Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình vốn chủ sở hữu (ROEA)

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 45)

BIDV không ngừng tăng tốc tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của nhà nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của BIDV lại tăng ít hơn, do đó tỷ lệ ROEA vẫn được duy trì ở mức tương đối thấp, giảm xuống còn 11.23% năm 2019, trong khi trung bình ngành dao động gần 16%. Với mức chuẩn này thì BIDV đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả.

Trong 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của BIDV là thấp nhất, mặc dù ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào. Tuy quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV tăng qua các năm nhưng ROE lại không cao, cho thấy áp lực về việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng khó khăn của ngân hàng này.

14.36% 14.77% 14.28% 11.23% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2016 2017 2018 2019 ROEA 11.01% 13.10% 25.51% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%

BIDV Vietinbank Vietcombank 2019

45 3.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ NIM của BIDV biến động không đều trong những năm trở lại đây. Trong suốt 3 năm 2016 - 2018, tỷ lệ này ở BIDV có mức tăng trưởng khá tốt. Đó không phải do ngân hàng tăng lãi suất cho vay quá cao mà do đã tối ưu hóa danh mục tín dụng để có được thu nhập từ lãi tốt nhất trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không quá dồi dào.

Năm 2019, hệ số NIM giảm còn 2,48% từ mức 2,72% so với cùng kỳ. Theo SSI Research, tỷ lệ tăng trưởng tài sản sinh lãi trong năm tăng khá cao 13,61%, trong khi thu nhập lãi thuần tăng rất ít 2,92%, điều này là do chi phí huy động tăng trong khi thu nhập lãi không cải thiện nhiều, khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giảm. Ngoài ra, giai đoạn nửa đầu năm 2019 để tài trợ cho hoạt động cho vay do thiếu nguồn vốn dài hạn, ngân hàng đã phải tăng tăng huy động tiền gửi dài hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Biên lãi cho vay (NIM) của BIDV tiếp tục thu hẹp. Tương tự, NIM của Vietinbank cũng không cao hơn mấy khi đạt 2.86%. Duy chỉ có chỉ số NIM của Vietcombank đạt 3.10%, mặc dù kết quả này cũng phải là cao so với mặt bằng chung. Nhưng BIDV và Vietinbank đều có chỉ số NIM dưới 3%, điều này cũng đáng lo ngại khi cả 2 ngân hàng đều là những “ông lớn” Nhà nước. 2.40% 2.64% 2.72% 2.48% 2.20% 2.30% 2.40% 2.50% 2.60% 2.70% 2.80% 2016 2017 2018 2019 NIM 2.50% 2.86% 3.10% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50%

BIDV Vietinbank Vietcombank 2019

46 3.4.4 Nhận xét chung

Sau khi phân tích về các chỉ số ROE VÀ ROA, có thể thấy rằng BIDV trong các năm gần đây có sự sụt giảm nhẹ về khả năng sinh lợi, cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có thể thấy rằng, lợi nhuận là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy ngân hàng BIDV tăng tốc nhanh trong quá trình chuyển đổi thành ngân hàng số. Mức độ hài lòng của các khách hàng luôn là yếu tố cao cả của tất cả các tổ chức định chế tài chính, do vậy việc triển khai ngân hàng số cũng nên được đẩy mạnh. Để làm được như vậy, từ khả năng sinh lời của BIDV nên đầu tư một phần để cải thiện hệ thống công nghệ thông tin. Tuy vốn đầu tư ban đầu vào hệ thống ngân hàng số rất lớn, khó có thể thu hồi vốn trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn có thể sinh ra lợi nhuận lớn, giúp ngân hàng nhanh chóng dẫn đầu.

