Khái niệm “Ƣu đãi xã hội”

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 27 - 29)

9. KHUNG PHÂN TÍCH

1.1.1.3Khái niệm “Ƣu đãi xã hội”

Chính sách UĐXH cũng là một trong những hợp phần của hệ thống ASXH Việt Nam. UĐXH là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nƣớc và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho xã hội [17].

- Mục tiêu của UĐXH: Ghi nhận, đầu tƣ, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, nó thể hiện ở việc:

+ Ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng xã hội.

+ Tạo công bằng xã hội (ngƣời cống hiến đƣợc hƣởng theo những gì mình đóng góp).

+ Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp, giữ gìn truyền thống của dân tộc ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa

+ Đảm bảo ổn định cho thể chế chính trị đất nƣớc. Có chính sách thích hợp, mọi ngƣời mới có thể an tâm về gia đình của mình và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp đất nƣớc.

- Các hình thức UĐXH:

+ Bằng tiền mặt vật chất: Tiền có thể hƣởng trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, mai táng phí khi chết, chi phí y tế; hiện vật là xây dựng các nhà tình nghĩa hay

tặng quà vào dịp lề tết... Hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ dƣỡng, miễn giảm thuế. Tất cả những hình thức này đảm bảo đời sống vật chất cho ngƣời có công.

+ Bằng tinh thần: Bằng khen, huân huy chƣơng, dựng tƣợng đài…. - Vai trò của ưu đãi xã hội:

Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, UĐXH có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, ƣu đãi xã hội có vai trò trên mọi bình diện của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.

+ Về mặt chính trị: Sự ƣu đãi với những ngƣời có công sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho họ nó còn tạo sự tin tƣởng vào chế độ xã hội tốt đẹp, là nguồn động viên khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì nƣớc khi đất nƣớc gặp hoàn cảnh khó khăn. Do đó, làm tốt chính sách đối với những ngƣời có công sẽ góp phần làm ổn định xã hội, giữ vững thể chế, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nƣớc trong chế độ ổn định vững vàng. Ngƣợc lại, nếu không có chính sách ƣu đãi sẽ làm mất lòng tin của một thế hệ đã từng cống hiến, hy sinh mà còn của cả thế hệ sau.

+Về mặt xã hội và nhân văn: UĐXH là sự thể hiện truyền thống "đền ơn đáp nghĩa ", là sự sự báo đáp công ơn những ngƣời xả thân vì đất nƣớc vì dân tộc. Chế độ UĐXH không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những ngƣời có công mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội. Những ƣu tiên, ƣu đãi về giáo dục đào tạo, ƣu đãi về việc làm, chăm sóc sức khỏe...đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc, của cộng đồng, của toàn xã hội đến mọi mặt đời sống của ngƣời có công. Chế độ UĐXH còn giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, tạo cơ hội để mỗi công dân nhận thức sâu sắc và phát huy tốt hơn truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn. Nó khơi dậy truyền thống yêu nƣớc, lòng tự hòa dân tộc, lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với ngƣời đi trƣớc.

+ Về mặt kinh tế: UĐXH (đặt biệt là chế độ ƣu đãi trợ cấp hàng tháng ) có vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo đảm và nâng cao đời sống cho ngƣời có công. Đặc

biệt, đối với những ngƣời không còn khả năng lao động cũng nhƣ không còn ai để nƣơng tựa thì các khoản trợ cấp từ chế độ ƣu đãi có thể đƣợc coi là nguồn thu nhập chủ yếu từ đời sống của họ.Không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm đời sống, trợ cấp ƣu đãi còn giúp ngƣời có công có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất.

+Về mặt pháp lý: Đây là thành trách nhiệm của Nhà nƣớc và các cấp chính quyền đông thời là quyền của những ngƣời có công - quyền đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi. Khi đã trở thành quyền pháp lý, ngƣời có công có thể tự hào khi hƣởng các quyền đó, nó không tạo ra tâm lý cho ngƣời ban ơn và kẻ đƣợc ban ơn cũng nh11ƣ không tạo ra cơ chế - cho trong thực hiện. Đảm bảo quyền đƣợc ƣu đãi cho ngƣời có công là nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, các công chức nhà nƣớc. Họ phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ đối với ngƣời có công [21, 35 – 38].

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 27 - 29)