Tỷ lệ có xu hướng giảm liên tục trong 4 năm từ 1,34% năm 2016 xuống còn 1,16% năm 2019. Điều này là nhờ chi phí hoạt động đã được BIDV kiểm soát hiệu quả, các phương án huy động vốn có chi phí hợp lý, tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập được kiểm soát hiệu quả ở mức thấp là 36%. Ngoài ra, BIDV cũng tập trung quản lý việc đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản. Kết quả BIDV đã kiểm soát tốt tốc độ tăng chi phí hoạt động (7,7%). Đặc biệt trong năm 2019, BIDV triển khai quyết liệt đề án “ngân hàng số và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh”. Nhờ đó, các chỉ tiêu chính gắn với quá trình số hóa đều mang lại sự đột phá ấn tượng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và tối ưu nguồn nhân lực tại các chi nhánh.
So với VCB và CTG thì tỷ số này thấp hơn rất nhiều, chứng tỏ được tổng tài sản để BID trang trải cho chi phí hoạt động tốt hơn so với hai ngân hàng đối thủ. Mức tài sản của BID cao hơn nhưng chi phí hoạt động không cao hơn.
1.16% 1.27% 1.29% 1.05% 1.10% 1.15% 1.20% 1.25% 1.30%
BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019 1.34 1.29 1.23 1.16 1.05 1.1 1.15 1.2 1.25 1.3 1.35 1.4 2016 2017 2018 2019 Chi phí hoạt động/Tổng tài
40 3.3.1.2 Chi phí lãi vay của các khoản tiền gửi
Tỷ số này của BIDV tăng nhẹ qua các năm do sự gia tăng trong lãi suất tiền gửi Việc gia tăng lãi suất sẽ giúp ngân hàng thu hút một lượng lớn khách hàng cũng như gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, tuy nhiên việc tăng lãi suất cũng sẽ khiến tặng gánh nặng chi phí lãi vay. Cụ thể hơn, tiền gửi khách hàng đạt 1.114.163 tỷ đồng, tăng trưởng 12,6% so với năm 2018, chiếm 12,8% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành. Đồng nghĩa với việc tăng cao chi phí lãi vay phải trả cho khách. BIDV đã làm rất tốt công cuộc áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ và giá cả tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt bởi Ngân hàng Nhà nước, góp phần nâng cao thương hiệu của mình trên thương trường.
Tuy nhiên, so với hai đối thủ là Vietcombank và VietinBank, BIDV có vẻ như đang chấp nhận tiền gửi và trả lãi rất cao cho khách hàng của mình. Vì vậy trong những năm tới, BIDV nên đầu tư hơn về những mảng khác như đa dạng sản phẩm để thu hút khách hàng mà không phải tập trung quá nhiều về việc giảm lãi suất.
5.16 5.37 5.45 5.81 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 2016 2017 2018 2019 Chi phí lãi vay/Tổng tiền gửi
KH (%) 5.81% 5.55% 3.57% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00%
BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019
41 3.3.1.3 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
Nhờ vào việc cắt giảm chi phí hiệu quả và tổng thu nhập thuần tăng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo định hướng chiến lược: tổng thu nhập thuần năm 2019 đạt 48.121 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm trước, cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP đã giúp cho tỷ số này của BIDV giảm đều qua các năm, thể hiện rõ năng lực hoạt động và phong cách quản lý của ban quản trị ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu do với các đối thủ lớn của mình như VCB, sự chệnh lệch không phải quá nhỏ khiến cho BID nên xem lại khả năng quản lí về chi tiêu và nâng cao hơn thu nhập của mình
3.3.2 Phân tích về nguồn nhân lực
Chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị của BIDV được đánh giá cao qua các năm hoạt động nhờ những lý do sau:
• Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung
Sự phát triển của hệ thống core-banking đã giúp bộ máy hoạt động của BIDV được đánh giá cao và hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Với việc chuyển sang xử lý dữ liệu theo mô hình quản lý tập trung và trực tuyến, vấn đề an toàn thông tin, bảo mật cho hệ thống càng được chú trọng.