3.5 Khả năng thanh khoản

3.5.1 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi khách hàng

Tỷ lệ này cho biết mức độ mà các ngân hàng có khả năng thanh khoản, được tài trợ bởi các khoản tiền gửi tương đối ổn định và có thể dự đoán được (chủ yếu là bán lẻ), thay vì bằng nguồn vốn nợ bán buôn tiềm ẩn nhiều biến động. LADR ít nhất từ 5 đến 10%, đối với DTI trung bình, thường được coi là mức thận trọng, vì được củng cố bởi các quy định về đệm thanh khoản của Basel III. Tài sản lưu động/tổng tiền gửi là 0,287202 trong năm 2019, tăng lên 0,080917 so với năm 2018. Điều đó cho thấy tính thanh khoản của BIDV đã được cải thiện. Lý do mà BIDV muốn nâng mức thanh khoản lên cao vì tỷ lệ LADR cao hơn sẽ chuyển thành tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) thấp hơn, động lực chính dẫn đến lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng và do đó lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROA) thấp hơn so với một ngân hàng duy trì tính thanh khoản thấp. 26.12% 25.65% 24.70% 27.27% 23.00% 23.50% 24.00% 24.50% 25.00% 25.50% 26.00% 26.50% 27.00% 27.50% 2016 2017 2018 2019 Tài sản lưu động/Tổng tiền gửi

47 3.5.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng

Trong 2 năm 2016 – 2017, số liệu cho thấy BIDV tập trung vào việc cho vay gần như bằng toàn bộ tiền gửi tại ngân hàng cụ thể ở mức 94,03% năm 2016 và 95,42% vào năm 2017. Điều này có thể hiểu rằng BIDV đang cố gắng thu hút khách hàng bằng chính sách giải ngân nới lỏng, nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro cho tài sản cũng như dự phòng rủi ro. Con số tích cực hơn trong năm 2018, tuy nhiên đến cuối năm 2019, BIDV có tỉ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi lớn hơn 100% (100,9%), điều này cho thấy sự mất cân đối giữa việc sử dụng vốn với nguồn vốn thậm chí có thể không có đủ thanh khoản để trang trải bất kỳ yêu cầu quỹ không lường trước được của ngân hàng BIDV. 3.5.2 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản lưu động/tổng tài sản là 0.23 trong năm 2019 và có sự giảm nhẹ so với các năm từ 2016 đến 2018. Điều này là do BIDV chuyển hướng kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp, BIDV đang chuyển hướng cho vay trung dài hạn để tài trợ vốn, trong khi nhu cầu vốn dài hạn sẽ được tài trợ bằng trái phiếu doanh nghiệp. Việc định

0.26% 0.26% 0.23% 0.23% 0.22% 0.22% 0.23% 0.23% 0.24% 0.24% 0.25% 0.25% 0.26% 0.26% 0.27% 2016 2017 2018 2019 Tài sản lưu động/Tổng tài sản

94.03% 95.42% 82.02% 100.90% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2016 2017 2018 2019 Dư nợ/Tổng tiền gửi

0.23% 0.22% 0.38% 0.00% 0.05% 0.10% 0.15% 0.20% 0.25% 0.30% 0.35% 0.40%

BIDV Vietinbank Vietcombank 2019

48

hướng lại cho vay trung dài hạn làm tăng áp lực lên thanh khoản của ngân hàng vì phần lớn tiền gửi của khách hàng là tiền ngắn hạn. Trong khi các ngân hàng khác đang cạnh tranh nguồn vốn dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung dài hạn thì BIDV chịu nhiều áp lực và nếu khách hàng doanh nghiệp cần vốn dài hạn, BIDV sẽ giúp họ phát hành trái phiếu dài hạn và phân phối trái phiếu này cho khách hàng của BIDV.

3.5.4 Nhận xét chung

Tính thanh khoản không chỉ quan trọng đối với các định chế tài chính, mà đó còn là cơ sở để ra các quyết định quan trọng, đặc biệt là khi ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi số. Có thể thấy, BIDV đang gặp vấn đề về tính thanh khoản khi tập trung cho vay trung dài hạn làm gia tăng áp lực, trong khi đó tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn đang nằm trong nhóm cao nhất toàn hệ thống, buộc ngân hàng phải trích lập nhiều dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng thu hồi nợ bị giảm xuống. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển nguồn tiền cũng như kiểm soát rủi ro thanh khoản khi ngân hàng tập trung chuyển đổi và đầu tư phát triển công nghệ số.

