5. Kết cấu đề tài
3.2.1 Phân tích theo các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng xuất
xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty
3.2.1.1 Nhân tố khách quan
➢ Các chính sách pháp luật và công cụ quản lý xuất khẩu của Nhà nước
Hoạt động xuất khẩu phải tuân theo luật pháp Việt Nam và cả các quốc gia được xuất khẩu. Do đặc thù của Công ty là cung cấp dịch vụ nên phải nắm rõ các quy định hơn so với các công ty chỉ sản xuất chỉ xuất khẩu những mặt hàng nhất định. Ví dụ như: Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nội thất, gạo, sắn lát thì cần phải hun trùng hàng hóa trước khi xuất khẩu để được cấp giấy phép hun trùng (Fumigation certificate).
Đồng thời, hoạt động xuất khẩu cũng cần tuân theo những quy định Quốc tế chung. Điều này sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, giảm tranh chấp, là cơ sở phát triển hoạt động xuất khẩu.
➢ Quan hệ kinh doanh quốc tế
Trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam dần hòa nhập với thị trường thế giới, kí kết các hiệp định thương mại và tham gia vào các liên minh kinh tế. Điều này có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
52
+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU): cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam (dệt may, giày dép, túi xách, thủy sản, đồ gỗ, nhựa), cam kết của EAEU về hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm gạo của Việt Nam…
+ Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp Quốc (CISG) sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Công ty MSL nói riêng cũng như các công ty xuất khẩu nói chung khi tham gia hoạt động xuất khẩu sẽ tiết kiệm được chi phí và tránh được các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
+ Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN: khoảng 99% hàng xuất khẩu của nước ta sang các nước ASEAN-6 đã được miễn thuế từ năm 2010.
➢ Một số yếu tố khác
- Hệ thống giao thông vận tải: Giao nhận là hoạt động cần có giao thông vận tải hỗ trợ. Nói về cảng biển ở Việt Nam, nước ta có hơn 100 cảng biển lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, đây là một trong những yếu tố góp phần là cho hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam phát triển
- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu là việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong thời gian gần đây, công nghệ thông tin tương đối phát triển nên việc liên lạc, thông báo hàng hóa…cho đối tác được thực hiện tương đối dễ dàng.
- Hệ thống ngân hàng: ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Tuy nhiên nghiệp vụ thanh toán quốc tế này Công ty thường không nhận ủy thác giúp khách hàng. Khách hàng tự mình thực hiện nghiệp vụ này. Công ty chỉ sử dụng hệ thống ngân hàng để nhận tiền từ khách hàng của mình.
53
- Nhân tố môi trường: đây là yếu tố hoàn toàn không thể kiểm soát được, khi có thiên tai, bão…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, làm kéo dài thời gian giao hàng.
- Nhu cầu của người tiêu dùng: Hoạt động giao nhận có thể nói cũng mang tính chất mùa vụ tùy theo loại hàng hóa mà Công ty thường nhận xuất khẩu. Khi nhu cầu tăng cao, Công ty sẽ nhận được nhiều hợp đồng hơn, đôi khi không đủ cơ sở vật chất để nhận hợp đồng.
3.2.1.2 Nhân tố chủ quan
➢ Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Muốn cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện tốt thì điều kiện tiên quyết là tổng thể doanh nghiệp phải được vận hành một cách thật tốt. Nhìn chung thì Công ty đã thiết lập được một bộ máy quản lí khá hoàn chỉnh, phân chia công việc rõ ràng. Điều này giúp cho hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu nói riêng cũng như các hoạt động khác của Công ty nói chung được thực hiện một cách có hiệu quả.
➢ Tiềm lực tài chính
Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty từ 2014-2016
2014 2015 2016
Nợ phải trả 2.284 4.810 3.595
Vốn chủ sở hữu 31.649 34.465 40.978
Tổng 33.933 39.275 44.574
54
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm.Việc tăng vốn chủ sở hữu đều qua các năm cho ta thấy công ty làm ăn có lãi, các hoạt động của Công ty có khả năng sinh lời. Từ đó Công ty có thêm vốn để đầu tư thêm về cơ sở vật hoặc đào tạo nguồn nhân lực…
➢ Nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng, có chuyên môn và được đào tạo bài bản nên hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu của Công ty được thực hiện khá hiệu quả.
Hiện nay tại Công ty, 40.63% nguồn nhân lực có trình độ đại học chiếm tỉ trọng cao nhất; 18.25% có trình độ cao đẳng; 6.8% là có trình độ nghề - lao động phổ thông; 3.4% có trình độ thạc sĩ.
Hình 3.1: Cơ cấu theo trình độ nguồn nhân lực của Công ty
3, 4% 46, 63% 18, 25% 6, 8% Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Nghề-LĐPT
55