Những thành tựu đạt được sau 10 năm tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 82)

6 () Năm 2010 dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

2.3.1.Những thành tựu đạt được sau 10 năm tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở

a. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung và ở xã, phường, thị trấn nói riêng đã góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trên địa bàn

* Xây dựng Đảng

Các cấp ủy thực hiện dân chủ trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị, gắn chỉ đạo thực hiện QCDC với thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 - khóa VIII và cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cấp ủy đã tổ chức triển khai đến cán bộ và nhân dân quy định về những điều đảng viên không được làm đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng cán bộ, đảng viên. Các chi ủy, Đảng ủy đã duy trì và tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nơi cư trú với đảng viên theo Quy định số 76- QĐ/TW của Bộ Chính trị. Công tác giám sát, kiểm tra trong Đảng được thực hiện nghiêm túc, nhiều cấp ủy đã quy định cụ thể quyền tham gia giám sát của nhân dân đối với tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở, qua đó đảng viên đã từng bước phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, ý thức sinh hoạt đảng, phong cách lãnh đạo có chuyển biến tích cực.

Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII của tỉnh, Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng trong tỉnh luôn coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, chú trọng cả tư tưởng, chính trị và tổ chức; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt.

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng đã có nhiều cố gắng trong viêc giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mac - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các cấp ủy Đảng nghiêm túc tổ chức việc nghiên cứu, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, áp dụng nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và các cuộc vận động lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, của địa phương.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong thời kỳ mới, Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy các cấp thường xuyên chăm lo, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác tuyên truyền học tập nghị quyết của Đảng, đưa chủ nghĩa Mac - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống ngày càng được đổi mới, hiệu quả hơn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu thông tin nội bộ, thông tin sinh hoạt chi bộ, đội ngũ báo cáo viên.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã góp phần tạo nên sự thống nhất về nhận thức, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, nâng cao trình độ giác ngộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống cách mạng và văn hiến của quê hương, tin tưởng vào sự phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới. Đoàn kết trong nội bộ Đảng và trong nhân dân được tăng cường hơn.

Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được đẩy mạnh, trọng tâm là nâng cao nhận thức của các cấp ủy về tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng Đảng với nhiệm vụ củng cố hệ thống chính quyền. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện QCDC ở cơ sở; tăng cường giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên.

Công tác tổ chức cán bộ không ngừng được quan tâm. Tỉnh ủy thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ trẻ có năng lực, trình độ vào các vị trí cần thiết, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Công tác phát triển đảng được các cấp quan tâm (trong 5 năm 2001 - 2005 đã phát triển được 6.551 đảng viên; trong 3 năm 2006 - 2008 đã kết nạp được 3.185 đảng viên); tỷ lệ các tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh ngày càng tăng và chất lượng được nâng cao.10

Công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng được tăng cường. Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ việc thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm. Tỉnh đã tập trung xem xét, giải quyết dứt điểm một số vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người, kéo dài. Nhờ vậy tình trạng khiếu nại, tố cáo bức xúc đã giảm, khiếu nại vượt cấp được hạn chế, góp phần kiềm chề không để các điểm phức tạp trở thành điểm nóng.11

Công tác kiểm tra đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm của các tổ chức Đảng và đảng viên, xử lý và thanh loại những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng, làm cho tổ chức Đảng ngày càng trong

10() Năm 1998, có 272/461 TCCS Đảng trong sạch, vững mạnh, chiếm 59,51%, năm 2008 có 480/587 TCCSĐảng đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm 82,5%. Tỷ lệ yếu, kém giảm rõ rệt từ 1,53% năm 1998 xuống 0,51% Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, chiếm 82,5%. Tỷ lệ yếu, kém giảm rõ rệt từ 1,53% năm 1998 xuống 0,51% năm 2008. Xem Báo cáo số 80-BC/BCĐ ngày 10/6/2009, tlđd.

11() Trong nhiệm kỳ 1997 - 2000, Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra trên 700 đảng viên và hơn 100 TCCSĐảng có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra có 77,79% đảng viên và 61,16% tổ chức Đảng có vi phạm, đã thi Đảng có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra có 77,79% đảng viên và 61,16% tổ chức Đảng có vi phạm, đã thi hành kỷ luật 20 tổ chức Đảng và 1.094 đảng viên, với các hình thức: Khiển trách 27,97%, cảnh cáo 47,89%, cách chức 5,3%, khai trừ ra khỏi Đảng 18,8%; 32 trường hợp vi phạm pháp luật, bị tòa án xử phạt tù). Xem Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 1926 - 2008, sđd, tr.548.

sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và chất lượng đảng viên.

* Xây dựng chính quyền

Hoạt động của chính quyền các cấp được đổi mới theo hướng gần dân, sát dân, quan tâm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm thực hiện; một số biện pháp chỉ đạo của chính quyền, nhất là biện pháp trực tiếp đối thoại với dân, công khai kết quả giải quyết các vấn đề phức tạp ở thôn, xã đã có tác dụng tích cực. Vai trò lãnh đạo và hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, hoạt động theo đúng quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, bảo đảm tính hành chính thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.

Bộ máy chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đi đôi với cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, lề lối, tác phong làm việc, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của môi cấp và người đứng đầu. Theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại chính quyền cơ sở trung bình 3 năm từ 2006 - 2008 có 94 xã, phường, thị trấn đạt trong sạch, vững mạnh chiếm 74,6% [49]. Đến nay 126/126 xã, phường, thị trấn có Ban Thanh tra nhân dân với 977 thành viên, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đã kiện toàn 66 ban thanh tra nhân dân (chiếm 52,38% số xã, phường, thị trấn) [48]; tổ chức 871 cuộc thanh tra12; toàn tỉnh có 603 thôn, khu phố (chiếm 87% tổng số thôn, khu phố) đã bầu Trưởng thôn, Trưởng khu phố bằng hình thức cử tri trực tiếp bỏ phiếu kín [49].