49

PHẦN 4: CHIẾN LƯỢC NÂNG TẦM VỊ THẾ

4.1. Vị trí hiện tại của BIDV

BIDV bắt đầu bước vào giai đoạn 1 (giai đoạn tiếp cận công nghệ) khá sớm. Bắt đầu từ năm 2007, BIDV đã triển khai rất nhiều các ứng dụng, nền tảng thông qua Internet giúp cho người dùng có những trải nghiệm đơn giản, nhanh chóng với định hướng tập trung vào các kênh tiếp cận mới thông qua thiết bị di động.

Sau quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, BIDV đã cho ra mắt Digital banking center vào tháng 4/2019. Sự kiện này đánh dấu bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển và tầm nhìn đến 2030, trong đó công nghệ và ngân hàng số là một trong 3 trụ cột chính của BIDV. Và đây cũng là bước đệm quan trọng để BIDV cho ra mắt các sản phẩm mới cho giai đoạn phát triển thứ 2 với một số mảng nổi bật như Cloud computing, Ứng dụng công nghệ RPA trong nghiệp vụ thanh toán, Thực hiện chương trình Cổng thanh toán Kiều hối cho khách hàng cá nhân, Quản lý doanh thu Bảo hiểm BIC qua hệ thống BIDV…

Là ngân hàng thương mại tiên phong trong hoạt động chuyển đổi số, BIDV đã tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển đổi số trên các mặt hoạt động:

(i) Xây dựng và phát triển đồng bộ các kênh phân phối hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Web Chat, Facebook, Youtube…; Xây dựng đồng thời các kênh tự phục vụ (e-zone) tại phòng giao dịch;

(ii) Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online, quản lý và trả nợ thẻ tín dụng;

(iii) Phối hợp triển khai một số sản phẩm sáng tạo như: Samsung Pay, QR Pay, Chat- bot trên ứng dụng Mobile banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; Phát triển ứng dụng BIDV Home; ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ nhân tạo;

50

(iv) Triển khai và xây dựng các mô hình khai thác dữ liệu lớn, dữ liệu phi cấu trúc, ứng dụng các mô hình phân tích để đánh giá giá trị vòng đời khách hàng, marketing, bán chéo sản phẩm đúng đối tượng khách hàng…

Với những nỗ lực đầu tư vào quá trình chuyển đổi số vừa qua, BIDV đang tiến triển khá tốt trên chặng đường giai đoạn phát triển ngân hàng số, tạo bước đệm để nhanh chóng hoàn thiện giai đoạn 2. Tuy nhiên để đạt mức độ tự động hóa các quy trình thủ công đòi hỏi BIDV phải tiếp tục thay đổi từ bên trong cốt lõi của bộ máy hoạt động, từ đó xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp để có thể tích hợp các công nghệ mới và có khả năng liên tục thay đổi, dịch chuyển theo yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ kéo theo các khoản đầu tư mới bổ sung vào tổng chi tiêu CNTT, đây là một chi phí định kỳ cần thiết để duy trì các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng viễn thông. Như vậy, sự phát triển của BIDV có thể xem là đang ở những bước đầu của giai đoạn 2 trong công cuộc trở thành ngân hàng số. Chặng đường sắp tới vẫn còn nhiều thử thách, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, đầu tư và chiến lược hợp lý..

4.2 . Chiến lược phát triển hoàn thành giai đoạn 2.0

Việc áp dụng kỹ thuật số vào ngân hàng đã và đang thay đổi BIDV trên nhiều mặt: mô hình kinh doanh, quản trị vận hành, sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng thông qua phân tích dữ liệu về hành vi và thói quen của khách hàng, cách thức tương tác với khách hàng... Song song đó, BIDV cũng phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: đòi hỏi đầu tư lớn và nguồn lực triển khai; sự phức tạp trong quản trị rủi ro… Với tình hình đó, nhóm đã đề xuất một số chiến lược phù hợp để ngân hàng có thể tiến lên giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn.

4.2.1. Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking)

Hệ thống ngân hàng lõi có tác động xuyên suốt các kênh và hoạt động của ngân hàng khiến chúng trở thành một trong những thành phần quan trọng nhất trong kiến trúc ngân hàng tổng thể. Chuyển đổi hệ thống cốt lõi có thể mang lại những thay đổi quan trọng như ngân hàng thông minh hơn, giảm chi phí hoạt động, tăng cường tính linh hoạt của

51

dịch vụ, đồng thời mở rộng và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, tạo cơ hội cho các dòng doanh thu mới.

