Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi (Corebanking)

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 51 - 52)

Hệ thống ngân hàng lõi có tác động xuyên suốt các kênh và hoạt động của ngân hàng khiến chúng trở thành một trong những thành phần quan trọng nhất trong kiến trúc ngân hàng tổng thể. Chuyển đổi hệ thống cốt lõi có thể mang lại những thay đổi quan trọng như ngân hàng thông minh hơn, giảm chi phí hoạt động, tăng cường tính linh hoạt của

51

dịch vụ, đồng thời mở rộng và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, tạo cơ hội cho các dòng doanh thu mới.

BIDV có thế áp dụng mô hình đám mây riêng tư (private cloud) và mô hình định hướng dịch vụ. Cụ thể hơn, hạ tầng phần mềm Corebanking của BIDV sẽ cần được nâng cấp lại thành kiến trúc hướng dịch vụ với trọng tâm là các hệ thống API nội bộ và bên ngoài, giúp chuyển đổi các sản phẩm ngân hàng thành các ứng dụng dịch vụ và kết nối với Ngân hàng lõi với Kho dữ liệu thông qua hệ thống API nội bộ.

Lợi ích của việc phát triển nền tảng đám mây riêng tư trong tổ chức là việc nâng cấp, chuyển đổi, cấp phát thêm tài nguyên cho hệ thống công nghệ dễ dàng hơn nhiều. Mô hình định hướng dịch vụ với hệ thống API nội bộ và API mở khiến việc phát triển mở rộng dịch vụ, sản phẩm mới dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này cũng hướng ngân hàng đến Open Banking, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và định hướng của nhà quản lý.

Tiến hành chuyển đổi ngân hàng lõi là một quyết định phức tạp và nên cân nhắc kỹ lưỡng vì chi phí thực hiện rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài, ngoài ra còn có chi phí cấp phép và chi phí bảo trì. Ban lãnh đạo nên có một kế hoạch quản trị tài chính cụ thể để đảm bảo vừa đáp ứng được mục tiêu an toàn vốn (cụ thể là tối thiểu 8% theo Basel II) , duy trì khả năng thanh khoản, giảm rủi ro trong hoạt động cũng như khả năng cung ứng vốn theo kế hoạch đầu tư dài hạn.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ SỐ HÓA (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)