12() Kết quả kiểm tra, kiến nghị xử lý, thu, nộp ngân sách trên 50 tỷ đồng, giảm trừ quyết toán trong xây dựngcơ bản 5,8 tỷ đồng, phạt hành chính 2,7 tỷ đồng, thu hồi trên 78 nghìn tấn thóc, 482 ngìn m2 đất, xử lý kỷ cơ bản 5,8 tỷ đồng, phạt hành chính 2,7 tỷ đồng, thu hồi trên 78 nghìn tấn thóc, 482 ngìn m2 đất, xử lý kỷ luật hành chính 181 cán bộ

HĐND các cấp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, sát tình hình, từ đó có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tại các kỳ họp HĐND, nhiều vấn đề bức xúc được đưa ra chất vấn công khai, dân chủ. Thường trực HĐND các cấp thực hiện công tác tiếp dân theo luật định. HĐND đã xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với UBND và Ủy ban MTTQ trong việc tiếp công dân đồng thời, thực hiện tốt công tác giám sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để có kiến nghị trình HĐND tại các kỳ họp.

HĐND các cấp chú trọng nâng cao chất lượng giám sát các vấn đề về kinh tế - xã hội. Nội dung các kỳ họp HĐND được công khai để nhân dân tham gia góp ý, nghị quyết của HĐND đã thể hiện dân chủ tập trung vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và các vấn đề văn hóa, xã hội.

UBND tỉnh đã tiến hành xây dựng đề án sắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo Nghị định số 12-NĐ/CP của Chính phủ, gắn chặt với chương trình sắp xếp bộ máy, nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý của bộ máy Chính quyền các cấp; tiến hành rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số phòng, ban chuyên môn thuộc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tăng cường và mở rộng phạm vi phân cấp quản lý, tăng tính chủ động và nâng cao trách nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo của các ngành, địa phương, đồng thời đã chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh; ban hành nhiều cơ chế, chính sách để huy động nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là về đất đai, thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư

được tăng cường. Trong quản lý điều hành đã tích cực chỉ đạo thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, thực hiện QCDC ở cơ sở. Thường xuyên tổ chức rà soát, loại bỏ các văn bản không phù hợp, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá. Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, bức xúc, tồn đọng, kéo dài, đáp ứng cơ bản yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tiếp nhận gần 30 ngàn đơn thư, đã tập trung giải quyết đạt tỷ lệ 91,16% số đơn thư thuộc thẩm quyền (mức trung bình của cả nước là 81%) [49].

Việc thực hiện QCDC đã giúp cho đội ngũ cán bộ Chính quyền các cấp chuyển biến về nhận thức, ý thức phục vụ nhân dân. Đồng thời nhân dân từng bước ý thức rõ quyền làm chủ của mình, tích cực tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

* Xây dựng MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác nhằm giữ vững vai trò dân chủ đại diện cho nhân dân. Chủ động lồng ghép nội dung hoạt động với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên. Phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành tổ chức vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Phối hợp tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố. Kết quả đã có hơn một số lượng đông đảo nhân dân tham gia tích cực và hiệu quả.13

13() Có 3 vạn lượt người dự, với gần 4000 lượt ý kiến đóng góp, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; toàn tỉnh có1.097 người được lấy phiếu tín nhiệm, trong đó: Số phiếu tín nhiệm có 34 người, bằng 3,1%; trong 4 năm 1.097 người được lấy phiếu tín nhiệm, trong đó: Số phiếu tín nhiệm có 34 người, bằng 3,1%; trong 4 năm 2004 - 2008, hệ thống Mặt trận tổ quốc các cấp đã tiếp nhận 1.599 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, gửi tới cơ quan chức năng xem xét, đã giải quyết 1.225 đơn, bằng 76,6%. Xem Báo cáo số 80-BC/BCĐ, ngày 10/6/2009, tlđd

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về địa bàn dân cư gắn với thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy tích cực vai trò tập hợp quần chúng, chức năng giám sát, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công tác tập hợp, phát triển hội viên, đoàn viên, thanh niên được quan tâm và có chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên.14 Bên cạnh đó MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã tích cực vận động hội viên, các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các phong trào thi đua xây dựng “xã, phường, thị trấn tiên tiến”, xây dựng “làng, khu phố, gia đình văn hóa”… Qua các phong trào thi đua, tư tưởng quần chúng nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nét mới trong hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân là vận động, tập hợp, thu hút được nhiều hội viên tham gia, các phong trào mang lại hiệu quả thiết thực như: bê tông hóa đường khu dân cư, giao thông nông thôn, phong trào đền ơn đáp nghĩa; xây dựng quỹ giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc da cam, quỹ vì người nghèo…

Thông qua các cuộc vận động, tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

b. Về kinh tế - xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 10 năm tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH theo Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy các thế mạnh và khai thác mọi nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Với sự phấn đấu nô lực của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, QCDC được

14() Đến năm 2008 tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên: nông dân chiếm 79,2%; thanh niên 45%; cựu chiến binh88,3%. Đến nay, có 620/702 Ban Công tác Mặt trận đạt vững mạnh; 81,8% số các đoàn thể ở cơ sở đạt vững

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 82)