Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)

a. Trình độ năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn là những người giác ngộ và trực tiếp tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã cho nhân dân. Nhận thức đúng sẽ mở đường cho hành động đúng. Tuy nhiên, trên thực tế trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảng viên còn có những ý kiến khác nhau về thực hiện dân chủ ở cấp xã. Một số có nhận thức lệch lạc về chức năng, nhiệm vụ của mình (coi mình là quan phụ mẫu, đứng trên nhân dân, nhân dân phải phục tùng, phải làm theo). Một số người lại xem nhẹ vì nghĩ rằng cấp xã là cấp thấp nhất, nhỏ bé nhất cho nên những vấn đề liên quan tới xã là những vấn đề không quan trọng.

Những ý kiến trái chiều như vậy đã phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện những chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và về dân chủ nói riêng tới người dân.

b. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Tổ chức cơ sở Đảng

QCDC ở cơ sở được ban hành trên cơ sở Chỉ thị của Bộ Chính trị. Đối với đảng viên, nhất là ở cấp huyện và xã, việc tôn trọng các quyền dân chủ của nhân dân, cũng như thúc đẩy việc thực hiện các quyền này ở các cấp chính quyền địa phương thực sự là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đảng viên. Không làm được điều này, có nghĩa là đã vi phạm Điều lệ Đảng.

Cán bộ, đảng viên hơn ai hết là người nhận thức sâu sắc về QCDC về các quyền và nghĩa vụ của mình. Với trách nhiệm là hạt nhân chính trị ở cơ sở thì Đảng ủy cấp xã phải lãnh đạo các chi bộ, đảng viên, các tổ chức Chính quyền, đoàn thể đưa việc thực hiện pháp luật dân chủ vào cuộc sống, đồng thời tập trung chỉ đạo thể chế hóa pháp luật thành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để trên cơ sở đó thực hiện.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào tổ chức Đảng cơ sở quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật dân chủ ở cơ sở thì ở đó việc triển khai thực hiện pháp luật dân chủ là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, thu được những kết quả thiết thực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, làm theo. Ở nơi nào cấp ủy Đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp thì ở đó kết quả chất lượng thấp, gây hoang mang và mất niềm tin. Đặc biệt ở những cơ sở yếu kém, tình hình phức tạp, cán bộ cơ sở có vấn đề thì ở đó kết quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở hiệu quả kém.

c. Công tác tổ chức thực hiện của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã

HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là những cơ quan thuộc bộ máy chính quyền địa phương, gần gũi nhất và trực tiếp liên hệ với nhân dân. Những quyết định do chính quyền cấp xã ban hành đều có tác động ngay đối với đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, chính quyền cấp xã có thể được coi là tuyến đầu của việc thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Có thể thấy rằng, Quy chế thực hiện có tốt hay không, khi nào thực hiện, chất lượng, hiệu quả ra sao tùy thuộc vào công tác tổ chức, thực hiện của chính quyền cấp xã. Do vậy công tác tổ chức thực hiện tốt hay không tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật dân chủ.

Nhà nước giữ vai trò chính yếu trong quản lý và điều hành xã hội, bên cạnh đó hoạt động của các tổ chức quần chúng như: MTTQ, Hội nông dân,

Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; Các tổ chức nghề nghiệp như: Hội làm vườn, Hội bảo vệ thực vật, Hội sinh vật cảnh; Các tổ chức xã hội như: Tổ chức vì người nghèo, tổ chức bảo vệ môi trường… có vai trò quan trọng góp phần quản lý và thúc đẩy xã hội. Đây là các tổ chức không thuộc hệ thống các cơ quan chính quyền nhưng thuộc hệ thống chính trị cơ sở. Nhân dân với tư cách là những thành viên của những tổ chức này có thể thực hiện quyền dân chủ của mình trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức. Tiếng nói của tổ chức này được coi là tiếng nói của một tập thể các thành viên.

