Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 36 - 43)

9. KHUNG PHÂN TÍCH

1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý:

Lý Thƣờng Kiệt là một xã thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên. Xã Lý Thƣờng Kiệt có diện tích 7,73 km², dân số năm 2009 là 15.668 ngƣời, mật độ dân số đạt 1233 ngƣời/km². Xã có 4 thôn gồm thôn Đồng Mỹ, thôn Tổ Hỏa, thôn Tử Dƣơng và thôn Tử Lạc.Phần lớn hộ dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

Xã Lý Thƣờng Kiệt có độ cao trung bình từ 3 - 4m, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, theo hƣớng chung của tỉnh Hƣng Yên. Địa hình này không cản trở đến việc cơ giới hóa và thủy lợi hóa trong quá trình phát triển nông nghiệp. Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 - 27oC; lƣợng mƣa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 8, 9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Kết cấu hạ tầng

Xã có mạng lƣới quốc gia chạy qua thông qua mạng lƣới quốc gia 35KV thuộc trạm Phố Cao. Ngoài ra, huyện còn đƣợc cấp lƣới điện quốc gia 10 KV từ trạm Khoái Châu và trạm trung gian Hƣng Long. Mạng điện quốc gia đã đƣợc kéo về tới 17/17 xã, thị trấn để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; hiện đang xây dựng trạm 10 KV tại thị trấn Yên Mỹ để chủ động trong việc cấp điện trên địa bàn huyện.

Kinh tế Xã hội

Công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc huyện quan tâm chỉ đạo và các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phƣơng trong huyện tích cực vào cuộc, tập trung nguồn lực triển

khai thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, kết quả cụ thể nhƣ sau: Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các ngành, các xã tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, định hƣớng đến năm 2030.Tổ chức các cuộc họp giao ban với Ban chỉ đạo huyện, xã; chỉ đạo các ngành, đơn vị từ huyện đến xã đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp và lộ trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. Đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua hội nghị giao ban, cấp phát tài liệu, cấp phát 163 cuốn tài liệu cho thành viên BCĐ huyện, xã. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM xã Lý Thƣờng Kiệt [29].

Công tác an sinh xã hội

Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hƣớng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trƣờng, trong đó, con ngƣời luôn có đƣợc, bao gồm cả cảm nhận đƣợc, một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố, rủi ro bất thƣờng.

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nƣ ớc ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội. Diện thu ̣ hƣởng chính sách ngày càng mở rô ̣ng, mức hỗ trợ đƣợc nâng lên. Nguồn lực đầu tƣ phát triển các lĩnh vƣ̣c xã hô ̣i ngày càng lớn. Nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời ngƣời nghèo, gia đình chính sách ngày càng đƣợc cải thiện.

Trong những năm qua xã Lý Thƣờng Kiệt, đã không ngừng thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về an sinh xã hội đối với các hộ, cá nhân thuộc diện chính sách. Các hộ chính sách đƣợc hỗ trợ từ những trợ giúp của Đảng và Nhà nƣớc cải thiện đƣợc cuộc sống tốt hơn. Những kết quả đạt đƣợc trong những năm qua nhƣ trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội (ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời cao tuổi…) và những ngƣời thuộc diện ƣu đãi xã hội đã đạt đƣợc nhiều thành tích. Đặc biệt đối với nhóm đối tƣợng thuộc diện ƣu đãi xã hội là ngƣời có công đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm sâu sắc. Tính đến 2014 thì toàn xã Lý Thƣờng Kiệt có 332 đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, trong đó 164 ngƣời đã anh dũng hy sinh trên các chiến trƣờng, thân nhân liệt sỹ gồm có 143 đối tƣợng. Có 147 ngƣời đã cống hiến một phần xƣơng máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có 52 ngƣời trực tiếp và gián tiếp nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và liên quan đến chiến tranh giải phóng dân tộc.

Trong năm qua, từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014; địa phƣơng đã tiếp nhận chi trả trợ cấp cho các đối tƣợng ƣớc lƣợng với tổng số tiền là:

6 tỷ 661 triệu đồng.

Trong đó: Trợ cấp hàng tháng là: 4 tỷ 704 triệu đồng; Trợ cấp khác là: 1 tỷ 957 triệu đồng.

Đặc biệt trong những năm qua Đảng bộ , Chính quyền và nhân dân xã nhà đã tổ chức huy động nguồn vốn để tôn tạo tƣợng đài Liệt sỹ, nhà bia tƣởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ và hệ thống cây xanh với tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng là hơn 270 triệu đồng.

