chống hàng nhập lậu
3.2.5.1. Cơ sở vật chất
Tại Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Giang trong những năm qua Lãnh đạo Chi cục luôn quan tâm đến công tác trang bị cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức vì cơ sở vật chất phục vụ công tác là yếu tố rất quan trọng giúp cho ngƣời công chức hoàn thành nhiệm vụ.
Về trụ sở làm việc. Những năm qua, đƣợc sự quan tâm của UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Đến nay hầu hết các đội đều đã có trụ sở làm việc. Do trụ sở xây dựng đã lâu nên bắt đầu xuống cấp Chi cục đã thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa, xây mới trụ sở làm việc cho các đội Quản lý thị trƣờng tuy chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu trụ sở làm việc của nhiều đơn vị, vẫn còn một số đội phải ở nhờ, ghép với các phòng ban của huyện, thành phố (trong đó có đội QLTT số 01 thành phố Hà Giang, đội Quản lý thị trƣờng số 08 huyện Yên Minh, đội QLTT số 11 huyện Quang Bình).
Về trang thiết bị. Chi cục đã trang bị về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ công tác cụ thể. 12/12 Đội đã có máy tính nối mạng phục vụ việc cập nhật thông tin. Hàng năm tổ chức mua sắm cấp phát trang phục ngành, công cụ hỗ trợ theo tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức QTLL để thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên chƣa trang bị đƣợc các thiết bị phục vụ quá trình kiểm tra xác định vi phạm nhƣ tex thử nhanh hay máy phân tích hàm lƣợng chất, máy soi mã vạch…phục vụ công tác.
Về phƣơng tiện. Phƣơng tiện phục vụ công tác của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng còn nhiều khó khăn cụ thể: Văn phòng Chi cục đƣợc trang bị 01 xe Mitsubitsi, đội Kiểm tra kiểm soát Cơ động 01 xe langcuro. 5/12 Đội Quản lý thị trƣờng các huyện, thành phố đƣợc trang bị phƣơng tiện là xe Range và xe U-oát nhƣng các xe đều cũ và đƣợc điều chuyển từ các đơn vị khác sang, các đời xe từ các năm 1991, 1998. 1999, 2000 các Đội còn lại chƣa có phƣơng
tiện. Điều này đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lƣợng QLTT đặc biệt là kiểm tra trên khâu lƣu thông khi cần dừng xe có dấu hiệu vi phạm.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác cho công chức Quản lý thị trƣờng vẫn còn nhiều khó khăn cần đƣợc bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong công tác kiểm tra kiểm soát.
3.2.5.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu
Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hàng nhập lậu có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu vì để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm thì phải có hệ thống thông tin về hàng nhập lậu nhƣ: Thông tin về các loại hàng nhập lậu, hàng giả, cách nhận biết, phƣơng thức buôn bán, kinh doanh, thông tin về sở hữu trí tuệ, thông tin về các mẫu vật… và cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xử lý vi phạm. Tuy nhiên, hiện tại công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra thị trƣờng nói chung và công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu nói riêng của Chi cục Quản lý thị trƣờng Hà Giang đã có sự quan tâm song vẫn chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ một cách có hệ thống, lâu dài. Hiện tại Chi cục đã triển khai đƣợc một số nội dung nhƣ.
Chi cục đã trả phí tài khoản cho cán bộ, công chức tra cứu phục vụ quá trình công tác song chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao do phần lớn công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng tuổi cao nên việc sử dụng máy vi tính và khả năng khai thác mạng internet rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc tập hợp văn bản pháp luật một cách có hệ thống để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chƣa đƣợc quan tâm đúng mức đặc biệt là tại các Đội Quản lý thị trƣờng.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục quản lý thị trƣờng tình Hà Giang chƣa phong phú, chƣa đáp ứng tốt yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Vì vậy, trong
giai đoạn tới Chi cục cần quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hóa nhập lậu để đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác chống các hành vi vi phạm về hàng nhập lậu trong thời gian tới đáp ứng nhiệm vụ cấp bách đề ra.
