5. Kết cấu đề tài
2.1.5 Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển
2.1.5.1 Định nghĩa hoạt động giao nhận và người giao nhận
Theo “Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)”, dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa. (PGS. TS. Nguyễn Như Tiến, 2011).
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
Tóm lại, giao nhận là tập hợp các công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (bên bán) đến nơi nhận hàng (bên mua).
Người giao nhận (Forwarder/ Freight forwarder/ Forwarding agent) là người kinh doanh dịch vụ giao nhận. Theo “Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA)”, người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,…
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
24
Tóm lại, người giao nhận là người thực hiện công tác giao nhận hàng hóa, hoạt động dựa trên sự ủy thác của chủ hàng và bảo vệ lợi ích của chủ hàng. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
2.1.5.2 Vai trò của người giao nhận
Trong thời đại xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng như hiện nay thì hoạt động giao nhận cũng như người giao nhận đóng vai trò không nhỏ. Điều này thể hiện ở một số mặt như:
Thứ nhất, ngành giao nhận phát triển đặc biệt đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp cần thực hiện giao nhận mà không đủ chuyên môn, kinh nghiệm hay các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Điều này giúp lưu thông việc mua bán hàng hóa được thuận lợi, giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển.
Thứ hai, ngành giao nhận phát triển là cơ sở cho các ngành khác phát triển theo. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động giao nhận như cảng biển, sân bay, nhà ga đường sắt, đường quốc lộ…Một lĩnh vực khác cũng có thể kể đến như là ngành bảo hiểm, hoạt động giao nhận ngày càng đa dạng nên kèm theo đó là các loại bảo hiểm cho hoạt động giao nhận cũng ngày càng đa dạng.
Thứ ba, hoạt động giao nhận đã tạo nên không ít việc làm cho người lao động. Bao gồm có các công việc chứng từ, nhân viên giao nhận, chở hàng...
Thứ tư, hoạt động giao nhận giúp đẩy mạnh việc mua bán hàng hóa với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hóa các chứng từ, thủ tục hải quan…do đó hấp dẫn với các bạn hàng nước ngoài hơn, đẩy mạnh quan hệ kinh doanh quốc tế.
25
2.1.5.3 Tổ chức hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển a) Cơ sở pháp lý
Việc giao nhận được thực hiện dựa trên một số cơ sở pháp lý như:
- “Điều kiện kinh doanh chuẩn” do FIATA soạn thảo, ghi rõ các nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của người giao nhận.
- Công ước Vienne 1980 về mua bán quốc tế, được áp dụng chính thức tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.
- Các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng Hải Việt Nam 2005, Luật Hải quan.
- Nghị định 25CP, 200CP, 330CP.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: quyết định 2106/QĐ-GT ngày 28/03/1997 liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.
b) Nhiệm vụ của các bên tham gia quá trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển
Nhiệm vụ của cảng biển
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu, nếu được ủy thác. - Tiến hành việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa trong khu vực cảng.
- Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng Cảng phải công bố định mức bốc dỡ cho từng loại hàng, từng loại tàu khác nhau trên cơ sở khả năng bốc dỡ thực tế của cảng.
26
- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì càng phải bồi thường, nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong, nếu bao, kiện hoặc dấu xi chì còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ ràng.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp xuất khẩu
- Tiến hành việc giao nhận hàng hóa với tàu hoặc ủy thác cho cảng về việc giao nhận, nếu mình không tự giao nhận và tiến hành nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng. - Cung cấp cho cảng thông tin về hàng hóa và tàu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh. - Lập chứng từ cần thiết.
- Thanh toán các loại phí cho cảng.
Nhiệm vụ của hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển, hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển.
27
c) Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu tại cảng biển
Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: giao hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lập bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ để thanh toán tiền hàng.
Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu
+ Lập danh sách hàng (cargo list) gửi hãng tàu hoặc yêu cầu cấp “Lệnh giao container rỗng”; sau đó đóng hàng vào container.
+ Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký chuyến tàu; + Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan;
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
+ Khai báo qua hải quan điện tử trước khi đến cơ quan hải quan;
+ Khai và nộp tờ khai hải quan cùng với các giấy tờ khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy phép xuất khẩu, khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp cho ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai; + Thanh toán các loại phí cần thiết cho cơ quan hải quan.
Bước 3: Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hóa, tính thuế
+ Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần vầ lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp;
+ Hải quan sau khi nhận được hồ sơ của chủ hàng sẽ thực hiện bước kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuy nhiên hiện nay hải quan đã dần chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
28
(kiểm tra sau khi thông quan). Tùy theo loại hàng mà sẽ được phân luồng và có cách kiểm tra khác nhau.