Mặc dù lúc này điều kiện kinh tế xã hội tại địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn song những năm gần đây Đảng, Chính quyền địa phƣơng đã rất chú trọng quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa. Với tinh thần hỗ trợ bằng vật chất cho các gia đình liệt sỹ thƣơng binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để phần nào vơi đi những

khó khăn trƣớc mắt. Thăm hỏi các đối tƣợng chính sách và gia đình thân nhân Liệt sỹ trong những năm qua. Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 đã thăm hỏi, tặng quà trong dịp lễ tết và Ngày Thƣơng binh-Liệt sỹ với tổng số tiền gần 60 triệu đồng.

Đặc biệt là hàng năm thực hiện theo hƣớng dẫn của Nhà nƣớc cấp trên; địa phƣơng đã bố trí cho các đối tƣợng thƣơng bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và các đối tƣợng bị ảnh hƣởng chất độc da cam đi điều dƣỡng luân phiên tại Sầm sơn và điều dƣỡng tại nhà trong hơn 2 năm qua: Năm 2013 đã hoàn thiện chính sách điều dƣỡng đầy đủ cho ngƣời có công. Bắt đầu từ năm 2014, bƣớc sang vòng điều dƣỡng mới 2 năm 1 lần, đến tháng 7/2014 đã có 45 ngƣời đƣợc đi điều dƣỡng và điều dƣỡng tại nhà; trong đó có 5 trƣờng hợp thƣơng binh nặng là điều dƣỡng hàng năm.

Bên cạnh đó các cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và các ngành đoàn thể trong xã cũng luôn luôn chăm lo đến đời sống tinh thần của các đối tƣợng chính sách nhƣ thăm hỏi tặng quà lúc ốm đau hoạn nạn để các đối tƣợng có thêm nghị lực vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống hiện tại.

Tính từ năm 2007 cho đến tháng 07 năm 2014; Đảng ủy, UBND xã đã ƣu tiên miễn giảm các công đóng góp quỹ phục vụ sản xuất và một phần công đóng góp xây dựng phúc lợi của địa phƣơng cho thân nhân liệt sỹ và thƣơng bệnh binh trên 81%. Những khoản miễn đóng góp này tuy không lớn, nhƣng nó mang ý nghĩa đã thể hiện chính sách nghĩa tình của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phƣơng đối với các đối tƣợng chính sách, và những ngƣời có công trong địa bàn [28].

CHƢƠNG 2. VAI TRÕ CỦA UĐXH VÀ TGXH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA

GIA ĐÌNH THƢƠNG BINH- LIỆT SĨ

2.1.Khái quát chung về tình hình gia đình thƣơng binh, liệt sĩ tại xã Lý Thƣờng Kiệt.

Chiến tranh đi qua đã để lại hậu quả tàn khốc cho dân tộc, hàng triệu ngƣời con ƣu tú đã anh dũng hi sinh, hàng chục vạn ngƣời đã để lại trên chiến trƣờng một phần

xƣơng máu. Hòa chung với khí thế quật cƣờng của dân tộc, nhân dân xã Lý Thƣờng Kiệt đã góp sức cùng đồng bào cả nƣớc đứng lên đấu tranh thắng kẻ thù.

Qua các thời kỳ, các giai đoạn của kháng chiến chống thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và trong chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc, xã Lý Thƣờng Kiệt luôn luôn có những đóng góp to lớn cho đất nƣớc. Qua các cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã tham gia đóng góp sức ngƣời, sức của cho đất nƣớc và cũng đã hy sinh, cống hiến một phần xƣơng máu cho quê hƣơng, đất nƣớc. Để minh chứng cho sự mất mát này, chúng ta xem xết bảng số liệu sau:

Bảng 1: Phân loại đối tƣợng ngƣời có công tại xã Lý Thƣờng Kiệt

TT Loại đối tƣợng Tần số Tần xuất

1 Thƣơng binh 110 33,1

2 Bệnh binh 37 8,16

3 Thân nhân liệt sĩ 143 43,07

4 CĐHH và tù đày 52 15,67

Tổng 332 100

(Nguồn: Ban chính sách Xã Lý Thường Kiệt)

Toàn xã có 332 đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng, trong đó 164 ngƣời đã anh dũng hy sinh trên các chiến trƣờng, thân nhân liệt sỹ gồm có 143 đối tƣợng chiếm 43,07%. Có 147 ngƣời đã cống hiến một phần xƣơng máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc (chiếm 41,26%); Có 52 ngƣời trực tiếp và gián tiếp nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và liên quan đến chiến tranh giải phóng dân tộc.

