Chất lượng ban giám đốc và khả năng quản trị của BIDV được đánh giá cao qua các năm hoạt động nhờ những lý do sau:
• Mô hình quản lý tổ chức và các chính sách quản lý chung
Sự phát triển của hệ thống core-banking đã giúp bộ máy hoạt động của BIDV được đánh giá cao và hoạt động năng động, hiệu quả hơn. Với việc chuyển sang xử lý dữ liệu theo mô hình quản lý tập trung và trực tuyến, vấn đề an toàn thông tin, bảo mật cho hệ thống càng được chú trọng.
• Tập trung phát triển nguồn nhân lực
57.85 55.66 46.11 35.86 57.85 55.66 46.11 35.86 0 10 20 30 40 50 60 70 2016 2017 2018 2019 Chi phí/Thu nhập (%) 36.00% 38.83% 34.59% 32.00% 33.00% 34.00% 35.00% 36.00% 37.00% 38.00% 39.00% 40.00%
BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2019
42
Về chất lượng: Ban giám đốc và quản trị là những thành viên trụ cột của BIDV với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng nguồn nhân sự BIDV cũng đi kèm với chất lượng. Điều này được chứng minh qua thống kê về số lượng cán bộ có trình độ đai học và trên đại học đạt 91,5% vào năm 2019, tăng 2% so với năm 2016. Khả năng quản trị ngân hàng, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh được nâng cao rõ rệt.
Về công tác đào tạo: Điểm đặc biệt đáng chú ý của giai đoạn này là BIDV đã trở thành đối tác đào tạo đạt chuẩn của CPA Australia. Qua đó, BIDV có thêm cơ hội nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế và đây sẽ là cơ hội giúp nội bộ BIDV nâng cao nghiệp vụ và kiến thức về lĩnh vực NHS.
Về công tác bổ nhiệm vị trí: Được thực hiện một cách bài bản, đúng qui trình, quy định theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo lựa chọn được đội ngũ cán bộ phù hợp đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cả về cơ số và chất lượng, tạo được sự thống nhất cao ngay trong đơn vị.
• Hoàn thiện chất lượng quản lý
BIDV là một trong số ít những ngân hàng thể hiện sự minh bạch thông qua việc ứng dụng cả hai tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS); áp dụng phương thức mới trong việc phân loại nợ theo điều 7 của Nghị Định 493. Bên cạnh đó, BIDV là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận ISO trong năm 2010. Đây là những bước đi dần dần giúp BIDV đạt chất lượng cao trong việc quản lý và xây dựng một hình ảnh tốt đối với Chính Phủ, khách hàng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.
Ngân hàng BIDV nhiều năm gần đây luôn nhận đánh giá xếp hạng tín nhiệm từ Moody và S&P. Hiện tại xếp hạng của ngân hàng luôn được xem là tích cực nếu so sánh với những ngân hàng khác trong nước. Đây cũng là một trong những lí do vì sao nhiều tổ chức tài chính quốc tế chọn BIDV để trở thành ngân hàng điều phối nguồn vốn của họ đến khách hàng.
43 3.3.3 Nhận xét chung
Về mặt chi phí thì BIDV đã làm rất tốt việc quản lý, kiểm soát các chi phí hoạt động, đưa ra các chiến lược mới vừa gắn liền với số hóa vừa giúp ngân hàng tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí lãi vay đang nằm ở mức cao do BIDV tập trung thu hút khách hàng qua việc giảm lãi suất. Nếu về lâu dài thì đây không phải là chiến lược tốt, vì nó sẽ thêm gánh nặng lên ngân hàng và mức độ cạnh tranh với các đối thủ khác cũng giảm do các ngân hàng đó liên tục cải thiện các sản phẩm, dịch vụ. Về mặt nguồn nhân lực thì có thể nhận xét BIDV là một trong các ngân hàng luôn đảm bảo chất lượng từ ban quản trị đến nhân viên, bộ máy quản lý cũng được đánh giá cao. Đây sẽ là một nền tảng rất tốt khi ngân hàng muốn tập trung đào tạo thêm kiến thức và nghiệp vụ nâng cao, đặc biệt liên quan đến công nghệ với tầm nhìn đưa BIDV trở thành ngân hàng số đích thực.