. Để khắc phục vấn đề chậm trễ, có một số giải pháp sau:
- Cần có một đội ngũ nhân viên tư vấn, am hiểu về các nghiệp vụ trong quy trình giao nhận. Nắm vững kiến thức về các hoạt động của Công ty, Incoterm, về giá cả trên thị trường, về thuế xuất nhập khẩu…Vì đối với những khách hàng ít kiến thức về xuất nhập khẩu, nhân viên thường phải mất thời gian để diễn giải, phân tích cho khách hàng để họ hiểu và tin tưởng khi chọn Công ty. Một đội ngũ nhân viên tư vấn tốt sẽ giúp cho bước này được giảm thời gian.
- Cần liệt kê ra danh sách các chứng từ cần thiết và những điều cần kiểm tra trong các chứng từ đó. Khi nghiệp vụ bắt đầu, chỉ cần lấy tài liệu đó ra để đối chiếu và thực hiện, như vậy sẽ nhanh chóng và chính xác hơn. Khi gửi thông tin cho khách hàng để họ chuẩn bị chứng từ cũng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
61
Bảng 4.1: Ví dụ các loại chứng từ cần kiểm tra STT
Loại chứng từ cần kiểm
tra
Số
lượng Nội dung cần kiểm tra
Căn cứ kiểm tra 1 Hợp đồng ngoại thương (Sale contract) 1 bản sao - Tên hàng.
- Mô tả hàng hóa (Số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại) - Thời gian, địa điểm giao hàng - Phương thức giao hàng
- Phương thức thanh toán - Chứng từ được yêu cầu
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương làm cơ sở, căn cứ để kiểm tra các loại chứng từ khác 2 Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) 1 bản chính
- Thông tin người gửi, người nhận. - Mô tả hàng hóa (Số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại) - Thời gian, địa điểm giao hàng - Phương thức giao hàng
- Phương thức thanh toán
Các nội dung cần kiểm tra phải giống trên hợp đồng (hoặc L/C) 3 Vận đơn (Bill of Lading) 1 bản sao - Chữ kí của người phát hành.
- Phải có “Ship on board/On board/Clean on board”
- Thông tin người gửi, người nhận, người được thông báo.
- Thông tin hàng hóa.
- Cảng bốc hàng và dỡ hàng - Cước phí
- Số L/C (nếu có)
Kiểm tra các nội dung này khớp với hợp đồng (hoặc L/C) 4 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) 1 bản chính
- Thông tin người gửi, người nhận. - Cảng đi, cảng đến.
- Mô tả hàng hóa. - Số L/C (nếu có)
Nội dung kiểm tra dựa trên hợp đồng (hoặc L/C)
62
- Nhân viên chứng từ là người đặc biệt quan trọng, cần là người có tính kỹ lưỡng. Khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên sẽ kiểm tra, đối chiếu thông tin xem đã đủ, đúng hay chưa; nếu phát hiện ra sai sót cần biết chính xác nguyên nhân gây ra lỗi sai để có thể sửa chữa một cách nhanh chóng.
4.2.2 Khắc phục vấn đề nguồn nhân lực
Chất lượng về nguồn nhân lực luôn là lợi thế cho bất cứ công ty nào. Ngành Logistics Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng vẫn còn khá non trẻ, vì thế thiếu một nguồn nhân lực hùng hậu về cả số lượng lẫn chất lượng. Nắm bắt được điều này, Công ty cần đầu tư một đội ngũ nhân lực có năng lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Một số giải pháp trong vấn đề nguồn nhân lực là:
- Bước đầu tuyển dụng có thể nói là bước quan trọng nhất. Công ty cần nắm rõ những phẩm chất, kĩ năng nào là phù hợp với công việc cần tuyển để có thể tìm được người phù hợp với công việc. Ví dụ nhân viên chứng từ cần là người kĩ tính, chu đáo; nhân viên giao nhận cần là người nhanh nhẹn.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trong Công ty. Có thể là tham gia các cuộc hội thảo về Logistics, hoặc tham gia các khóa học của Viện Logistics. Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu ý là Công ty cần làm bản cam kết cho những nhân viên đi tham gia các khóa học đó, để đảm bảo họ vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến cho Công ty sau khi học xong.