3.3. Đánh giá công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang
3.3.1. Những thuận lợi và những mặt đã đạt được
3.3.1.1. Thuận lợi
Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng và của Cục Quản lý thị trƣờng đối với công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang luôn quan tâm sát sao đến công tác quản lý thị trƣờng trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác đấu tranh, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh, thông qua Ban chỉ đạo 127 (hiện nay là BCĐ 389) mối quan hệ việc phối hợp giữa lực lƣợng Quản lý thị trƣờng với các cấp, các ngành trong công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu không ngừng đƣợc tăng cƣờng tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang những năm gần đây đã đƣợc quan tâm, xem xét bổ sung tăng cƣờng biên chế công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác đã đƣợc Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tƣ từ phƣơng tiện, trụ sở, kinh phí hoạt động đến tinh thần của cán bộ công chức
3.3.1.2. Những mặt đã đạt được
Chi cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo về đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu. Đã đƣợc quan tâm, chú trọng và đƣợc cụ thể hóa
bằng các chỉ tiêu kế hoạch điều này đã tạo động lực cho các đơn vị cũng nhƣ mỗi công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng phấn đấu thực hiện từ đó góp phần tích cực vào việc ngăn chặn các hành vi vi phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Chi cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng nhập lậu trong thời gian qua đã đƣợc quan tâm triển khai góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ sự hiểu biết của ngƣời tiêu dùng về hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc và các tác hại của nó đối với toàn xã hội.
Chi cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra nắm bắt thông tin, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm đã đƣợc triển khai thƣờng xuyên, nhiều vụ việc vi phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã bị lực lƣợng Quản lý thị trƣờng phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện, góp phần tích cực vào việc nâng cao tính răn đe, bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời kinh doanh và toàn xã hội, giữ vững ổn định thị trƣờng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang.
3.3.2. Những khó khăn, tồn tại
3.3.2.1. Khó khăn
Hiện nay có nhiều cơ quan có chức năng quản lý đối với hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng. Một vài lực lƣợng có chức năng về chuyên môn thì không có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm và ngƣợc lại lực lƣợng có chức năng kiểm tra và thẩm quyền xử phạt lại thiếu chuyên môn; gây khó khăn và chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng. Do đó cần tổ chức sắp xếp lại công tác thanh tra, kiểm tra theo hƣớng hợp nhất các lực lƣợng chức năng hiện có thành một lực lƣợng có chức năng và chịu trách nhiệm chung về thị trƣờng nội địa, có đủ thẩm quyền, có các điều kiện để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.
Đấu tranh chống gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tƣợng, tính chất công việc nguy hiểm… do đó cần xây dựng thành chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục tiêu chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng với sự phát triển và hội nhập về kinh tế, hoạt động buôn lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi, phức tạp. Đối tƣợng buôn lậu thƣờng sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện có khả năng cơ động cao, sẵn sàng chống trả lại các lực lƣợng chức năng để tẩu tán hàng hoá khi bị kiểm tra bắt giữ. Trong khi phƣơng tiện, trang thiết bị của các lực lƣợng chức năng nhìn chung còn lạc hậu, kinh phí hạn hẹp, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại trong điều kiện hiện nay.
