Vai trò của Chính phủ và sự chuyển đổi chính sách phát triển của các quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 34 - 35)

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1 Môi trường toàn cầu

2.1.6.Vai trò của Chính phủ và sự chuyển đổi chính sách phát triển của các quốc gia.

quốc gia.

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì việc đóng cửa đất nước không giao lưu thông thương với nước ngoài của các quốc gia đã làm cho lưu thông quốc tế bị hạn chế nền kinh tế thế giới suy thoái mạnh. Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai thì các quốc gia phát triển đã nhận thấy vấn đề cần phải tự do báo thương mại, giảm các hàng rào thuế quan nhằm bành trướng thế lực ra bên ngoài. Và cho đến nay thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hoá và tự do hoá mở ra không gian mới cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hoá. Đặc biệt trong quá trình cải cách nhiều quốc gia đã chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

Với chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu buộc các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không chỉ phải dựa vào nhu cầu bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của thị trường quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, cho nhập các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp. Như vậy với chiến lược hướng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế dân tộc.

Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá trong những năm gần đây chúng ta còn có thể kể đến một số nhân tố khác xem như

xung lực đẩy mạnh thêm cho xu thế toàn cầu hoá. Đó là sự phát triển về dân chủ, văn hoá...

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 34 - 35)