Hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 68)

6 () Năm 2010 dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

2.2.2. Hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở

a. Các cấp uỷ Đảng tập trung lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Các cấp uỷ Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của Chỉ thị số 30-CT/TW, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị cụ thể hoá thành nội dung, chương trình công tác năm, coi đây là tiêu chuẩn đánh giá, xét danh hiệu đơn vị trong sạch, vững mạnh hàng năm. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, sát cơ sở, phát huy quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, thông báo, kết luận trên các lĩnh vực nhằm thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở như: “Nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”; “Tăng cường giám sát, kiểm tra của các tổ chức Đảng”; “Đổi mới nội dung, chất lượng hoạt động của HĐND các cấp”; “Đẩy mạnh cải cách hành chính”; “Chương trình số 26-CTr/TU ngày 13/6/2002 về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn với việc thực hiện QCDC ở cơ sở”; “Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 29/4/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong giai đoạn mới”; Thông báo kết luận số 92-TB/TU ngày 30/11/2001 về thực hiện QCDC ở cơ sở; Kết luận số 247-TBKL/TU ngày 07/01/2008 về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ơ cơ sở; Thông tri số 03-TTr/TU, Chỉ thị số 16-CT/TU về lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và Trưởng thôn, Tổ trưởng khu phố” theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã; lãnh đạo bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI, XII; bầu cử đại biểu HĐND các cấp, Đại hội Đảng, MTTQ và các đoàn thể nhân dân… Nhằm phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Công tác kiểm tra được tổ chức định kỳ hàng năm, sơ kết, tổng kết theo đúng kế hoạch của Trung ương, của Tỉnh uỷ. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị tổng kết 5 năm (tháng 11/2003); 03 Hội nghị sơ kết (tháng 4/1999, tháng 4/2002, tháng 12/2006). Cấp tỉnh tổ chức 3 đợt khảo sát quy mô với tổng số gần 10 ngàn phiếu điều tra xã hội học phục vụ công tác sơ kết, tổng kết. Từ đó thông qua các đợt sơ kết, tổng kết, khảo sát đã kiểm điểm, đánh giá sâu sắc và toàn diện tình hình và kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở; để tiếp tục chỉ đạo, nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở.

Gắn thực hiện QCDC với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2, khoá VIII) và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp uỷ Đảng đã duy trì và tổ chức tốt việc lấy ý kiến của quần chúng tham gia báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng các cấp, thực hiện dân chủ trong quy trình chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng, Đại biểu HĐND các cấp, Đại biểu Quốc hội, trong sinh hoạt Đảng, nhất là việc ra Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ, đánh giá tổ chức Đảng được thực hiện dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc.

b. Các cấp chính quyền từng bước nâng cao trách nhiệm tổ chức xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở

Chính quyền các cấp đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Nghị định của Chính phủ thành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với địa phương, đơn vị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên tất cả các loại hình xã, phường, thị trấn (theo Nghị định số 29, 79 của Chính phủ và Pháp lệnh số 34 của UBTVQH khoá 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn). Các nội dung về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra của Pháp lệnh, các Nghị định đều được cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả. UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 99/1998/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý hành chính thôn, khu phố”, trong đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách

nhiệm, tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp của Trưởng thôn, Tổ trưởng khu phố. Thực hiện Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV về tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố, ngày 31/12/2004 UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 22/2004/QĐ- UB về việc quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, tổ dân phố.

Chính quyền các cấp chủ động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực tham gia đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể nhân dân giám sát việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhiều nơi làm tốt việc giúp chính quyền đối thoại trực tiếp với nhân dân, duy trì việc lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương lớn ở địa phương. Lãnh đạo HĐND, UBND cấp xã nghiêm túc kiểm điểm trước dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân theo Điều 26 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

c. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở

MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở làm tốt việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC tới đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân. Tổ chức hiệp thương bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp dân chủ, đúng luật. Chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đề xuất với cấp uỷ Đảng, kiến nghị với các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước kịp thời giải quyết, góp phần mở rộng đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; từng bước thực hiện có hiệu quả trách nhiệm giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Chất lượng các kỳ tiếp xúc cử tri, các kỳ họp HĐND, tiếp dân, giải quyết kiến nghị, đề xuất, khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được nâng cao. MTTQ tích cực chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở các thôn, làng, khu phố trên cơ sở các hương ước, quy ước.

d. Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp

Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ tỉnh đến cơ sở chú trọng bổ sung quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, duy trì chế độ hoạt động của Ban chỉ đạo, tích cực tổ chức kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Trong 10 năm qua, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của tỉnh đã tổ chức 5 đợt kiểm tra vào các năm 1999, 2000, 2003, 2007, 2009; thành lập 24 đoàn kiểm tra trên 100 khu dân cư, 47 xã, phường, thị trấn; 38 lượt cơ quan, xí nghiệp, 12 doanh nghiệp, 8 huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức phát trên 10 ngàn phiếu điều tra xã hội học trong các đợt kiểm tra, khảo sát năm 2000, 2002, 2006 về thực hiện QCDC ở cơ sở. Phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện QCDC Trung ương tổ chức kiểm tra tại xã Vạn An, thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong và Sở Lao động TB&XH (năm 2006), kiểm tra tại Công ty Cổ phần DABACO Việt Nam (năm 2008), các đơn vị, đoàn đến kiểm tra đều được đánh giá việc thực hiện QCDC khá nghiêm túc, hiệu quả.

Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các huyện, thành phố, thị xã đều duy trì chế độ kiểm tra hàng năm; Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các xã, phường, thị trấn rà soát, bổ sung quy ước làng văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Ban chỉ đạo các cấp thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ sơ kết, tổng kết thực hiện QCDC ở cơ sở. Năm 2009, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. Tổng hợp kết quả tổng kết của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổng kết 10 năm tại 40 đơn vị, gồm 8 sở, ngành tỉnh, 16 xã phường, thị trấn, 16 doanh nghiệp. Đến nay có 100% các tổ chức cơ sở Đảng và 8/8 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc kiểm tra, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị đảm bảo đúng tiến độ với yêu cầu đặt ra theo Kế hoạch số 42-KH/TU ngày 20/1/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

Ban Dân vận Tỉnh uỷ và các Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ, khối dân vận cơ sở - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện QCDC cho cán bộ dân vận ở cơ sở. Làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo về bổ sung quy chế, ban hành các văn bản chỉ đạo, chuẩn bị các nội dung kỳ họp, duy trì tổ chức các đợt kiểm tra, hướng dẫn sơ kết, tổng kết. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ kết quả thực hiện QCDC với cấp uỷ, với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC cấp trên.

2.3. Những thành tựu, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiệnQCDC ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w