Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 72)

3.3.2.1. Khó khăn

Hiện nay có nhiều cơ quan có chức năng quản lý đối với hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng. Một vài lực lƣợng có chức năng về chuyên môn thì không có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm và ngƣợc lại lực lƣợng có chức năng kiểm tra và thẩm quyền xử phạt lại thiếu chuyên môn; gây khó khăn và chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng. Do đó cần tổ chức sắp xếp lại công tác thanh tra, kiểm tra theo hƣớng hợp nhất các lực lƣợng chức năng hiện có thành một lực lƣợng có chức năng và chịu trách nhiệm chung về thị trƣờng nội địa, có đủ thẩm quyền, có các điều kiện để kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.

Đấu tranh chống gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tƣợng, tính chất công việc nguy hiểm… do đó cần xây dựng thành chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện mục tiêu chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với sự phát triển và hội nhập về kinh tế, hoạt động buôn lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi, phức tạp. Đối tƣợng buôn lậu thƣờng sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện có khả năng cơ động cao, sẵn sàng chống trả lại các lực lƣợng chức năng để tẩu tán hàng hoá khi bị kiểm tra bắt giữ. Trong khi phƣơng tiện, trang thiết bị của các lực lƣợng chức năng nhìn chung còn lạc hậu, kinh phí hạn hẹp, chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại trong điều kiện hiện nay.

Biên chế hiện tại của lực lƣợng QLTT Hà Giang mặc dù đã đƣợc bổ sung nhƣng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho công tác quản lý thị trƣờng. Với chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động công nghiệp, thƣơng mại trên địa bàn toàn tỉnh. Nhƣ vậy, trung bình 1 Kiểm soát viên Quản lý thị trƣờng phải quản lý trên 3 xã trên diện tích 110 km2 với 120 hộ kinh doanh cố định và phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác. Riêng các đội Thành phố, huyện Bắc quang 1 KSV quản lý trên 300 hộ kinh doanh cố định. Trong đó có nhiều ngành nghề kinh doanh đòi hỏi lực lƣợng QLTT phải có trình độ chuyên môn sâu để quản lý, nhƣng hiện tại còn đang thiếu nhƣ kinh doanh xăng dầu, khí đốt; Kinh doanh dƣợc, mỹ phẩm; Các cơ sở khám chữa bệnh; Các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn thiếu sự kiểm tra giám sát nhƣ chất lƣợng hàng hoá sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; hàng hoá vi phạm sở hữu chí tuệ; hàng hoá vi

phạm kiểu dáng công nghiệp đã đƣợc đăng ký bảo hộ...Có nhiều lý do lực lƣợng Quản lý thị trƣờng Hà Giang chƣa làm đƣợc cả khách quan lẫn chủ quan, song lý do chủ yếu là do thiếu biên chế, thiếu cán bộ đƣợc đào tạo chuyên ngành để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Kinh phí, trang thiết bị chuyên dụng, phƣơng tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. cụ thể:

* Trụ sở làm việc

Với tính chất đặc thù của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thƣờng xuyên phải làm đêm do vậy rất cần có trụ sở riêng biệt và có kho chứa hàng hóa tạm giữ khi có vụ việc, kiểm tra kiểm soát đột xuất cũng nhƣ thƣờng xuyên cần phải có kho để kiểm tra và tạm giữ hàng hóa vi phạm. Hiện nay Văn phòng Chi cục Quản lý thị trƣờng có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 1 chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của thành phố; Đội Quản lý thị trƣờng số 2 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 3 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 4 đã có trụ sở riêng, nhà cấp IV lợp proximang nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 5 UBND huyện đang cho mƣợn nhà của Bƣu điện; Đội Quản lý thị trƣờng số 6 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 7 đã có trụ sở riêng, nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 8 chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của huyện; Đội Quản lý thị trƣờng số 9 đã có trụ sở làm việc riêng; Đội Quản lý thị trƣờng số 10 đã có trụ sở riêng, nhà cấp IV lợp proximang nay đã xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa; Đội Quản lý thị trƣờng số 11: chƣa có trụ sở làm việc riêng, hiện đang ở ghép với các phòng ban của huyện.

* Phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/1995/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trƣờng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 1 nhƣ sau: Lực lƣợng Quản lý thị trƣờng đƣợc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phƣơng tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra”.

Hiện nay tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang hiện toàn Chi cục có 06 xe ô tô đƣợc điều chuyển từ đơn vị khác sang. Các đời xe chủ yếu từ năm 1991, năm 1996, năm 2001 nhìn chung đến nay hầu hết các xe đã bị xuống cấp và hỏng, thời gian kiểm định xe là 06 tháng. Xe máy: 04 chiếc, các xe đã cũ, hỏng không còn sử dụng đƣợc. Đơn vị đang làm thủ tục thanh lý. Máy tính: Hiện đơn vị có 31 máy vi tính/15 đơn vị trực thuộc/102 biên chế các máy chủ yếu đƣợc mua từ năm 2011 đến nay đã bị xuống cấp, hỏng.

Hệ thống các văn bản luật pháp chƣa thực sự đồng bộ, giữa các văn bản còn có những điểm chồng chéo, một số chế tài xử lý quá cao không phù hợp với thực tiễn, nhƣ Thông tƣ liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 hƣớng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng, quy định hóa đơn chứng từ đƣợc phép xuất trình sau 72 giời kể từ khi kiểm tra, đây là điểm dễ bị các đối tƣợng buôn lậu lợi dụng để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu, gây khó khăn cho các lực lƣợng chức năng. bởi lẽ dù biết mƣời mƣơi là hàng nhập lậu, nhƣng lực lƣợng chức năng không dám kiểm đếm ngay vì sợ đối tƣợng có thể lợi dụng thông tƣ 60 để sau 72 giờ (theo thời hạn phải xuất trình hóa đơn), có thể ghi bất cứ cái gì vào trong hóa đơn để hợp thức. Có khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu là hàng nhập lậu, nhƣng sau khi kiểm tra thì cũng không thể tiến hành thu giữ đƣợc vì chủ hàng sau đó đã xuất trình nhiều bộ hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng mà tại thời điểm kiểm tra "còn thiếu." Điều đó đã phản ánh một thực tế là dù biết phƣơng thức thủ đoạn của các đối tƣợng buôn lậu, nhƣng hiệu quả trong công tác đấu tranh thì lại rất

hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tình hình hiện nay.

3.3.2.2. Tồn tại

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, công tác tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những thông tin, kiến thức mới rất hạn chế, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cùng nhƣ sự nhạy bén và năng động trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm không cao nên gặp rất nhiều khó khăn. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chƣa đƣợc chuyên sâu, bài bản dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức trực tiếp còn có những hạn chế nhất định. Nhất là khi tổ chức kiểm tra các Doanh nghiệp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đã đƣợc quan tâm triển khai nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục; hình thức và nội dung tuyên truyền chƣa đƣợc phong phú đôi khi vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả thực tế chƣa cao.

Công tác phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về xử lý theo số vụ vi phạm tuy góp phần thúc đẩy đƣợc sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị cũng nhƣ mỗi công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng nhƣng vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm còn thiếu sự tìm tòi, nghiên cứu vẫn đi theo lối mòn từ trƣớc nên kết quả hoạt động chƣa đƣợc cao, số lƣợng và chủ loại hàng lậu phát hiện và xử lý còn hạn chế.

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra xử lý vi phạm đôi khi chƣa hiệu quả, vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ sót, xử lý không triệt để trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý dẫn đến hiệu quả xử lý chung không cao.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG

4.1. Xu hƣớng kinh doanh hàng nhập lậu

Đất nƣớc ta đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hiện nay trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin không ngừng mở cửa và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với cả nƣớc, kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang sẽ có nhiều chuyển biến, thị trƣờng hàng hóa sẽ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú; hoạt động buôn lậu sẽ diễn ra sôi động. Qua phân tích tình hình thị trƣờng và phân tích số liệu dự báo xu hƣớng hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu nhƣ sau.

