Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 34)

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, BIDV duy trì tương đối tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn của mình trong suốt giai đoạn. Hệ số CAR tăng từ 10,19% năm 2016 lên 10,9% năm 2017, đây là kết quả của việc nguồn vốn huy động có xu hướng tăng trưởng tốt, đạt 1.124.961 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầu năm, qua đó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, cân đối vốn an toàn và hiệu quả. Đến 2018 giảm xuống còn 10,3%, tuy nhiên vẫn trên mức quy định tối thiểu của NHNN là 9%. Với hệ số CAR như vậy, BIDV có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2019, hệ số CAR của BIDV giảm còn 8,8%. Việc giảm hệ số này là do BIDV phải điều chỉnh theo công thức mới để đạt chuẩn Basel II theo Thông tư 41 được triển khai trong năm 2019. Tuy giảm, nhưng hệ số CAR của BIDV năm 2019 vẫn đạt mức an toàn vốn theo tiêu chuẩn do NHNN đưa ra là 8%. Tình hình tài chính BIDV trong năm 2019 khá ảm đạm khi nợ xấu của ngân hàng tăng và đứng đầu trong hệ thống, tăng trưởng cho vay cũng bị hạn chế do vốn. Tuy nhiên, thương vụ với KEB Hana Bank được kỳ vọng sẽ là bước đệm hỗ trợ BIDV trong kế hoạch tái cấu trúc danh mục cho vay bằng cách tập trung vào khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.

34 3.1.2 Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính có xu hướng biến động không đều qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2017 ở mức 23,62% và giảm mạnh vào năm 2019 ở mức 18,19%, giảm 5,43% trong vòng 2 năm. Kết quả này là nhờ năm ngân hàng đã có một năm hoạt động thuận lợi trong giai đoạn 2019, trong đó thương vụ mua-bán sáp nhập lớn nhất trong ngành ngân hàng với KEB Hana Bank (Hàn Quốc) đã giúp BIDV tăng quy mô vốn điều lệ gần 20.300 tỷ đồng, lên 40.220 tỷ đồng. Việc hệ số đòn bẩy giảm cũng cho thấy BIDV đã cải thiện được mức độ kiểm soát rủi ro và giảm rủi ro hệ thống.

3.1.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của BIDV giảm nhẹ từ mức 4,39% năm 2016 xuống mức 4,06% năm 2017. Tính đến cuối năm, vốn điều lệ của Ngân hàng là 34.187 tỷ đồng; tổng vốn chủ sở hữu đạt 48.834 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với mức 44.144 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm. Trong khi đó, tổng tài sản tăng mạnh gần 19,5% so với mức đầu năm. Ghi nhận cuối năm 2018, tỷ lệ vốn chủ đã có dấu hiệu tăng trở lại khi đạt lần lượt 4,15% năm 2018 và 5,21% năm 2019. Đặc biệt trong năm 2019, với thương vụ sáp nhập KEB Hana Bank của Hàn Quốc đã giúp ngân hàng nâng quy mô vốn điều lệ lên hơn 40 nghìn tỷ đồng. Với xu hướng tăng như

35

vậy có thể đảm bảo ngân hàng có khả năng chi trả lớn trong trường hợp vỡ nợ, tăng độ tin cậy khi các nhà đầu tư đầu tư vốn hoặc khi ngân hàng đi vay nợ tại NHNN và các ngân hàng khác.

3.1.4 So sánh chung

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại nhìn chung giảm. Hiện nay, CAR Basel I của toàn ngành, theo ước tính của BSC, đang ở mức 11.5% (CAR Basel II sẽ thấp hơn từ 2%-2.5%). Hệ số CAR tại các ngân hàng có vốn Nhà nước đã giảm, BID là 8.8%, VCB và CTG là 9.24%, gần sát về mức tối thiểu 8% theo quy định.