• Tập trung phát triển nguồn nhân lực
57.85 55.66 46.11 35.86 57.85 55.66 46.11 35.86 0 10 20 30 40 50 60 70 2016 2017 2018 2019 Chi phí/Thu nhập (%) 36.00% 38.83% 34.59% 32.00% 33.00% 34.00% 35.00% 36.00% 37.00% 38.00% 39.00% 40.00%
BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019
42
Về chất lượng: Ban giám đốc và quản trị là những thành viên trụ cột của BIDV với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng nguồn nhân sự BIDV cũng đi kèm với chất lượng. Điều này được chứng minh qua thống kê về số lượng cán bộ có trình độ đai học và trên đại học đạt 91,5% vào năm 2019, tăng 2% so với năm 2016. Khả năng quản trị ngân hàng, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh được nâng cao rõ rệt.
Về công tác đào tạo: Điểm đặc biệt đáng chú ý của giai đoạn này là BIDV đã trở thành đối tác đào tạo đạt chuẩn của CPA Australia. Qua đó, BIDV có thêm cơ hội nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế và đây sẽ là cơ hội giúp nội bộ BIDV nâng cao nghiệp vụ và kiến thức về lĩnh vực NHS.
Về công tác bổ nhiệm vị trí: Được thực hiện một cách bài bản, đúng qui trình, quy định theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo lựa chọn được đội ngũ cán bộ phù hợp đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cả về cơ số và chất lượng, tạo được sự thống nhất cao ngay trong đơn vị.
• Hoàn thiện chất lượng quản lý
BIDV là một trong số ít những ngân hàng thể hiện sự minh bạch thông qua việc ứng dụng cả hai tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS); áp dụng phương thức mới trong việc phân loại nợ theo điều 7 của Nghị Định 493. Bên cạnh đó, BIDV là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận ISO trong năm 2010. Đây là những bước đi dần dần giúp BIDV đạt chất lượng cao trong việc quản lý và xây dựng một hình ảnh tốt đối với Chính Phủ, khách hàng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
Ngân hàng BIDV nhiều năm gần đây luôn nhận đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ Moody và S&P. Hiện tại xếp hạng của ngân hàng luôn được xem là tích cực nếu so sánh với những ngân hàng khác trong nước. Đây cũng là một trong những lí do vì sao nhiều tổ chức tài chính quốc tế chọn BIDV để trở thành ngân hàng điều phối nguồn vốn của họ đến khách hàng.
43 3.3.3 Nhận xét chung
Về mặt chi phí thì BIDV đã làm rất tốt việc quản lý, kiểm soát các chi phí hoạt động, đưa ra các chiến lược mới vừa gắn liền với số hóa vừa giúp ngân hàng tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí lãi vay đang nằm ở mức cao do BIDV tập trung thu hút khách hàng qua việc giảm lãi suất. Nếu về lâu dài thì đây không phải là chiến lược tốt, vì nó sẽ thêm gánh nặng lên ngân hàng và mức độ cạnh tranh với các đối thủ khác cũng giảm do các ngân hàng đó liên tục cải thiện các sản phẩm, dịch vụ. Về mặt nguồn nhân lực thì có thể nhận xét BIDV là một trong các ngân hàng luôn đảm bảo chất lượng từ ban quản trị đến nhân viên, bộ máy quản lý cũng được đánh giá cao. Đây sẽ là một nền tảng rất tốt khi ngân hàng muốn tập trung đào tạo thêm kiến thức và nghiệp vụ nâng cao, đặc biệt liên quan đến công nghệ với tầm nhìn đưa BIDV trở thành ngân hàng số đích thực.
3.4 Khả năng sinh lời
3.4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình tài sản (ROAA)
Dựa vào biểu đồ, ta nhận thấy, ROAA của BIDV có xu hướng giảm nhẹ, dao động trong khoảng 0,05% - 0,06%, trong đó năm 2016 ROAA ở mức 0,62%, giảm ở năm 2017 còn 0,58% và duy trì ở mức 0,57% ở 2 năm 2018, 2019. Nguyên nhân khiến ROAA thấp là do mức trích lập dự phòng của ngân hàng ngày càng cao, với năm 2019 hơn 14 nghìn
0.62% 0.58% 0.57% 0.57% 0.54% 0.55% 0.56% 0.57% 0.58% 0.59% 0.60% 0.61% 0.62% 2016 2017 2018 2019 ROA 0.57% 1.00% 1.59% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80%
BIDV Vietinbank Vietcombank 2019
44
tỷ, tăng 12,97% so với năm trước đó. Trên tình hình đó có thể kết luận rằng BIDV chưa thực sự đạt hiệu quả cao khi sử dụng nguồn vốn.
