9. KHUNG PHÂN TÍCH
2.2.2. Chính sách ƣu đãi phụ cấp trợ cấp hàng tháng đối với thƣơng binh
Chính sách UĐXH là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nƣớc, của xã hội nhằm đền đáp công lao của những ngƣời hay một bộ phận xã hội có
nhiều cống hiến cho xã hội. Để nhân dân ta có dịp đền đáp công lao các liệt sỹ, anh chị em thƣơng bệnh binh trong những năm qua thể hiện rõ truyền thống: “Uống nƣớc nhớ nguồn” của dân tộc ta. Do đó chính sách đối với ngƣời có công luôn đƣợc Đảng- Nhà nƣớc quan tâm đặc biệt.
Nhằm ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tƣợng chính sách nói riêng cũng nhƣ ngƣời có công nói chung, Đảng và Nhà nƣớc đã từng bƣớc ban hành, thực hiện và điều chỉnh mức ƣu đãi trợ cấp phụ cấp hàng tháng đối với các đối tƣợng cho phù hợp với từng điều kiện kinh tế xã hội.
Mức trợ cấp mới nhất đƣợc quy định tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ban hành ngày 04/09/2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng. Tại Nghị định này, Chính phủ quyết định nâng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi đối với ngƣời có công với các mạng lên 1.220.000 đồng.
Chế độ ƣu đãi với thƣơng binh đều dựa trên mức độ thƣơng tật và tình trạng sức khỏe của thƣơng binh. Theo quy định thì những thƣơng binh mất sức lao động từ 21% trở lên do hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền xác định đều đƣợc hƣởng các chính sách UĐXH. Theo Nghị định số 101/2013/NĐ-CP quy định mức trợ cấp thƣơng tật đối với thƣơng binh, ngƣời hƣởng chính sách nhƣ thƣơng binh. Cụ thể từ 822.000 đến 3.913.000 đồng/tháng phân theo mức độ mất sức lao động; mức trợ cấp thƣơng tật đối với thƣơng binh loại B hiện từ 679.000-3.237.000 đồng/tháng. Ví dụ thƣơng binh mất 21% sức lao động thì đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng là 822.000đ, sau đó cứ giảm dần 1% sức lao động thì đƣợc hƣởng trợ cấp 1,04% mức lƣơng quy định. Ngoài trợ cấp hàng tháng còn đƣợc trợ cấp thêm một khoản tiền từ 1 đến bốn tháng lƣơng khi bị thƣơng, tùy theo mức độ mất sức lao động. Tỷ lệ mất sức lao động trợ cấp một lần đƣợc tính nhƣ sau:
STT Mức độ mất sức lao động Mức trợ cấp một lần
1 Từ 21 đến 40% sức lao động 1 tháng lƣơng khi bị thƣơng 2 Từ 41 đến 60% sức lao động 2 tháng lƣơng khi bị thƣơng 3 Từ 61 đến 80% sức lao động 3 tháng lƣơng khi bị thƣơng 4 Trên 81% sức lao động trở lên 4 tháng lƣơng khi bị thƣơng
(Nguồn: Nghị định Chính phủ)
Chính sách trợ cấp ƣu đãi hàng tháng giúp cải thiện thu nhập cho các gia đình thƣơng binh. Khảo sát 68 đối tƣợng thƣơng binh trên địa bàn xã cho thấy mức thu nhập trung bình khoảng 2 triệu đồng/ ngƣời/tháng với nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ lƣơng trợ cấp hàng tháng, nguồn nông nghiệp, buôn bán… Ngoài khoản thu nhập từ lƣơng trợ cấp hàng tháng cho các đối tƣợng thƣơng binh thì mỗi gia đình thƣơng binh cũng tạo thêm công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình bằng nhiều ngành nghề khác nhau. Theo đó, có 54 đối tƣợng cho biết gia đình họ có nguồn thu nhập thêm từ nông nghiệp (chiếm 79,4%), 18 hộ gia đình thƣơng binh có nguồn thu từ buôn bán (chiếm 26,5%) và 3 đối tƣợng có thêm nguồn thu từ ngƣời thân. Tuy nhiên, nhằm đánh giá vai trò của trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với cuộc sống của mỗi thƣơng binh, chúng tôi đã hỏi các đối tƣợng thƣơng binh về các nguồn thu nhập và đánh giá mức độ quan trọng, các nguồn thu nhập chính, chủ yếu của mỗi thƣơng binh (tối đa 3 nguồn thu nhập chính). Từ 1 đến 3 tƣơng ứng với các mức đánh giá các nguồn thu nhập chính yếu cho đến nguồn thu phụ của mỗi thƣơng binh.