- Kiểm tra kiến thức của nhân viên định kì về các hoạt động dịch vụ của Công ty, kiến thức về hoạt động Logistics, để đảm bảo các nhân viên vẫn nắm vững thông tin và kiến thức, tránh sai sót.
- Vì tình trạng nhảy việc ở Công ty vẫn còn nhiều nên Công ty cần có những chính sách lương thưởng thích hợp, để có thể giữ chân nhân viên cũng như là thu hút các ứng viên giỏi khác.
63
4.2.3 Hoàn thiện công tác đầu tư cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ là một thế mạnh lớn cho Công ty. Vì thế việc đầu tư cho cơ sở vật chất cũng không thể bỏ qua.
- Đầu tư thêm hệ thống xe đầu kéo để có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khá nan giải cho một công ty còn non trẻ như MSL. Thêm vào đó, dịch vụ Logistics là một dịch vụ mang tính chất thời vụ. Vào thời điểm trầm lắng của thị trường thì đội vận tải hầu như không có nhiều hàng hóa để vận chuyển, nhưng vào thời điểm sôi nổi của thị trường thị Công ty lại không đủ xe đầu kéo để có thể phục vụ khách hàng.
- Một giải pháp khác trong vấn đề cơ sở vật chất là Công ty có thể thuê xe liên kết. Nên có sẵn danh sách những đối tác cho thuê xe, để khi hệ thống xe của Công ty không đủ thì lập tức liên hệ thuê xe để đảm bảo tiến độ cho khách hàng.
64
KẾT LUẬN
Hoạt động giao nhận hàng hóa, nhất là hàng xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó sẽ tạo ra động lực giúp cho dòng lưu thông của hàng hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Công ty MSL từ khi ra đời luôn không ngừng nỗ lực, cung cấp các dịch vụ về logistics cho khách hàng. Nhưng do Công ty còn non trẻ nên còn tồn tại nhiều nhược điểm trong các nghiệp vụ của mình, đặc biệt là nghiệp vụ giao nhận – dịch vụ được sử dụng nhiều nhất tại Công ty.
Đề tài đã phân tích được thực trạng giao nhận hàng xuất khẩu của Công ty, giúp Công ty có cái nhìn tổng quát về hoạt động giao nhận của mình. Sau đó chỉ ra được các vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp mà Công ty có thể tham khảo. Tuy nhiên do được thực hiện trong thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm cũng chưa sâu sắc nên đề tài cũng không thể tránh khỏi sai sót.
Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực giao nhận hàng hóa ngày càng nhiều, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không chỉ riêng Công ty TNHH Mairine Sky Logistics mà bất kể công ty nào muốn duy trì và phát triển hoạt động của mình trong lĩnh vực này đều cần phải có sự quan tâm thích đáng và đầu tư cho hoạt động giao nhận hàng hóa. Đó phải là một sự đầu tư mang tính chiến lược và toàn diện. Và bên cạnh nỗ lực của bản thân thì các công ty cũng rất cần đến sự quan tâm chỉ đạo từ phía Nhà nước. Sự đầu tư, chỉ đạo mang tính vĩ mô của nhà nước sẽ góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Quốc Dũng và Cộng sự (2015), Nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Tài Chính, 537 trang.
2. Dương Hữu Hạnh (1973), Cẩm nang nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thống kê, 601 trang.
3. Trần Huỳnh Thúy Phượng và Nguyễn Đức Thắng (2009), Kỹ thuật ngoại thương,
Nhà xuất bản Thống kê, 671 trang.
4. Nguyễn Như Tiến (2011), Giáo trình Vận tải giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 387 trang.
5. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2016), Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu,
Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 560 trang.
6. Lê Trung Hiếu (2013), Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần giao nhận tiếp vận quốc tế, Đề án môn học, Trường Đại học Tài chính – Marketing.
7. Châu Minh Quân (2009), Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Asian Groupage Services VietNam, Báo cáo thực tập, Trường Cao