Xét riêng ROAA của BIDV vẫn chưa đáp ứng được mức yêu cầu chung cùa ngành khi chỉ đạt 0.57% (Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì ROA ≥ 1). Cả Vietcombank và Vietinbank đều vượt ngưỡng yêu cầu, nhưng không cao. Điều này cho thấy, mặc dù là 3 ngân hàng trong nhóm “Big 4”, nhưng BIDV, Vietcombank và Vietinbank đều có mức ROA không cao, nguyên nhân là do các chính sách đầu tư, cho vay không hiệu quả, chi phí hoạt động của các ngân hàng quá mức.
3.4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên trung bình vốn chủ sở hữu (ROEA)
BIDV không ngừng tăng tốc tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của nhà nước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của BIDV lại tăng ít hơn, do đó tỷ lệ ROEA vẫn được duy trì ở mức tương đối thấp, giảm xuống còn 11.23% năm 2019, trong khi trung bình ngành dao động gần 16%. Với mức chuẩn này thì BIDV đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả.
Trong 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và Vietinbank thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của BIDV là thấp nhất, mặc dù ROE cao là mục tiêu tìm kiếm của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào. Tuy quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV tăng qua các năm nhưng ROE lại không cao, cho thấy áp lực về việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng khó khăn của ngân hàng này.
14.36% 14.77% 14.28% 11.23% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2016 2017 2018 2019 ROEA 11.01% 13.10% 25.51% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00%
BIDV Vietinbank Vietcombank 2019
45 3.4.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ NIM của BIDV biến động không đều trong những năm trở lại đây. Trong suốt 3 năm 2016 - 2018, tỷ lệ này ở BIDV có mức tăng trưởng khá tốt. Đó không phải do ngân hàng tăng lãi suất cho vay quá cao mà do đã tối ưu hóa danh mục tín dụng để có được thu nhập từ lãi tốt nhất trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không quá dồi dào.
Năm 2019, hệ số NIM giảm còn 2,48% từ mức 2,72% so với cùng kỳ. Theo SSI Research, tỷ lệ tăng trưởng tài sản sinh lãi trong năm tăng khá cao 13,61%, trong khi thu nhập lãi thuần tăng rất ít 2,92%, điều này là do chi phí huy động tăng trong khi thu nhập lãi không cải thiện nhiều, khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng giảm. Ngoài ra, giai đoạn nửa đầu năm 2019 để tài trợ cho hoạt động cho vay do thiếu nguồn vốn dài hạn, ngân hàng đã phải tăng tăng huy động tiền gửi dài hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Biên lãi cho vay (NIM) của BIDV tiếp tục thu hẹp. Tương tự, NIM của Vietinbank cũng không cao hơn mấy khi đạt 2.86%. Duy chỉ có chỉ số NIM của Vietcombank đạt 3.10%, mặc dù kết quả này cũng phải là cao so với mặt bằng chung. Nhưng BIDV và Vietinbank đều có chỉ số NIM dưới 3%, điều này cũng đáng lo ngại khi cả 2 ngân hàng đều là những “ông lớn” Nhà nước. 2.40% 2.64% 2.72% 2.48% 2.20% 2.30% 2.40% 2.50% 2.60% 2.70% 2.80% 2016 2017 2018 2019 NIM 2.50% 2.86% 3.10% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50%
BIDV Vietinbank Vietcombank 2019
46 3.4.4 Nhận xét chung
Sau khi phân tích về các chỉ số ROE VÀ ROA, có thể thấy rằng BIDV trong các năm gần đây có sự sụt giảm nhẹ về khả năng sinh lợi, cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có thể thấy rằng, lợi nhuận là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy ngân hàng BIDV tăng tốc nhanh trong quá trình chuyển đổi thành ngân hàng số. Mức độ hài lòng của các khách hàng luôn là yếu tố cao cả của tất cả các tổ chức định chế tài chính, do vậy việc triển khai ngân hàng số cũng nên được đẩy mạnh. Để làm được như vậy, từ khả năng sinh lời của BIDV nên đầu tư một phần để cải thiện hệ thống công nghệ thông tin. Tuy vốn đầu tư ban đầu vào hệ thống ngân hàng số rất lớn, khó có thể thu hồi vốn trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn có thể sinh ra lợi nhuận lớn, giúp ngân hàng nhanh chóng dẫn đầu.