Biểu 1: Đánh giá vai trò của trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập(%)
Có thể thấy rằng, vai trò của trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập của các đối tƣợng thƣơng binh đƣợc thể hiện rõ, có 25 ngƣời trả lời mức lƣơng ƣu đãi trợ cấp hàng tháng là nguồn thu nhập chính yếu của họ, chiếm 36,76%.
34 đối tƣợng đánh giá nguồn trợ cấp hàng tháng là nguồn thu nhập đóng vai trò nguồn thu chính thứ 2 của họ, chiếm 47,06%, 9 ngƣời trả lời đây là nguồn thu thứ 3, chiếm 13,24%.
Tƣơng quan giữa tuổi và việc đánh giá mức độ quan trọng của nguồn trợ cấp hàng tháng cho thấy rõ hơn vai trò của ƣu đãi này đối với các đối tƣợng thƣơng binh.
Bảng 5:Tƣơng quan giữa tuổi và vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng của các đối tƣợng thƣơng binh
Trợ cấp hàng tháng Tuổi Nguồn thu 1 Nguồn thu 2 Nguồn thu 3 Tổng Dƣới 60 tuổi 1 4 7 12 60 – 70 tuổi 5 28 2 35 36.76 47.06 13.24 Nguồn thu 1 Nguồn thu 2 Nguồn thu 3
Trợ cấp hàng tháng Tuổi Nguồn thu 1 Nguồn thu 2 Nguồn thu 3 Tổng 70 – 80 tuổi 14 2 0 16 Trên 80 tuổi 5 0 0 5 Tổng 25 34 9 68
Kiểm định Pearson Chi-Square với mức ý nghĩa 0,003
Từ bảng số liệu ta thấy, việc kiểm định Pearson Chi-Square với mức ý nghĩa 0,003 < 0,05 cho thấy giữa tuổi và việc đánh giá mức độ quan trọng của nguồn trợ cấp hàng tháng có mối liên hệ chặt với nhau, điều này có nghĩa rằng, những thƣơng binh có tuổi càng cao thì càng đánh giá cao vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng. Trong tổng số 25 đối tƣợng thƣơng binh trả lời nguồn ƣu đãi trợ cấp hàng tháng là nguồn thu nhập thứ nhất thì hầu hết đều thuộc nhóm ngƣời cao tuổi. (trên 70 tuổi). Lý giải cho điều này có thể hiểu rằng, một phần do tuổi cao, không còn sức lao động, một phần do những vết thƣơng để lại, thì khoản thu nhập ƣu đãi hàng tháng đó rất quan trọng đối với sinh hoạt hàng ngày, với họ đó là nguồn thu nhập chính yếu, giúp họ cải thiện cuộc sống tối thiểu. Bác Vũ Văn Bân,thƣơng binh 82 tuổi, thôn Đông Mỹ chia sẻ: “Tôi bị thương tật 83%, hiện nay mỗi tháng tôi nhận được hơn 3,2 triệu tiền trợ cấp, tuổi cao sức yếu tôi có lao động được gì nữa đâu, sống dựa vào đồng tiền lương thương binh và nhờ con cháu chăm sóc thôi, với số tiền đó tôi cũng đủ trang trải hàng ngày, tích cóp chút ít đề phòng những lúc ốm đau”. (Trích PVS số 7).
Một số thƣơng binh tuổi đã cao, nếu có con cái thì con cái đã đến tuổi lập gia đình ra ở riêng (tách hộ), hoặc đi làm ăn xa chỉ còn 2 vợ chồng, có nhiều đối tƣợng chỉ còn 1 mình với sức khỏe đã già yếu, không lao động đƣợc nữa thì nguồn trợ cấp hàng tháng của Nhà nƣớc cũng là nguồn chính đối với những trƣờng hợp này. Thƣơng binh Nguyễn Văn C, 84 tuổi, Thôn Tổ Hỏa chia sẻ: “Con cái đã lập gia đình đi làm ăn xa, còn hai vợ chồng già, hàng tháng sống bằng tiền lương hưu của nhà nước,
ngoài ra trồng ít rau màu, nuôi con gà ngoài vườn để có thực phẩm, thi thoảng con cái cũng có cho tiền để tiêu…” (Trích PVS số 8).