BIDV có thế áp dụng mô hình đám mây riêng tư (private cloud) và mô hình định hướng dịch vụ. Cụ thể hơn, hạ tầng phần mềm Corebanking của BIDV sẽ cần được nâng cấp lại thành kiến trúc hướng dịch vụ với trọng tâm là các hệ thống API nội bộ và bên ngoài, giúp chuyển đổi các sản phẩm ngân hàng thành các ứng dụng dịch vụ và kết nối với Ngân hàng lõi với Kho dữ liệu thông qua hệ thống API nội bộ.

Lợi ích của việc phát triển nền tảng đám mây riêng tư trong tổ chức là việc nâng cấp, chuyển đổi, cấp phát thêm tài nguyên cho hệ thống công nghệ dễ dàng hơn nhiều. Mô hình định hướng dịch vụ với hệ thống API nội bộ và API mở khiến việc phát triển mở rộng dịch vụ, sản phẩm mới dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này cũng hướng ngân hàng đến Open Banking, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và định hướng của nhà quản lý.

Tiến hành chuyển đổi ngân hàng lõi là một quyết định phức tạp và nên cân nhắc kỹ lưỡng vì chi phí thực hiện rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài, ngoài ra còn có chi phí cấp phép và chi phí bảo trì. Ban lãnh đạo nên có một kế hoạch quản trị tài chính cụ thể để đảm bảo vừa đáp ứng được mục tiêu an toàn vốn (cụ thể là tối thiểu 8% theo Basel II) , duy trì khả năng thanh khoản, giảm rủi ro trong hoạt động cũng như khả năng cung ứng vốn theo kế hoạch đầu tư dài hạn.

4.2.2. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh bằng cách xây dựng hệ sinh thái tương ứng thái tương ứng

Ngày nay, khách hàng tìm đến các ngân hàng không chỉ thực hiện các dịch vụ cơ bản như vay tín dụng, mở tài khoản mà còn thông qua ngân hàng để đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn,... Vì vậy BIDV nên phát triển hệ sinh thái của minh, mở rộng và liên kết với các dịch vụ của bên thứ ba để tạo hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

52

4.2.3. Tạo ra môi trường làm việc số (Digital workplace)

Ngoài việc chuyển đổi số các ứng dụng phục vụ khách hàng, các ngân hàng cần thực hiện chuyển đổi số thông qua các hoạt động nghiệp vụ back office của mình. Tăng cường ứng dụng các công nghệ nhận diện văn bản, nhận diện khuôn mặt, tự động hóa quy trình giúp nhân viên của mình làm việc thông minh và hiệu quả hơn. Dữ liệu khách hàng thu thập được nhiều thì cũng sẽ vô nghĩa nếu bản thân nhân viên ngân hàng không biết cách tận dụng và khai thác từ các dữ liệu đấy.

Để xây dựng một môi trường làm việc số, BIDV có thể phát triển mạng lưới nội bộ cho hệ thống nhân viên, giúp tăng cường việc chia sẻ và trao đổi trong nội bộ; Xây dựng các công cụ dữ liệu trực quan giúp nhân viên có thể truy cập, dễ dàng trong việc sử dụng khối lượng dữ liệu lớn; Phát triển các ứng dụng tư vấn tài chính trên mobile giúp nhân viên có thể tương tác trực tiếp với khách hàng khi cần; Xây dựng chiến lược dữ liệu của ngân hàng, từ việc phát triển data lake, data warehouse và các công cụ data analytic,...

4.2.4 Thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới

Để theo kịp nền phát triển của thời đại, BIDV nên phân bổ nguồn lực thật hiệu quả để theo sát với các thời đại của ngân hàng số. Cụ thể, BIDV nên đẩy mạnh chọn lựa đội ngũ nhân viên công nghệ kỹ thuật hùng hậu để thiết kế, quản lý hiệu quả về các nền tảng công nghệ của mình. Đặc biệt là tập trung phát triển các ứng dụng, website theo

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)