Quá trình triển khai, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 và các văn bản về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

6 () Năm 2010 dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

2.2.1. Quá trình triển khai, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 và các văn bản về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở

Sau khi có Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) đã xây dựng Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 18/3/1998 về việc triển khai, quán triệt, thực hiện; ngày 19/3/1998 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 73-QĐ/TU về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của Tỉnh gồm 10 thành viên do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm Trưởng ban, giao Ban tổ chức chính quyền tỉnh (nay là Sở Nội vụ) là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo. Ngày 12/7/2004 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Quyết định số 510-QĐ/TU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo gồm 23 thành viên, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban, giao Ban Dân vận Tỉnh uỷ là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo. Trong 10 năm qua, Tỉnh uỷ luôn kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo khi có sự thay đổi thành viên. Hiện nay Ban chỉ đạo tỉnh có 25 thành viên. Ngày 21/11/1998, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Kế hoạch số 49/KH-UBND về triển khai QCDC ở cơ sở.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở đã nghiêm túc tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW, các Nghị định số 29/1998/NĐ-CP, Nghị định số 07/1999/NĐ-CP, Nghị định số 71/1998/NĐ- CP của Chính phủ đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và đông đảo quần chúng nhân dân. Đến tháng 4/1999: 100% các chi bộ, Đảng bộ cơ sở trong tỉnh đã tổ chức quán triệt, phổ biến về QCDC ở cơ sở; tỷ lệ đảng viên tham gia học tập, quán triệt ở xã, phường, thị trấn đạt 80% - 90%, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước đạt 98% - 100%, lãnh đạo trong các doanh nghiệp đạt 70% - 75%.

Căn cứ hướng dẫn của Trung ương và kế hoạch của Tỉnh uỷ, Ban chỉ đạo QCDC của tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW, các văn bản của tỉnh đến lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn.

Trong thời gian qua, các huyện và thị xã trong tỉnh đã tổ chức tập huấn cho trên 2.600 cán bộ chủ chốt của các xã, bí thư chi bộ, Trưởng khu phố, Trưởng thôn và trên 7000 công chức trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể. Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ đưa nội dung xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn. Các cơ quan truyền thông đại chúng của địa phương thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu kinh nghiệm của các đơn vị làm điểm; hàng quý, 6 tháng và hàng năm các cấp ủy đều kiểm điểm, đánh giá kết quả, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, sửa đổi, bổ sung những vấn đề nhân dân góp ý.

Thực hiện Công văn số 412/CV-TW của Bộ Chính trị về việc tiến hành kiểm tra thực hiện QCDC ở cơ sở, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập 04 đoàn cán bộ của tỉnh cùng 08 huyện, thị xã tiếp xúc với nhân dân ở 23 xã, phường, thị trấn, 26 thôn, khu phố. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định “xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng, nên quá

trình triển khai phải tiến hành từng bước vững chắc, không làm lướt, phải chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm mới nhân ra diện rộng”. Tỉnh đã chọn 14 cơ quan, đơn vị đại diện cho các loại hình gồm 9 xã, phường, thị trấn; 01 doanh nghiệp nhà nước và 04 cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ đạo làm điểm. Công tác chỉ đạo điểm được chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng.

Việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của tỉnh được triển khai bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị như: tổ chức Hội nghị tập huấn trong sinh hoạt đảng, các đoàn thể, phổ biến trên các phương tiện thông tin, in tài liệu phát đến các hộ gia đình, niêm yết các quy định của quy chế tại trụ sở xã, nhà văn hoá thôn… Tháng 8/1998, UBND tỉnh đã phát hành gần 5.000 cuốn “Các văn bản về QCDC ở xã, phường, thị trấn, chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn” tới các khu dân cư, đội ngũ cán bộ cơ sở. Nội dung tuyên truyền, học tập về QCDC ở cơ sở đã được các ngành, các cấp tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên và biên soạn thành bài giảng đưa vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường kỳ hàng năm, nhằm bảo đảm việc học tập quy chế trở thành một nội dung sinh hoạt chính trị rộng lớn trong nhân dân. Khi có những văn bản mới về QCDC ở cơ sở, các cấp, các ngành, các địa phương đều cập nhật, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, phổ biến kịp thời. Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh thường xuyên biểu dương các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

Thông qua việc triển khai, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW và các Nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ, phát huy dân chủ được tăng cường. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới, đồng tình ủng hộ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.2.2. Hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 64)

w