9. KHUNG PHÂN TÍCH
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Hệ khái niệm công cụ đề tài
1.1.1.1 Khái niệm “vai trò”
Vai trò là mô hình hành vi đƣợc xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định để thể hiện quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng đối với các vị thế đó. [10].
Khái niệm vai trò đƣợc hiểu gắn liền với một loạt các khái niệm khác nhƣ: quy chế, chức năng, nghĩa vụ, quyền… Có thể coi vai trò nhƣ tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà ngƣời mong đợi. Vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hành động) và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ). Nó không phải bao giờ cũng là những cơ chế tác phong độc đoán, cứng rắn, thụ động (nhƣ các vai trò trong một số nghi thức tôn giáo) mà có tính co giãn (có thể lựa chọn, lầm lẫn…), chủ yếu chịu sự tác động từ phía chủ thể, phong cách thực hiện vai trò, mức độ tích cực, mức độ nhận thức về vai trò đó.
Trong nghiên cứu này, tác giả đi tìm hiểu về vai trò của UĐXH và TGXH đối với đời sống của gia đình thƣơng binh, liệt sĩ. Các chính sách UĐXH và TGXH là một hệ thống các chính sách do Nhà nƣớc đề ra đóng một vai trò quan trọng đối với nhóm đối tƣợng thƣơng binh, liệt sĩ nói riêng và những đối tƣợng chính sách khác nói chung. Các chính sách UĐXH và TGXH đƣợc xem nhƣ là một bệ lƣới an toàn, nâng đỡ cho các đối tƣợng thuộc diện chính sách đƣợc hƣởng quyền lợi tốt nhất, nhằm nâng cao đời sống hơn cho các đối tƣợng.
1.1.1.2 Khái niệm “Chính sách”
Chính sách là tập hợp các chủ trƣơng và hành động về phƣơng diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt đƣợc và cách làm để thực
hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trƣờng.
Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàm xã hội này vào những nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác định trƣớc. Chính sách thƣờng đƣợc thể hiện trong các quyết định, các quy định, hệ thống văn bản pháp luật và các qui chuẩn hành vi khác đƣợc chính phủ đề ra [22, 36 – 37].
1.1.1.3 Khái niệm “Ƣu đãi xã hội”
Chính sách UĐXH cũng là một trong những hợp phần của hệ thống ASXH Việt Nam. UĐXH là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nƣớc và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có những cống hiến đặc biệt cho xã hội [17].
- Mục tiêu của UĐXH: Ghi nhận, đầu tƣ, nhằm tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, nó thể hiện ở việc:
+ Ghi nhận và tri ân những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng xã hội.
+ Tạo công bằng xã hội (ngƣời cống hiến đƣợc hƣởng theo những gì mình đóng góp).
+ Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp, giữ gìn truyền thống của dân tộc ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa
+ Đảm bảo ổn định cho thể chế chính trị đất nƣớc. Có chính sách thích hợp, mọi ngƣời mới có thể an tâm về gia đình của mình và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp đất nƣớc.
- Các hình thức UĐXH:
+ Bằng tiền mặt vật chất: Tiền có thể hƣởng trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, mai táng phí khi chết, chi phí y tế; hiện vật là xây dựng các nhà tình nghĩa hay
tặng quà vào dịp lề tết... Hỗ trợ học phí cho con em họ, nghỉ dƣỡng, miễn giảm thuế. Tất cả những hình thức này đảm bảo đời sống vật chất cho ngƣời có công.
+ Bằng tinh thần: Bằng khen, huân huy chƣơng, dựng tƣợng đài…. - Vai trò của ưu đãi xã hội:
Là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội, UĐXH có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, ƣu đãi xã hội có vai trò trên mọi bình diện của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý.
+ Về mặt chính trị: Sự ƣu đãi với những ngƣời có công sẽ không chỉ là sự hỗ trợ về mặt đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho họ nó còn tạo sự tin tƣởng vào chế độ xã hội tốt đẹp, là nguồn động viên khích lệ đối với thành viên khác trong xã hội sẵn sàng xả thân vì nƣớc khi đất nƣớc gặp hoàn cảnh khó khăn. Do đó, làm tốt chính sách đối với những ngƣời có công sẽ góp phần làm ổn định xã hội, giữ vững thể chế, tạo điều kiện cho sự phát triển đất nƣớc trong chế độ ổn định vững vàng. Ngƣợc lại, nếu không có chính sách ƣu đãi sẽ làm mất lòng tin của một thế hệ đã từng cống hiến, hy sinh mà còn của cả thế hệ sau.