Nguyên nhân là do tại Việt Nam, VCB và BID đã hoàn tất việc áp chuẩn Basel II được NHNN đưa ra, vì vậy 2 ngân hàng này đã chịu áp lực lớn về việc tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn Basel 2 để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn của họ như phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài. Còn về Vietinbank đang gặp khó trong việc tăng thêm vốn điều lệ khi room ngoại đã được lấp đầy 30% và không chia cổ tức tiền mặt nên CAR giảm nhẹ hơn hẳn. Trong khi đó, với việc tăng nguồn vốn cấp 2 thì VietinBank cũng còn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bởi, nguồn vốn cấp 2 phải có thời hạn tối thiểu là năm năm. Do đó, ngay cả khi các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao, số lượng huy động được thông qua hình thức phát hành trái phiếu cũng rất hạn chế. Dựa vào biểu đồ, có thể thấy đòn bẩy tài chính của BIDV giảm mạnh 5% lớn hơn nhiều so với độ giảm của VCB và Vietinbank. Đòn bẩy tài chính của các ngân hàng giảm nhiều cho thấy NH cũng đang tập trung tăng trưởng an toàn bền vững hơn trong thời

8.80% 9.25% 9.24% 18.20% 15.04% 14.12% 5.21% 6.19% 6.61% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00%

BIDV Vietinbank Vietcombank 2019

36

gian tới. Trong tháng 7/2019, BID đã đàm phán xong việc bán 15% cho KEB Hana Bank với giá 33,640 VND/cp và sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác đầu tư tài chính trong năm 2020. VCB cũng tiếp tục theo đuổi kế hoạch phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài (hiện còn 7.45%), CTG cũng đã được giữ lại LN trong năm 2017 2018 và có thể sẽ giữ lại LN năm 2019 để đảm bảo an toàn vốn điều này đã thể hiện được phần trăm vốn chủ sở hữu của 3 ngân hàng tăng trong năm 2019.

3.2Chất lượng tài sản

3.2.1 Tăng trưởng tổng tài sản

Tổng tài sản của BIDV từ năm 2016 đến năm 2019 đều có xu hướng tăng dần qua mỗi năm. Năm 2016, tổng tài sản của BIDV hơn 1.006.404 tỷ đồng, chiếm gần 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Đến cuối năm 2017, tăng 19,47% so với 2016, tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng tốt năm 2018 với mức tăng được ghi nhận là tăng 9,21% so với năm trước đó.

Năm 2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.489.957 tỷ đồng, tăng trưởng 13,47% so với năm 2018, giữ vững vị trí Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục cấu trúc tài sản theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lời đạt 95,6%, tăng 1,14% điểm tỷ trọng so với năm trước. Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của BIDV đã vươn lên dẫn đầu ngành ngân hàng so với các ông lớn khác như Vietcombank,

1,006,404, 150 1,202,283, 843 1,313,037, 674 1,489,957, 293 0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 1,400,000,000 1,600,000,000 2016 2017 2018 2019 Tổng tài sản 1,489,957 1,240,789 1,223,981 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

BIDV Vietinbank Vietcombank Tổng tài sản các NH

37

Agribank, Vietinbank. Sự tăng trưởng tổng tài sản cho thấy những kết quả khả quan từ sự nỗ lực của ngân hàng trong năm 2019 nhằm giảm tỷ trọng dư nợ cho vay.

3.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL)

Tổng dư nợ của ngân hàng BIDV năm 2019 tăng tương đối nhanh so với 2018 khoảng 12% (Tăng trưởng tín dụng trung bình của toàn hệ thống ngân hàng là 24.3%), phản ánh sự thành công của ngân hàng trong kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Điểm đặc biệt là năm 2019 BIDV đã tích cực áp dụng các công nghệ trong quá trình đánh giá khách hàng để đưa ra quyết định cho vay và rà soát, quản lý những khoản vay đã thực hiện, góp phần cải thiện chất lượng dư nợ tín dụng, cụ thể được biểu hiện qua việc tỷ lệ nợ tiêu chuẩn đã tăng lên cũng như kiểm soát phần nào các nhóm nợ xấu. Việc xem xét, đánh giá chất lượng tín dụng theo IFRS năm nay chặt chẽ hơn và có tính đến chiết khấu dòng tiền trả nợ của các khoản cho vay trong tương lai.

