5. Kết cấu đề tài
2.1.4 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Một số hình thức xuất khẩu điển hình ở Việt Nam có thể kể đến như sau:
2.1.4.1 Xuất khẩu tại chỗ
Khái niệm:
Là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với hàng hóa do thương nhân Việt Nam xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài, nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hóa đó được giao tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. (Đỗ Quốc Dũng và Cộng sự, 2015)
Đối với hình thức này hàng hóa không cần xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan về xuất khẩu tại chỗ. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có thuế GTGT là 0%. Thuế xuất khẩu nộp theo quy định của pháp luật hiện hành.
19
Ưu điểm: Giảm rủi ro và chi phí (vận tải, bảo hiểm, xúc tiến thương mại) trong xuất
khẩu. Do việc bán hàng được thực hiện ngay trong nước
Nhược điểm: Giá trị mang lại không cao so với các hình thức khác.
2.1.4.2 Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm:
Là hình thức giao dịch, trong đó người bán và người mua có quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. (Đỗ Quốc Dũng và Cộng sự, 2015).
Rõ ràng hơn, xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến).
Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu trực tiếp phải có vốn để thu gom hàng hóa, khi đó hàng thuộc về sở hữu của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Do việc thỏa thuận được tiến hành trực tiếp với nhau, nên ít gây ra hiểu lầm. - Hai bên biết rõ nhau nên việc kinh doanh được thực hiện một cách an tâm hơn. - Giảm được chi phí trung gian, môi giới.
- Chủ động hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
- Xuất khẩu trực tiếp thường mai lại hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác.
20
Nhược điểm:
- Độ rủi ro cao, hàng hóa có thể không bán được dẫn đến hàng tốn, lỗ vốn.
- Nếu là công ty mới thì thường bị bỡ ngỡ trước thị trường mới, về khách hàng và những vấn đề liên quan đến đối tác nước ngoài, sẽ dễ bị ép giá.
- Chi phí cao nên lượng hàng xuất khẩu cần phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí. - Cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, đàm phán, thanh toán quốc tế, ngoại ngữ…
2.1.4.3 Xuất khẩu gián tiếp Khái niệm:
Nếu xuất khẩu trực tiếp là việc hai bên tự tìm đến và thỏa thuận với nhau. Thì xuất khẩu gián tiếp là hoạt động mà giao dịch được thực hiện dưới sự giúp đỡ của bên trung gian thứ ba. Người trung gian thường được biết đến là đại lý môi giới, bên thứ ba sẽ được nhận được một khoản tiển nhất định.
Ưu điểm:
- Người trung gian là những người đã có kinh nghiệm, am hiểu về thị trường, phong tục tập quán, pháp luật của các nước. Họ có thể tư vấn cho hai bên, giảm bớt rủi ro khi xâm nhập thị trường.
- Người trung gian thường có cơ sở vật chất nhất định, bên xuất khẩu sẽ đỡ phải đầu tư trực tiếp bên nước ngoài, giảm được rủi ro.
Nhược điểm:
- Nhà xuất khẩu bị thụ động, phụ thuộc vào người trung gian. Không kiểm soát được người trung gian, thường phải đáp ứng những chính sách của họ.
21 - Lợi nhuận bị chia sẻ.
Vì thế chỉ nên sử dụng bên trung gian khi công ty đang thâm nhập vào thị trường mới, hoặc tập quán của nước khách hàng là phải thông qua bên trung gian.
2.1.4.4 Xuất khẩu ủy thác Khái niệm:
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu, sau đó doanh nghiệp được hưởng phần trăm theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. (http://voer.edu.vn)
Sở dĩ có hình thức xuất khẩu này vì có một số cơ sở không có tư cách pháp nhân nên không thể tự mình thực hiện hoạt động xuất khẩu. Hoặc do các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thủ tục xuất khẩu, thủ tục hải quan…Do đó dịch vụ ủy thác ra đời, các công ty cung cấp dịch vụ sẽ tư vấn cũng như đưa ra các giải pháp an toàn, những cách thức đàm phán với đối tác đạt được hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Công ty xuất khẩu (cũng là công ty nhận ủy thác) không cần bỏ vốn cho hàng hóa. - Công ty xuất khẩu hiểu rõ về đất nước xuất khẩu, có thể giảm bớt rủi ro cho bên ủy thác.
Nhược điểm:
- Đối với công ty nhận ủy thác, thì họ chỉ đóng vai trò trung gian, lợi nhuận kiếm được chỉ ở một khoản nhất định. Không chủ động được trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng nước ngoài.
22
- Đối với công ty ủy thác, thì họ sẽ phải mất phí cho bên nhận ủy thác. Không chủ động, phải đáp ứng các yêu sách của bên nhận ủy thác.
2.1.4.5 Tái xuất khẩu Khái niệm:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tái xuất, nhưng nói chung tái xuất là phương thức giao dịch trong đó người kinh doanh tái xuất trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. (Đỗ Quốc Dũng và Cộng sự, 2015).
Tham gia vào hình thức tái xuất có 3 nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất. Hàng hóa trong hoạt động tái xuất phải có lượng cung cầu lớn, nếu không sẽ rất dễ bị lỗ vốn.
Tái xuất khẩu nhằm mục đích kiếm lợi nhuận mà không quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nước tái xuất mua hàng từ nước xuất khẩu với giá rẻ và bán hàng cho nước nhập khẩu với giá cao.
Có 2 hình thức tái xuất khẩu là tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu. Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai hình thức này đó là: trong hình thức chuyển khẩu, nước tái xuất đóng vai trò là trung gian, môi giới để kiếm lời. Còn hình thức tạm nhập tái xuất, nước tái xuất vừa đóng vai trò là người mua đối với bên xuất khẩu, đóng vai trò là người bán đối với bên nhập khẩu, chứ không phải là vai trò trung gian.
Ưu điểm: Doanh nghiệp tại nước tái xuất có thể kiếm được lợi nhuận cao mà không
cần phải bỏ nhiều vốn. Giúp xuất khẩu được những mặt hàng không phải là lợi thế của quốc gia mà vẫn thu được lợi nhuận.
Nhược điểm: Doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh nghiệp xuất khẩu khá nhiều về giá
cả, thời gian…Nếu doanh nghiệp không nắm bắt tốt sự biến động về giá, hoặc cung cầu có sự thay đổi đột ngột thì rất dẫn đến lỗ vốn và phá sản.
23