Quy định về phân luồng hàng hoá xuất khẩu và kiểm tra hải quan (Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tài chính):
Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Cán bộ hải quan chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.
Luồng vàng: miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hồ sơ chuyển qua bộ phận tính giá thuế để kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.
Luồng đỏ: Hồ sơ được chuyển qua bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa. Tùy tỷ lệ phân kiểm hóa của lãnh đạo chi cục mà chủ hàng xuất trình 5%, 10% hay 100% hàng để hải quan kiểm tra. Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa đúng với khai báo của tờ khai và chứng từ liên quan, cán bộ hải quan sẽ bấm niêm phong hải quan vào container và sẽ ghi chú vào tờ khai xác nhận hàng hóa đúng khai báo và chuyển hồ sơ qua lãnh đạo chi cục duyệt, đóng dấu thông quan “đã làm thủ tục hải quan” vào tờ khai xuất khẩu.
+ Đóng các loại phí cần thiết cho thủ tục thông quan.
+ Sau khi Hải quan kiểm tra hàng hóa, lấy lại tờ khai và thanh lý tờ khai hải quan.
Bước 4: Giao hàng hóa xuất khẩu cho tàu
- Đối với hàng đóng trong container
Nếu gửi hàng nguyên (FCL/FCL)
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác làm giấy lưu cước (Booking note) rồi đưa lại cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu để xin ký cùng với bản Danh mục hàng (Cargo list);
29
+ Sau khi ký giấy lưu cước, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao container rỗng, giao phiếu đóng gói (Packing list) và niêm phong (Seal);
+ Chủ hàng lấy container rỗng về để đóng hàng vào tại địa điểm quy định, lập phiếu đóng gói;
+ Mang container đã đóng hàng ra cảng để làm thủ tục hải quan;
+ Giao phiếu đóng gói cho Phòng Thương vụ của cảng để cảng làm thủ tục; đến hải quan đăng ký hạ bãi container đồng thời lập hướng dẫn xếp hàng (shipping order) để trên cơ sở đó lập B/L;
+ Vận chuyển container ra bãi để làm thủ tục hạ bãi và đóng phí. Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng xem như hoàn thành; chủ hàng có thể lấy B/L;
+ Trước khi sắp container lên tàu, đại lý tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu (loading list), sơ đồ xếp hàng, thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho điều độ của cảng biết để bố trí người và phương tiện;
+ Bốc hàng lên tàu (do cảng làm). Nhân viên giao nhận liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/L nhận để xếp (nếu trước đó đã cấp).
Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
+ Chủ hàng gửi danh mục hàng (Cargo list) cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, hoặc người giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hoặc nhân viên giao nhận sẽ thỏa thuận với chủ hàng về thời gian, địa điểm giao nhận hàng;
+ Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng ra cảng để kiểm tra hải quan và giao cho người chuyên chở hoặc người giao nhận tại ICD quy định và lấy B/L (có ghi Part of Container) hay House B/L;
30
+ Người chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, bốc container lên tàu và vận chuyển. Nếu thông qua người giao nhận thì nhân viên giao nhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ hàng vào container vào giao nguyên container cho hãng tàu để lấy B/L; + Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan.
- Đối với hàng rời khác
Chủ hàng trực tiếp giao hàng cho tàu hoặc ủy thác cho cảng để cảng giao hàng cho tàu. Các bước tiến hành như sau:
+ Vận chuyển hàng từ kho cảng, lấy lệnh xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải;
+ Tiến hành bốc vào giao hàng cho tàu (do công nhân của cảng làm). Hàng được giao dưới sự giám sát của cán bộ hải quan.
+ Sau khi xếp hàng, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu và cùng ký xác nhận với tàu;
+ Lập biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để lập B/L;
+ Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Bước 5: Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương và L/C (nếu thanh toán theo L/C), nhân viêc giao nhận lập các giấy tờ cần thiết đề hoàn thành bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường có những giấy tờ cần thiết sau:
- B/L - Hối phiếu
31 - Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận phẩm chất, trọng lượng, số lượng - Giấy khử trùng, chứng nhận kiểm dịch (nếu có) - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Giấy chứng nhận của người thụ hưởng
- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu xuất CIF/CIP)
Bước 6: Thanh toán các chi phi cần thiết
Các chi phí cần thiết bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc hàng, bảo quản, lưu kho...