Khi nền kinh tế ngày càng mở rộng thì cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng trở lên gay gắt và vì lợi ích kinh tế mà các đối tƣợng làm ăn phi pháp không từ bất kỳ thủ đoạn nào, hơn nữa trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn còn những hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, hệ thống pháp luật của nƣớc ta mặc dù đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng chƣa hoàn chỉnh, tạo sở hở cho hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu sẽ có cơ hội tồn tại, có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt là các hoạt động đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Ngoài các đối tƣợng trong nƣớc sẽ có thêm tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài ở các nƣớc và vùng lãnh thổ khác nhau. Đặc biệt, sẽ hình thành các đƣờng dây có tổ chức giữa trong nƣớc với nƣớc ngoài để buôn lậu. Đối tƣợng kinh doanh hàng nhập lậu sẽ đa dạng hơn, có đủ các thành phần kinh tế.

Cần phân tích bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ảnh hƣớng đến hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu và những khó khan đặt ra với công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu.

4.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu trong những năm tới

4.2.1. Quan điểm

Đi đôi với việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, duy trì một cách thƣờng xuyên, liên tục và có chiến lƣợc lâu dài về mọi mặt trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành thì công tác tuyên truyền phải đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, từng bƣớc xã hội hóa công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu. Thời gian tới diễn biến của hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu theo chiều hƣớng ngày càng tinh vi, phức tạp và mang nhiều yếu tố nƣớc ngoài, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trƣờng, thúc đẩy đầu tƣ và đẩy mạnh phát triển của kinh tế - xã của tỉnh Hà Giang thì trong thời gian tới công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu cần đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ cả về nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện. Trong đó cần chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng của Đội ngũ cán bộ Quản lý thị trƣờng Hà Giang về mọi mặt theo hƣớng ngày càng chính quy, hiện đại và hội nhập để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

4.2.2. Phương hướng, nhiệm vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những quan điểm đã nêu trên thì phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu trong thời gian tới tập trung vào một số nội dung cụ thể nhƣ sau.

Làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trƣờng, kịp thời phát hiện những vấn đề nổi cộm phát sinh để có phƣơng án ứng phó, nhất là những phƣơng thức, thủ đoạn mới của các đối tƣợng kinh doanh hàng nhập lậu để tổ

chức kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác tham mƣu cho UBND, Ban chỉ đạo 127 các cấp trong việc chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, diễn biến tình hình thị trƣờng trong từng thời điểm để xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác. Chỉ đạo các đội QLTT tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, đúng pháp luật. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động kiểm tra kiểm soát của các Đội QLTT: cấp phát đầy đủ ấn chỉ, phƣơng tiện hỗ trợ, đồng phục ngành phục vụ công việc, tập huấn và hƣớng dẫn các văn bản mới triển khai...

Thực hiện các giải pháp duy trì tăng trƣởng kinh tế, làm tốt công tác quản lý địa bàn lập sổ bộ và danh sách chi tiết việc cấp phép, ĐKKD theo quy định của Phát luật đối với thƣơng nhân có hoạt động kinh doanh trên địa bàn theo chỉ đạo tại Thông tƣ 24/2009/TT-BCT ngày 24/8/2009 của Bộ Công thƣơng.

Nâng cao ý thức của ngƣời dân trong nắm bắt thông tin, phát hiện hàng nhập lậu để tránh nhầm lẫn, kịp thời tố giác với các cơ quan chức năng khi phát hiện hoặc mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, không tiêu thụ hàng nhập lậu, không bao che hoặc tiếp tay cho buôn bán, kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ góp phần hạn chế sự tiếp tay cho hàng nhập lậu lƣu hành.

Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá, gian lận thƣơng mại, không tuân thủ các quy định niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, đảm bảo ổn định thị trƣờng. Triển khai thực hiện các phƣơng án kiểm tra, kiểm soát của Ban Chỉ đạo 389/TW. Chú trọng kiểm tra các chợ đƣờng biên, các trung thƣơng mại nhằm tăng cƣờng giám sát, quản lý chặt chẽ việc trao đổi hàng hoá qua đƣờng tiểu ngạch và cƣ dân biên giới.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, xử phạt các vi phạm: nhãn hàng hoá, tiêu chuẩn công bố, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, bán hàng đa cấp bất chính.

Một phần của tài liệu Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 72)