Chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 51 - 54)

PHẦN III: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3.1 Chiến lược phát triển công ty

3.4.Chiến lược kinh doanh

_ Chiến lược kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp dành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường sản phẩm cụ thể.

_ Có 3 đặc tính cơ bản để xác định:

1. Nhu cầu khách hàng và thị trường mục tiêu + Nhu cầu khách hàng:

Nhóm khách hàng:

• Nhóm người tiêu dùng: gồm những cá nhân và gia đình mua sản phẩm của Công ty để tiêu dùng cho chính họ.

• Nhóm người bán lại: gồm những tổ chức mua sản phẩm để bán lại nhằm tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch.

• Nhóm xuất khẩu: Công ty xuất khẩu sản phẩm qua các nước khác để bán cho khách hàng.

Nhu cầu của khách hàng về hàng tiêu dùng là rất lớn vì hầu hết tất cả mọi người trên thế giới đều sử dụng các sản phẩm của mặt hàng tiêu dùng. Với xã hội phát triển như ngày nay thì hàng tiêu dùng càng ngày càng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, nó giúp cho con người rất nhiều việc hữu ích trong công việc hàng ngày.

+ Thị trường mục tiêu:

Phân đoạn thị trường: Dựa trên cơ sở và tiêu thức nhân khẩu (giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,...) nên phân thị trường thành các đoạn thị trường điển hình như người tiêu dùng thu nhập thấp, trung bình và cao.

Thị trường mục tiêu: Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình là đoạn thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao. Bởi vì, quy mô và sức tăng trưởng của đoạn thị trường này khá cao, có mức tiêu thụ lớn do người tiêu dùng mua hàng thường xuyên, mức lợi nhuận do thị trường này mang đến là rất cao. Đoạn thị trường này chủ yếu là các bà nội trợ có mức trung thành dao động. Mặt khác, nhóm khách hàng này cũng có một độ trung thành tương đối cao nếu những thương hiệu định vị tốt trong tâm trí người tiêu dùng, không ngừng sáng tạo và cải tiến hoàn thiện sản phẩm của mình.

2. Giải pháp phát triển:

+ Tạo sự khác biệt về sản phẩm + Dẫn đạo chi phí

+ Tập trung kinh doanh 3. Cách thức khác biệt: + Các SBU của công ty:

Thực phẩm: soup, dầu ăn, bơ thực vật, gia vị, sốt. Đồ nguội: trà, kem, sữa, thức ăn.

Personal Care: xà phòng tắm, sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả, xịt khử mùi, chăm sóc da, mỹ phẩm, bàn chải đánh răng, nước hoa.

Home Care: bột giặt, nước giặt, nước xả vải, nước tẩy rửa vệ sinh, nước lau nhà, nước rửa chén, kem đánh răng.

+ Các SBU này hướng vào thị trường người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao và hướng tới khách hàng là người nội trợ, trẻ em, những người chuyên chăm lo chăm sóc gia đình.

+ Cách thức SBU này sử dụng là đã tạo ra sản phẩm giúp mọi người nhận được nhiều hơn từ cuộc sống như cắt giảm thời gian dành cho công việc gia đình, cải thiện dinh dưỡng, tạo điều kiện cho mọi người thưởng thức món ăn và chăm sóc nhà cửa, quần áo của họ và bản thân họ.

+ Các SBU tạo lợi thế bằng cách: Phạm vi phục vụ khách hàng

Phạm vi hẹp Tập trung

Đồ nguội

Phạm vi rộng Gây khác biệt = SP Dẫn đạo CP

= SP =CP Thiết kế khác biệt Gây khác biệt sản phẩm là phục vụ cho nhiều khách hàng có đặc tính khác nhau, nhóm khách hàng khác nhau thì sẽ tạo ra cho mỗi nhóm khách hàng một sản phẩm khác nhau.

Dẫn đạo chi phí là làm ra một sản phẩm sử dụng chung cho khách hàng, sản xuất ra khối lượng lớn nên chi phí thấp.

Tập trung là làm ra sản phẩm cho một khe hở nhỏ trong thị trường.

+ Để đầu tư cho SBU nào thì công ty cần dựa vào hai đặc tính cơ bản của SBU đó là: chu kỳ sống của ngành và sức mạnh thị trường của công ty mạnh hay yếu.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 51 - 54)