hiện dân chủ ở cấp xã
Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành đều nhằm mục đích mang lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, việc ban hành QCDC ở cơ sở nói chung cũng không nằm ngoài mục đích trên. Tổ chức thực hiện dân chủ nói chung và ở cấp xã nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố (khách quan có, chủ quan có). Tuy nhiên, không phải chỉ cần thực hiện là được, thực hiện lấy phong trào, lấy thành tích mà quá trình thực hiện đó phải đạt được những kết quả nhất định trên các mặt của đời sống xã hội.
1.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện dân chủ ởcấp xã cấp xã
a. Tiêu chí về hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã
Hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống chính quyền cấp xã ở nước ta ngày càng được hoàn thiện cả về bộ máy tổ chức cũng như quyền hạn, nhiệm vụ và năng lực hoạt động quản lý. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý nhà nước có nhiều biến đổi. Rõ nét nhất là chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp (quản lý bằng phương pháp hành chính, mệnh lệnh) sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật).
Vậy có thể thấy rằng, dân chủ ở cấp xã được thực hiện tốt thể hiện ở việc: Chính quyền cấp xã thực hiện việc quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi thẩm quyền của mình phải đạt hiệu quả; phải phù hợp với nguyện vọng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân; phải tuân thủ các quy định của pháp luật… Mặt khác còn được thể hiện ở thời gian, cách thức, thái độ giải quyết công việc của chính quyền cấp xã (nhanh, chậm; nhiều, ít; phục vụ, ban phát). Ví dụ: Việc thực hiện đăng ký QSD đất (hiện nay thực hiện theo cơ chế 1 cửa - tiếp nhận ở đâu, trả kết quả tại đó. Việc này tuy chưa thực hiện được hoàn hảo nhưng cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của nhân dân).
b. Tiêu chí về phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội
Có thể nói không thể có dân chủ thực sự trong một xã hội kém phát triển, kinh tế trì trệ, văn hoá nghèo nàn, các chính sách xã hội không được thực hiện. Vì vậy trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng; thực hiện dồn điền, đổi thửa; thu hút đông đảo nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào sản xuất kinh doanh; nhiều công trình mới được xây dựng, tạo diện mạo mới cho địa phương; thu, chi ngân sách công khai, đảm bảo kế hoạch thu, chi đúng quy định; các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Lá lành đùm lá rách”, “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”… được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ
c. Tiêu chí về chuyển biến trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã
“Sự ổn định chính trị là tiền đề tiên quyết để có thể phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội” [20] mà dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Do đó sự chuyển biến tích cực trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả thực hiện dân chủ ở cấp xã. Điều đó thể hiện ở: Sự đổi mới trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, đổi mới về tư duy phê và tự phê; đổi mới trong cách thức xử lý các công việc, dám làm dám chịu trách nhiệm; có năng lực thuyết phục, giáo dục nhân dân…
d. Tiêu chí về trình độ hiểu biết và thực hiện nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của nhân dân
Nội dung cơ bản trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã đó là thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Muốn nhân dân thực hiện theo phương châm thì nhân dân phải có trình độ hiểu biết nhất
định hay nói cách khác là nhân dân nhận thức được lợi ích to lớn cho bản thân và cộng đồng từ việc thực hiện dân chủ. Khi người dân nhận thức rõ được tính khoa học và cách mạng của các quy định về dân chủ cũng như những lợi ích chính đáng của cá nhân mình thì người dân sẽ đồng tình ủng hộ việc thực hiện các quy định về dân chủ; nhận thức được mục đích của việc ban hành Pháp lệnh; tham gia thực hiện một cách tích cực… Khi đó đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, an ninh ổn định, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ thường xuyên được diễn ra tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân cư.