PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1 Môi trường toàn cầu
2.1.5. Tác động của các yếu tố văn hóa quốc tế
Do tác động của khoa học kỹ thuật của toàn cầu hóa các nền kinh tế của các dân tộc, các quốc gia có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Nền văn hóa của mỗi nước chịu tác động của các yếu tố ngoại lai sẽ tiếp nhận có chọn lọc những phong tục tập quán, hành vi ứng xử,quan hệ đạo đức ,tôn giáo của các dân tộc khác trên thế giới. ngược lại, nền văn hóa dân tộc lại tác động lại vào nền văn hóa chung của nhân loại.
Các phong tục tập quán này ảnh hưởng đến hánh vi giao tiếp, quan hệ ứng xử, thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng và tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với công ty.
_ Cơ hội: Sự hội nhập văn hòa quốc tế tạo nên nhiều sự tương đồng trong thói quen tiêu dùng, sinh hoạt của người tiêu dùng. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc:
+ Tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức kinh doanh. + Mở ra nhiều cơ hội trong việc đầu tư mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Giảm bớt các đòi hỏi về việc tạo các sản phẩm có tính khác biệt hóa cho từng vùng riêng biệt. Từ đó giảm thiểu được các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển.
+ Mở rộng kết nối quốc tế tạo điều kiện cho mọi người có thể liên lạc được với các nước trên thế giới. Nâng cao mức sống của người dân.
_ Thách thức: hội nhập quốc tế cũng mang lại nhiều đe dọa, bởi chúng ta phải thi đấu trên một sân chơi chung theo những pháp luật công ước quốc tế.
+ Đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế, có sự chuẩn bị chu đáo về việc lựa chọn thị trường, chọn đối tác và chọn lĩnh vực kinh doanh hiệu quả.
+Các nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế cùng hệ thống pháp luật chặt chẽ để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp của họ đầu tư ra nước ngoài.