Mặc dù đã nâng mức nợ tiêu chuẩn lên, tuy nhiên tính đến hết năm 2019, nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lên tới 11.356 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 7.170 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm thì nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của BIDV rất mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ dự phòng rủi ro ngân hàng tăng vọt sau đà giảm 3 năm trước đó. BIDV đã trích lập 20.000 tỉ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, tương đương 41,5% trong tổng thu nhập hoạt động. Ngân hàng cũng đã xóa 16.020

2016 2017 2018 2019

Nợ có khả năng mất vốn Nợ nghi ngờ

Nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ cần chú ý Nợ đủ tiêu chuẩn 1.39% 1.31% 1.25% 1.31% 1.15% 1.20% 1.25% 1.30% 1.35% 1.40% 1.45% 2016 2017 2018 2019 Loan Loss Provision / Total

38

tỉ đồng nợ xấu, giảm 2,7%. Việc nợ xấu tăng lên chủ yếu là do NH này luôn gắn với các khách hàng lớn và rủi ro cũng lớn hơn. Do đó, mục tiêu trước mắt là ngoài trích lập dự phòng để cải thiện quản lý rủi ro, BIDV còn phải nỗ lực hoạt động để bù đắp cho các khoản nợ có thể mất vốn.

3.3.3 Tỷ lệ nợ/tổng tài sản

Tỷ lệ dư nợ trên tài sản của BIDV ghi nhận đà tăng liên tục trong giai đoạn 2016 – 2018, cụ thể ngân hàng đã tăng tỷ lệ nợ từ mức 71,91% năm 2016 lên 72,1% năm 2017, đến năm 2018 ghi nhận mức tăng mạnh khi lên đến 75,3%. Nguyên nhân là do ngân hàng cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ và SME, dư nợ ngắn hạn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo đúng định hướng của chính phủ và NHNN nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước. Năm 2019, tỷ lệ có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên không quá ảnh hưởng khả năng cho vay cũng như tính thanh khoản của ngân hàng. Qua các năm tỷ lệ nợ/ tài sản của BIDV luôn bé hơn 1, qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng.

3.3.4 Nhận xét chung

Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt 1.458.740 tỷ đồng, giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam. Điều này cho thấy BIDV có chất lượng tài sản, quy mô và hiệu quả tăng trưởng khá, năng lực tài chính được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để BIDV có thể phát huy mọi tiềm năng và hướng tới những mục tiêu trong tương lai, đặc biệt là khi ngân hàng đang trong thời kỳ chuyển đổi số. Ngoài ra, BIDV cũng nên cân nhắc xử lý đối với các khoản nợ xấu cụ thể nợ nhóm 5 rất mạnh , cần phải xử lý tài sản đảm bảo

39

để có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay và sử dụng lợi nhuận để thúc đẩy nguồn vốn dự trữ.

3.3 Chất lượng quản lý 3.3.1 Phân tích các chỉ số 3.3.1 Phân tích các chỉ số

3.3.1.1 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản

Tỷ lệ có xu hướng giảm liên tục trong 4 năm từ 1,34% năm 2016 xuống còn 1,16% năm 2019. Điều này là nhờ chi phí hoạt động đã được BIDV kiểm soát hiệu quả, các phương án huy động vốn có chi phí hợp lý, tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập được kiểm soát hiệu quả ở mức thấp là 36%. Ngoài ra, BIDV cũng tập trung quản lý việc đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản. Kết quả BIDV đã kiểm soát tốt tốc độ tăng chi phí hoạt động (7,7%). Đặc biệt trong năm 2019, BIDV triển khai quyết liệt đề án “ngân hàng số và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh”. Nhờ đó, các chỉ tiêu chính gắn với quá trình số hóa đều mang lại sự đột phá ấn tượng, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và tối ưu nguồn nhân lực tại các chi nhánh.

So với VCB và CTG thì tỷ số này thấp hơn rất nhiều, chứng tỏ được tổng tài sản để BID trang trải cho chi phí hoạt động tốt hơn so với hai ngân hàng đối thủ. Mức tài sản của BID cao hơn nhưng chi phí hoạt động không cao hơn.