+Về mặt xã hội và nhân văn: UĐXH là sự thể hiện truyền thống "đền ơn đáp nghĩa ", là sự sự báo đáp công ơn những ngƣời xả thân vì đất nƣớc vì dân tộc. Chế độ UĐXH không chỉ góp phần nâng cao đời sống vật chất cho những ngƣời có công mà còn giúp họ hòa đồng vào xã hội. Những ƣu tiên, ƣu đãi về giáo dục đào tạo, ƣu đãi về việc làm, chăm sóc sức khỏe...đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc, của cộng đồng, của toàn xã hội đến mọi mặt đời sống của ngƣời có công. Chế độ UĐXH còn giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, tạo cơ hội để mỗi công dân nhận thức sâu sắc và phát huy tốt hơn truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn. Nó khơi dậy truyền thống yêu nƣớc, lòng tự hòa dân tộc, lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với ngƣời đi trƣớc.
+ Về mặt kinh tế: UĐXH (đặt biệt là chế độ ƣu đãi trợ cấp hàng tháng ) có vai trò hết sức quan trọng nhằm bảo đảm và nâng cao đời sống cho ngƣời có công. Đặc
biệt, đối với những ngƣời không còn khả năng lao động cũng nhƣ không còn ai để nƣơng tựa thì các khoản trợ cấp từ chế độ ƣu đãi có thể đƣợc coi là nguồn thu nhập chủ yếu từ đời sống của họ.Không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm đời sống, trợ cấp ƣu đãi còn giúp ngƣời có công có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất.
+Về mặt pháp lý: Đây là thành trách nhiệm của Nhà nƣớc và các cấp chính quyền đông thời là quyền của những ngƣời có công - quyền đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi. Khi đã trở thành quyền pháp lý, ngƣời có công có thể tự hào khi hƣởng các quyền đó, nó không tạo ra tâm lý cho ngƣời ban ơn và kẻ đƣợc ban ơn cũng nh11ƣ không tạo ra cơ chế - cho trong thực hiện. Đảm bảo quyền đƣợc ƣu đãi cho ngƣời có công là nghĩa vụ pháp lý của các cơ quan, các công chức nhà nƣớc. Họ phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ đối với ngƣời có công [21, 35 – 38].
1.1.1.4 Khái niệm “Trợ giúp xã hội”
TGXH là một chính sách nằm trong hệ thống ASXH nhằm hƣớng vào nhóm đối tƣợng dân cƣ khó khăn, chịu thiệt thòi trong cuộc sống nhƣ: ngƣời tàn tật, ngƣời già, trẻ em đặc biệt khó khăn, dân nghèo… với mục tiêu là duy trì và phát triển cuộc sống [15, 8 – 9].
Theo Nguyễn Ngọc Toản (2011): “TGXH là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và của xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (người chịu thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng” [25].
TGXH bao gồm: TGXH thƣờng xuyên và TGXH đột xuất:
- Chính sách TGXH thường xuyên: là hình thức trợ cấp xã hội bằng tiền mặt
hoặc bằng hiện vật mà Nhà nƣớc định ra để trợ cấp đối với những ngƣời hoàn toàn không thể lo đƣợc cuộc sống trong một thời gian dài.
Đối tượng trợ giúp: Theo nghị định số 67 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội thì đối tƣợng trợ giúp thƣờng xuyên bao gồm 9 đối tƣợng (trẻ em mồ côi, ngƣời cao tuổi cô đơn, ngƣời từ 85 tuổi trở lên, ngƣời tàn tật nặng, ngƣời mắc bệnh tâm thần, ngƣời nhiễm HIV/AIDS….).
- Chính sách TGXH đột xuất: Theo diễn giải trong các nghị định của Nhà nƣớc,
thuật ngữ trợ giúp đột xuất hay còn gọi là cứu trợ đột xuất bao gồm các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm trợ giúp về vật chất, tinh thần đối với các cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng mỗi khi gặp rủi ro bất hạnh trong cuộc sống để họ có thêm điều kiện vƣợt qua khó khăn sớm ổn định đời sống, sản xuất.