Biên chế hiện tại của lực lƣợng QLTT Hà Giang mặc dù đã đƣợc bổ sung nhƣng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho công tác quản lý thị trƣờng. Với chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động công nghiệp, thƣơng mại trên địa bàn toàn tỉnh. Nhƣ vậy, trung bình 1 Kiểm soát viên Quản lý thị trƣờng phải quản lý trên 3 xã trên diện tích 110 km2 với 120 hộ kinh doanh cố định và phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác. Riêng các đội Thành phố, huyện Bắc quang 1 KSV quản lý trên 300 hộ kinh doanh cố định. Trong đó có nhiều ngành nghề kinh doanh đòi hỏi lực lƣợng QLTT phải có trình độ chuyên môn sâu để quản lý, nhƣng hiện tại còn đang thiếu nhƣ kinh doanh xăng dầu, khí đốt; Kinh doanh dƣợc, mỹ phẩm; Các cơ sở khám chữa bệnh; Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn thiếu sự kiểm tra giám sát nhƣ chất lƣợng hàng hoá sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hàng hoá vi phạm sở hữu chí tuệ; hàng hoá vi
phạm kiểu dáng công nghiệp đã đƣợc đăng ký bảo hộ...Có nhiều lý do lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Hà Giang chƣa làm đƣợc cả khách quan lẫn chủ quan, song lý do chủ yếu là do thiếu biên chế, thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chuyên ngành để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Kinh phí, trang thiết bị chuyên dụng, phƣơng tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. cụ thể:
* Trụ sở làm việc
Với tính chất đặc thù của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thƣờng xuyên phải làm đêm do vậy rất cần có trụ sở riêng biệt và có kho chứa hàng hóa tạm giữ khi có vụ việc, kiểm tra kiểm soát đột xuất cũng nhƣ thƣờng xuyên cần phải có kho để kiểm tra và tạm giữ hàng hóa vi phạm. Hiện nay Văn phòng Chi cục Quản lý thị trƣờng có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 1 chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của thành phố; Đội Quản lý thị trƣờng số 2 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 3 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 4 đã có trụ sở riêng, nhà cấp IV lợp proximang nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 5 UBND huyện đang cho mƣợn nhà của Bƣu điện; Đội Quản lý thị trƣờng số 6 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 7 đã có trụ sở riêng, nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 8 chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của huyện; Đội Quản lý thị trƣờng số 9 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 10 đã có trụ sở riêng, nhà cấp IV lợp proximang nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 11: chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của huyện.
* Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/1995/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trƣờng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 1 nhƣ sau: Lực lƣợng Quản lý thị trƣờng đƣợc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phƣơng tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra”.
Hiện nay tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang hiện toàn Chi cục có 06 xe ô tô đƣợc điều chuyển từ đơn vị khác sang. Các đời xe chủ yếu từ năm 1991, năm 1996, năm 2001 nhìn chung đến nay hầu hết các xe đã bị xuống cấp và hỏng, thời gian kiểm định xe là 06 tháng. Xe máy: 04 chiếc, các xe đã cũ, hỏng không còn sử dụng đƣợc. Đơn vị đang làm thủ tục thanh lý. Máy tính: Hiện đơn vị có 31 máy vi tính/15 đơn vị trực thuộc/102 biên chế các máy chủ yếu đƣợc mua từ năm 2011 đến nay đã bị xuống cấp, hỏng.
Hệ thống các văn bản luật pháp chƣa thực sự đồng bộ, giữa các văn bản còn có những điểm chồng chéo, một số chế tài xử lý quá cao không phù hợp với thực tiễn, nhƣ Thông tƣ liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 hƣớng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng, quy định hóa đơn chứng từ đƣợc phép xuất trình sau 72 giời kể từ khi kiểm tra, đây là điểm dễ bị các đối tƣợng buôn lậu lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu, gây khó khăn cho các lực lƣợng chức năng. bởi lẽ dù biết mƣời mƣơi là hàng nhập lậu, nhƣng lực lƣợng chức năng không dám kiểm đếm ngay vì sợ đối tƣợng có thể lợi dụng thông tƣ 60 để sau 72 giờ (theo thời hạn phải xuất trình hóa đơn), có thể ghi bất cứ cái gì vào trong hóa đơn để hợp thức. Có khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu là hàng nhập lậu, nhƣng sau khi kiểm tra thì cũng không thể tiến hành thu giữ đƣợc vì chủ hàng sau đó đã xuất trình nhiều bộ hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng mà tại thời điểm kiểm tra "còn thiếu." Điều đó đã phản ánh một thực tế là dù biết phƣơng thức thủ đoạn của các đối tƣợng buôn lậu, nhƣng hiệu quả trong công tác đấu tranh thì lại rất
hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tình hình hiện nay.
3.3.2.2. Tồn tại
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, công tác tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những thông tin, kiến thức mới rất hạn chế, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cùng nhƣ sự nhạy bén và năng động trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm không cao nên gặp rất nhiều khó khăn. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chƣa đƣợc chuyên sâu, bài bản dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