MTTQ và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đó là giáo dục cho nhân dân và các đoàn viên, hội viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật, thực hiện quyền đại diện của tổ chức mình, phối hợp với chính quyền xã, Trưởng thôn thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở và giám sát việc thực hiện chính sách ở địa phương, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên với các cấp có thẩm quyền giải quyết, động viên nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Với vai trò quan trọng đó, chúng ta càng thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của công tác tổ chức thực hiện của chính quyền, MTTQ và đoàn thể nhân dân ở cơ sở đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

d. Địa bàn dân cư, trình độ dân trí

Sự nghiệp thúc đẩy nền dân chủ là sự nghiệp của toàn dân. Bài học thực tiễn cho thấy các quyền dân chủ không thể tự phát sinh và đương nhiên được thực hiện. Để đạt được việc thực hiện các quyền dân chủ, ngoài những điều kiện nêu trên, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của môi người dân trong quá trình này. Sẽ không thực hiện quyền được biết, nếu như nhân dân không biết mình cần biết gì, làm thế nào để được biết. Sẽ không thực hiện được quyền bàn bạc, nếu nhân dân không tích cực đòi hỏi thông tin, nô lực

tham gia bàn bạc những công việc, quyết định liên quan, ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Sẽ không thực hiện được quyền quyết định, nếu như nhân dân không tích cực cùng nhau bàn bạc và lựa chọn phương án để đi đến những quyết định riêng của mình. Sẽ không thực hiện được quyền thanh tra, giám sát nếu nhân dân e ngại, sợ đụng chạm với cán bộ, chính quyền.

Cấp xã chủ yếu là địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều bất cập về giao thông, thông tin liên lạc, đời sống nhân dân còn gặp khó khăn, vất vả. Vì vậy trình độ dân trí còn thấp. Khi người dân không đủ nhận thức để phán xét các hành vi quan liêu, sách nhiễu của quan chức công quyền, thì cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ được pháp luật bảo vệ thường không triệt để, thậm chí còn tạo kẽ hở cho việc hợp thức hóa thủ tục “chui” gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Người dân do trình độ thấp, nhận thức không đúng đắn và dễ bị kích động có những hành động quá khích gây lộn xộn, thực tế vấn đề này được giải quyết tương đối hợp lý nhưng vẫn khiếu kiện vượt cấp. Dân trí thấp dù có thực hiện dân chủ cũng không đem lại hiệu quả.

Trên thực tế hiện nay quan niệm "Phép vua thua lệ làng" vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân nông thôn do sự hiểu biết hạn chế của họ. Vì vậy chính sách của Đảng và Nhà nước cho dù có hoàn thiện đến đâu thì đến khi triển khai thực hiện đến người dân cũng vẫn gặp khó khăn, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

e. Hệ thống pháp luật

Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Trong hệ thống pháp luật của nước ta, quyền dân chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, Luật Khiếu nại và tố cáo, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, v.v... Để thực sự phát huy dân chủ ở cấp cơ sở như thôn, xã, phường, thị trấn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/NĐ-CP, Nghị định 79/NĐ-CP, và hiện nay là Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Đây là khuôn khổ pháp lý quan

trọng quy định một cách cụ thể về các quyền dân chủ của nhân dân, như quyền được biết, được bàn, được làm và được góp ý kiến ở cấp thôn, xã, phường, thị trấn.

Phát huy quyền dân chủ của nhân dân, dưới góc độ pháp luật, có nghĩa là tôn trọng nghiêm chỉnh và đảm bảo thi hành một cách đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân được pháp luật quy định. Một nền dân chủ đúng đắn là một trạng thái xã hội trong đó người dân làm chủ thông qua sự quản lý, điều hành của nhà nước. Sẽ là vô chính phủ, nếu mọi người đều làm chủ theo ý mình, bất chấp pháp luật của nhà nước, bất chấp vai trò quản lý, điều hành của nhà nước.

Vậy một hệ thống pháp luật có đủ sức mạnh, đủ chế tài để quản lý các vấn đề của xã hội là điều quan trọng đối với môi quốc gia. Người dân có thể hiểu được những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ban hành, tự nguyện làm theo những yêu cầu của Đảng và Nhà nước vì lợi ích của bản thân cũng như của cả cộng đồng là hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w