1.16% 1.27% 1.29% 1.05% 1.10% 1.15% 1.20% 1.25% 1.30%

BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019 1.34 1.29 1.23 1.16 1.05 1.1 1.15 1.2 1.25 1.3 1.35 1.4 2016 2017 2018 2019 Chi phí hoạt động/Tổng tài

40 3.3.1.2 Chi phí lãi vay của các khoản tiền gửi

Tỷ số này của BIDV tăng nhẹ qua các năm do sự gia tăng trong lãi suất tiền gửi Việc gia tăng lãi suất sẽ giúp ngân hàng thu hút một lượng lớn khách hàng cũng như gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, tuy nhiên việc tăng lãi suất cũng sẽ khiến tặng gánh nặng chi phí lãi vay. Cụ thể hơn, tiền gửi khách hàng đạt 1.114.163 tỷ đồng, tăng trưởng 12,6% so với năm 2018, chiếm 12,8% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành. Đồng nghĩa với việc tăng cao chi phí lãi vay phải trả cho khách. BIDV đã làm rất tốt công cuộc áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ và giá cả tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt bởi Ngân hàng Nhà nước, góp phần nâng cao thương hiệu của mình trên thương trường.

Tuy nhiên, so với hai đối thủ là Vietcombank và VietinBank, BIDV có vẻ như đang chấp nhận tiền gửi và trả lãi rất cao cho khách hàng của mình. Vì vậy trong những năm tới, BIDV nên đầu tư hơn về những mảng khác như đa dạng sản phẩm để thu hút khách hàng mà không phải tập trung quá nhiều về việc giảm lãi suất.

5.16 5.37 5.45 5.81 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 2016 2017 2018 2019 Chi phí lãi vay/Tổng tiền gửi

KH (%) 5.81% 5.55% 3.57% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00%

BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019

41 3.3.1.3 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Nhờ vào việc cắt giảm chi phí hiệu quả và tổng thu nhập thuần tăng tốt nhờ chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo định hướng chiến lược: tổng thu nhập thuần năm 2019 đạt 48.121 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm trước, cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP đã giúp cho tỷ số này của BIDV giảm đều qua các năm, thể hiện rõ năng lực hoạt động và phong cách quản lý của ban quản trị ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu do với các đối thủ lớn của mình như VCB, sự chệnh lệch không phải quá nhỏ khiến cho BID nên xem lại khả năng quản lí về chi tiêu và nâng cao hơn thu nhập của mình

3.3.2 Phân tích về nguồn nhân lực

Chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị của BIDV được đánh giá cao qua các năm hoạt động nhờ những lý do sau:

• Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung

Sự phát triển của hệ thống core-banking đã giúp bộ máy hoạt động của BIDV được đánh giá cao và hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Với việc chuyển sang xử lý dữ liệu theo mô hình quản lý tập trung và trực tuyến, vấn đề an toàn thông tin, bảo mật cho hệ thống càng được chú trọng.

• Tập trung phát triển nguồn nhân lực

57.85 55.66 46.11 35.86 57.85 55.66 46.11 35.86 0 10 20 30 40 50 60 70 2016 2017 2018 2019 Chi phí/Thu nhập (%) 36.00% 38.83% 34.59% 32.00% 33.00% 34.00% 35.00% 36.00% 37.00% 38.00% 39.00% 40.00%

BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019

42

Về chất lượng: Ban giám đốc và quản trị là những thành viên trụ cột của BIDV với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng nguồn nhân sự BIDV cũng đi kèm với chất lượng. Điều này được chứng minh qua thống kê về số lượng cán bộ có trình độ đai học và trên đại học đạt 91,5% vào năm 2019, tăng 2% so với năm 2016. Khả năng quản trị ngân hàng, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh được nâng cao rõ rệt.

Về công tác đào tạo: Điểm đặc biệt đáng chú ý của giai đoạn này là BIDV đã trở thành

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)