Tác động của luật pháp, định chế và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 29 - 32)

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1 Môi trường toàn cầu

2.1.4. Tác động của luật pháp, định chế và thông lệ quốc tế

_ Luật pháp và thông lệ quốc tế là quy định của các tổ chức quốc tế đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành hàng cụ thể nào đó sẽ phải tuân theo các hiệp định, các quy tắc cho ngành hàng ấy.

_ Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh

+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...

+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu

_ Pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng:

+ Tạo ra môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động ,bảo vệ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật ,có thể có ưu đãi với một số loại hình doanh nghiệp nhất định

+ Hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp như là hạn chế về mặt hàng , quy mô kinh doanh ,các loại thuế…

_ Trong kinh doanh quốc tế ,pháp luật có thể là yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế + Thúc đẩy : Luật pháp sẽ thúc đây các hoạt động kinh doanh quốc tế khi luật pháp nước đó có những hoạt động khuyến khích cho hoạt động này.Thực tế giữa

trong kinh doanh quốc tế trở nên thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp thuộc các nước tham gia

+ Hạn chế : Luật pháp quốc tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi có những quy định ngặt nghèo về điều kiện xuất nhập khẩu (phân biệt đối xử) hay đầu tư trực tiếp (đầu tư ,góp vốn liên doanh..) quy định hạn chế xuất nhập cảnh

_ Môi trường pháp luật rất phức tạp và đa dạng. Hệ thống pháp luật khác nhau tác động khác nhau đối với các hoạt động kinh doanh. Việc tác động qua lại giữa môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước và môi trường pháp luật quốc tế tạo ra vô số những cơ hội mới song cũng gây nên không ít những khó khăn, chướng ngại vật mới cho kinh doanh. Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những phải tuân thủ luật pháp nước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp nước sở tại. Một doanh nhân hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải hiểu rõ luật pháp nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo v.v… Ngoài việc phải chú ý đến luật pháp nước mình, luật pháp nước sở tại, các nhà kinh doanh quốc tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan. Làm được những điều nêu trên, các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế mới có cơ hội thành công trên thương trường quốc tế.

_ Các định chế toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế. Sự tồn tại và hoạt động của các định chế toàn cầu và khu vực lại góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của xu thế toàn cầu hoá.

+ Trong các tổ chức kinh tế - thương mại - tài chính toàn cầu và khu vực có ảnh hưỏng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá phải kể đến WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực khác như EU, NAFTA, APEC...Với các mục tiêu chức năng của mình các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động

kinh tế quốc tế, điều phối và quản lí các hoạt động này. Cho đến tính hiệu quả của các tổ chức này còn được đánh giá khác nhau xuất phát từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đổi mới nguyên tắc hoạt động của chúng.

+ Tác động của các tổ chức toàn cầu và đặc biệt là các tổ chức khu vực đến xu thế toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở hai điểm chính:

+ Thứ nhất, việc tham gia vào các tổ chức này cho phép các quốc gia đựoc hưỏng những ưu đãi của hoạt động kinh doanh khu vực, thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến đến những chuẩn mực chung trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở các thoã thuận hợp tác song phương và đa phương đã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội bộ tổ chức.

+ Thứ hai hoạt động của các tổ chức này từ thấp đến cao sẽ đẩy đến hình thành một thị trường thống nhất trong khu vực buộc các quốc gia tham gia phải có lịch trình hội nhập tích cực để hoà đồng vào khu vực.

_ Nói tóm lại các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty unilever (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w