3.5 Khả năng thanh khoản
3.5.1 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi khách hàng
Tỷ lệ này cho biết mức độ mà các ngân hàng có khả năng thanh khoản, được tài trợ bởi các khoản tiền gửi tương đối ổn định và có thể dự đoán được (chủ yếu là bán lẻ), thay vì bằng nguồn vốn nợ bán buôn tiềm ẩn nhiều biến động. LADR ít nhất từ 5 đến 10%, đối với DTI trung bình, thường được coi là mức thận trọng, vì được củng cố bởi các quy định về đệm thanh khoản của Basel III. Tài sản lưu động/tổng tiền gửi là 0,287202 trong năm 2019, tăng lên 0,080917 so với năm 2018. Điều đó cho thấy tính thanh khoản của BIDV đã được cải thiện. Lý do mà BIDV muốn nâng mức thanh khoản lên cao vì tỷ lệ LADR cao hơn sẽ chuyển thành tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) thấp hơn, động lực chính dẫn đến lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng và do đó lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROA) thấp hơn so với một ngân hàng duy trì tính thanh khoản thấp. 26.12% 25.65% 24.70% 27.27% 23.00% 23.50% 24.00% 24.50% 25.00% 25.50% 26.00% 26.50% 27.00% 27.50% 2016 2017 2018 2019 Tài sản lưu động/Tổng tiền gửi
47 3.5.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi khách hàng
Trong 2 năm 2016 – 2017, số liệu cho thấy BIDV tập trung vào việc cho vay gần như bằng toàn bộ tiền gửi tại ngân hàng cụ thể ở mức 94,03% năm 2016 và 95,42% vào năm 2017. Điều này có thể hiểu rằng BIDV đang cố gắng thu hút khách hàng bằng chính sách giải ngân nới lỏng, nhưng đồng thời cũng tăng rủi ro cho tài sản cũng như dự phòng rủi ro. Con số tích cực hơn trong năm 2018, tuy nhiên đến cuối năm 2019, BIDV có tỉ lệ tổng cho vay/tổng tiền gửi lớn hơn 100% (100,9%), điều này cho thấy sự mất cân đối giữa việc sử dụng vốn với nguồn vốn thậm chí có thể không có đủ thanh khoản để trang trải bất kỳ yêu cầu quỹ không lường trước được của ngân hàng BIDV. 3.5.2 Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản
Tỷ lệ tài sản lưu động/tổng tài sản là 0.23 trong năm 2019 và có sự giảm nhẹ so với các năm từ 2016 đến 2018. Điều này là do BIDV chuyển hướng kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp, BIDV đang chuyển hướng cho vay trung dài hạn để tài trợ vốn, trong khi nhu cầu vốn dài hạn sẽ được tài trợ bằng trái phiếu doanh nghiệp. Việc định
0.26% 0.26% 0.23% 0.23% 0.22% 0.22% 0.23% 0.23% 0.24% 0.24% 0.25% 0.25% 0.26% 0.26% 0.27% 2016 2017 2018 2019 Tài sản lưu động/Tổng tài sản
94.03% 95.42% 82.02% 100.90% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 2016 2017 2018 2019 Dư nợ/Tổng tiền gửi
0.23% 0.22% 0.38% 0.00% 0.05% 0.10% 0.15% 0.20% 0.25% 0.30% 0.35% 0.40%
BIDV Vietinbank Vietcombank 2019
48
hướng lại cho vay trung dài hạn làm tăng áp lực lên thanh khoản của ngân hàng vì phần lớn tiền gửi của khách hàng là tiền ngắn hạn. Trong khi các ngân hàng khác đang cạnh tranh nguồn vốn dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng cho vay trung dài hạn thì BIDV chịu nhiều áp lực và nếu khách hàng doanh nghiệp cần vốn dài hạn, BIDV sẽ giúp họ phát hành trái phiếu dài hạn và