Khái niệm “Trợ giúp xã hội”

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 29 - 30)

9. KHUNG PHÂN TÍCH

1.1.1.4 Khái niệm “Trợ giúp xã hội”

 TGXH là một chính sách nằm trong hệ thống ASXH nhằm hƣớng vào nhóm đối tƣợng dân cƣ khó khăn, chịu thiệt thòi trong cuộc sống nhƣ: ngƣời tàn tật, ngƣời già, trẻ em đặc biệt khó khăn, dân nghèo… với mục tiêu là duy trì và phát triển cuộc sống [15, 8 – 9].

Theo Nguyễn Ngọc Toản (2011): “TGXH là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và của xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (người chịu thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng” [25].

 TGXH bao gồm: TGXH thƣờng xuyên và TGXH đột xuất:

- Chính sách TGXH thường xuyên: là hình thức trợ cấp xã hội bằng tiền mặt

hoặc bằng hiện vật mà Nhà nƣớc định ra để trợ cấp đối với những ngƣời hoàn toàn không thể lo đƣợc cuộc sống trong một thời gian dài.

Đối tượng trợ giúp: Theo nghị định số 67 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội thì đối tƣợng trợ giúp thƣờng xuyên bao gồm 9 đối tƣợng (trẻ em mồ côi, ngƣời cao tuổi cô đơn, ngƣời từ 85 tuổi trở lên, ngƣời tàn tật nặng, ngƣời mắc bệnh tâm thần, ngƣời nhiễm HIV/AIDS….).

- Chính sách TGXH đột xuất: Theo diễn giải trong các nghị định của Nhà nƣớc,

thuật ngữ trợ giúp đột xuất hay còn gọi là cứu trợ đột xuất bao gồm các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm trợ giúp về vật chất, tinh thần đối với các cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng mỗi khi gặp rủi ro bất hạnh trong cuộc sống để họ có thêm điều kiện vƣợt qua khó khăn sớm ổn định đời sống, sản xuất.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)