Bảng 2: Cơ cấu thƣơng binh theo tỷ lệ thƣơng tật, phân loại gia đình liệt sỹ trong toàn xã

STT Phân hạng Tổng số Số thƣơng binh Tỷ lệ

1 Thƣơng binh hạng 1 3 2,72

2 Thƣơng binh hạng 2 18 16,3

3 Thƣơng binh hạng 3 14 12,7

Đối tƣợng Loại gia đình liệt sĩ

Số liệt sĩ Tỷ lệ %

Gia đình có 01 con là liệt sĩ 126 88,11

Gia đình có 02 con trở lên là liệt sĩ 17 11,89

Tổng 143 100

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2013 của Ban Chính sách Xã hội Xã Lý Thường Kiệt)

Các đối tƣợng thƣơng binh trên địa bàn xã thuộc nhiều thƣơng tật khác nhau, tuy nhiên vẫn tập chung nhiều nhất ở nhóm thƣơng tật hạng 4. Tổng số hộ gia đình liệt sỹ trong huyện là 143 hộ, trong đó 88,11% số hộ có 01 con là liệt sỹ, gia đình có 02 con là liệt sỹ trở lên chiếm 11,89%. Thông qua cơ cấu liệt sỹ qua các thời kỳ và cơ cấu phân loại liệt sỹ chúng ta thấy rõ đƣợc quy mô, cơ cấu các gia đình ngƣời có công trên địa bàn xã minh chứng cho những mất mát hi sinh vì đất nƣớc của các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ.

Những mất mát hi sinh đó luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc cùng toàn xã hội chân trọng và tri ân. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi đối với các gia đình thƣơng binh liệt sĩ. Cụ thể hoá quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi đối với ngƣời có công, khắc phục một số bất hợp lý, giải quyết một khối lƣợng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả nƣớc, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới. Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi ngƣời có công, bắt đầu từ Chỉ thị số 223/CT- TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng xác định yêu cầu nhiệm vụ của công tác thƣơng binh, liệt sỹ sau chiến tranh. Sau đó Nhà nƣớc ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tƣ nhằm sửa đổi, bổ sung chế độ ƣu đãi đối với ngƣời có công; xác nhận chính xác đối tƣợng ngƣời có công để họ đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nƣớc. Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc khi thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm.

Tiếp nối các văn bản quy định của Nhà nƣớc để thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công hiện nay các văn bản quy định đang thực thi trên cả nƣớc cụ thể đó là: Ngày 16/7/2012 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung, một số điều pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ; Ngày 09/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số31/2013/NĐ- CP quy định, chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; Ngày 15/5/2013 Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội ban hành Thông tƣ số 05/2013/TT-BLDTBXH hƣớng dẫn về thủ tục lập hồ sơ , quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân. Các văn bản trên đã đi vào cuộc sống và đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ.

Công tác ƣu đãi ngƣời có công đƣợc Đảng định hƣớng và chỉ đạo các cấp, các ban, ngành chức năng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nƣớc đối với thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng, tìm nhiều biện pháp tích cực nhằm giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống, chăm sóc con em, bố mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn. Đặc biệt, trong chính sách thể hiện tinh thần ƣu tiên, ƣu đãi chăm sóc thƣơng binh, gia đình liệt sỹ trong thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc; đảm bảo đời sống cho những ngƣời có công với đất nƣớc và cách mạng; bồi dƣỡng và tạo điều kiện cho con em ngƣời có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh.

Việc thực hiện chính sách và chăm lo cho các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ đã đƣợc các cấp ủy Đảng, Chính quyền xã Lý Thƣờng Kiệt quan tâm chỉ đạo trong thời gian qua. Các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ và Ngƣời có công cách mạng luôn đƣợc quan tâm giúp đỡ để đảm bảo cuộc sống bằng và cao hơn so với mức sống trung binh

ở địa phƣơng. Việc chăm sóc ngƣời có công với trách nhiệm và lòng biết ơn là một nét đẹp, một truyền thống nhân văn lâu đời của dân tộc.

Nhằm đánh giá tính hiệu quả của các chính sách tới đời sống của các gia đình thƣơng binh liệt sĩ, tác giả đã tìm hiểu phân tích vai trò của các chính sách ƣu đãi, trợ giúp trợ cấp, phụ cấp xã hội hàng tháng, chính sách ƣu đãi trợ giúp y tế, chính sách ƣu đãi, trợ giúp về giáo dục, chính sách ƣu đãi trợ giúp về lao động và việc làm, chính

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)