1.1.1.5 Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ
Theo Pháp lệnh ƣu đãi số 26 về Ngƣời có Công với cách mạng của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hộ năm 2005 quy định: Liệt sĩ là ngƣời hi sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân dân đƣợc Nhà nƣớc truy tăng “Tổ quốc ghi công”.
Gia đình liệt sĩ (thân nhân liệt sĩ) bao gồm cha mẹ đẻ, ngƣời có công nuôi liệt sĩ khi còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con của liệt sĩ và đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”.
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, ngƣời có công nuôi dƣỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ mƣời tám tuổi trở xuống hoặc trên mƣời tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hƣởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Trợ cấp nuôi dƣỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, ngƣời có công nuôi dƣỡng khi liệt sĩ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nƣơng
tựa; con liệt sĩ mồ côi từ mƣời tám tuổi trở xuống hoặc trên mƣời tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hƣởng trợ cấp nuôi dƣỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên;
d) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì ngƣời thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" đƣợc hƣởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần nhƣ đối với thân nhân liệt sĩ;
đ) Thân nhân liệt sĩ đƣợc ƣu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nƣớc, mặt nƣớc biển, vay vốn ƣu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; đƣợc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng ngƣời, khả năng của Nhà nƣớc và địa phƣơng;
e) Thân nhân liệt sĩ đang hƣởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dƣỡng hàng tháng đƣợc Nhà nƣớc mua bảo hiểm y tế; điều dƣỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng ngƣời, khả năng của Nhà nƣớc; khi chết thì ngƣời tổ chức mai táng đƣợc hƣởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;
g) Con liệt sĩ đƣợc ƣu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo.
1.1.1.6 Thƣơng binh
Theo pháp lệnh ƣu đãi số 26 về Ngƣời có công với cách mạng của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội năm 2005 quy định: Thƣơng binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ trong kháng chiến bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nƣớc và nhân dân mà bị thƣơng, mất sức lao động từ 21% trở lên đƣợc tặng “Huy hiệu thƣơng binh” thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thƣơng tích thực thể;
c) Làm nghĩa vụ quốc tế; d) Đấu tranh chống tội phạm;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu ngƣời, cứu tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân;
e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thƣơng binh hạng 1: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 81% trở lên.
- Thƣơng binh hạng 2: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 61 đến 80%.
- Thƣơng binh hạng 3: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 41 đến 60%.
- Thƣơng binh hạng 4: Là đối tƣợng đƣợc hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền quyết định kết luận mất sức lao động từ 21% 40%.
Chính sách đối với thương binh.
Điều 20 quy định các chế độ ƣu đãi đối với thƣơng binh bao gồm:
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thƣơng binh;
2. Bảo hiểm y tế; điều dƣỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thƣơng tật của từng ngƣời và khả năng của Nhà nƣớc;
3. Ƣu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thƣơng tật và trình độ nghề nghiệp đƣợc tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo;
4. Ƣu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nƣớc, mặt nƣớc biển, vay vốn ƣu đãi để sản xuất, đƣợc miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; đƣợc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng ngƣời, khả năng của Nhà nƣớc và địa phƣơng.
Điều 21
1. Thƣơng binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đƣợc Nhà nƣớc mua bảo hiểm y tế cho con từ mƣời tám tuổi trở xuống hoặc trên mƣời tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hƣởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Thƣơng binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dƣỡng ở gia đình thì ngƣời phục vụ đƣợc Nhà nƣớc mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng.
3. Khi thƣơng binh chết thì ngƣời tổ chức mai táng đƣợc hƣởng một khoản trợ cấp và mai táng phí.
Thƣơng binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do ốm đau, tai nạn thì thân nhân đƣợc trợ cấp tiền tuất theo quy định của Chính phủ.
4. Con của thƣơng binh đƣợc ƣu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Điều 22
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thƣơng binh, bệnh binh đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xƣởng, trƣờng, lớp, trang bị, thiết bị, đƣợc miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ƣu đãi theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
1.1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow [12]
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs):
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong muốn