Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 80)

Một là, phát triển sản xuất trong nƣớc, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa trong nƣớc; chú trọng công tác tổ chức thị trƣờng, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật; nâng cao vai trò của các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng về gắn kết, điều phối thành viên trong hệ thống phân phối tự bảo vệ uy tín, thƣơng hiệu của mình; cung cấp cho các cơ quan chức năng thông tin về các hành vi và đối tƣợng vi phạm, đồng thời hỗ trợ nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm soát.

Hai là, chú trọng dựa vào nhân dân, biết phát huy sức mạnh và sự phát hiện của nhân dân; đề cao vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan;

tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phƣơng (đặc biệt là cấp ủy và chính quyền cơ sở, huyện, xã). Nơi nào để xảy ra buôn lậu thì trách nhiệm trƣớc hết thuộc về cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đó.

Ba là, Nhà nƣớc tổ chức lại một số cơ quan thực thi công tác đấu tranh chống buôn lậu cho ngang tầm với nhiệm vụ đƣợc giao (ví dụ nhƣ nâng tầm Cục Quản lý thị trƣờng ở trung ƣơng thành Tổng cục Quản lý thị trƣờng, Chi cục Quản lý thị trƣờng ở tỉnh, thành phố thành Cục Quản lý thị trƣờng; nâng tầm công tác phối hợp, khẩn trƣơng xây dựng chƣơng trình quốc gia về chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại; nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực để phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

Bốn là, giải quyết những khó khăn về kinh phí, trang thiết bị, phƣơng tiện hoạt động cho các cơ quan thực thi (Quản lý thị trƣờng, hải quan, công an, biên phòng) nhƣ ô-tô, tàu, xuồng; các phƣơng tiện kiểm tra xách tay hiện đại phát hiện nhanh hàng kém chất lƣợng, hàng hóa có chứa các chất độc hại,... Trong điều kiện kinh phí nhà nƣớc còn khó khăn thì ƣu tiên trƣớc hết kinh phí và trang bị cho các tỉnh, biên giới và các thành phố lớn thuộc địa bàn trọng điểm.

Năm là, xác định tính quy luật của buôn lậu, gian lận thƣơng mại để dự báo phòng ngừa, đồng thời thƣờng xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đổi mới phƣơng thức đấu tranh của các lực lƣợng chức năng. Kết hợp công tác đấu tranh ngăn chặn và phòng ngừa; thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn vì điều này sẽ có tác dụng không để hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lƣợng lọt vào thị trƣờng nội địa và hỗ trợ các lực lƣợng đấu tranh ngăn chặn trên đƣờng vận chuyển và ở biên giới cửa khẩu.

Sáu là, quan tâm giải quyết thỏa đáng các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Các cơ quan có chức năng chống buôn lậu cần tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ, công chức; tăng cƣờng quản lý nội bộ và xử lý thật nghiêm các vi phạm để răn đe giáo dục; xây

dựng kế hoạch thƣờng xuyên đào tạo, đào tạo lại cán bộ, kể cả việc đƣa đi đào tạo ở nƣớc ngoài để kịp thời cập nhật những kiến thức, kỹ năng kiểm tra, xử lý vi phạm; hội nhập với các nƣớc trong khu vực; tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật, ngăn chặn và loại trừ tham nhũng, tiêu cực, bảo kê cho buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

Bảy là, ngoài việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật, các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc cần nghiên cứu và xây dựng đầy đủ hệ thống rào cản kỹ thuật về thƣơng mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế (nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng) để có căn cứ kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, góp phần ngăn chặn có hiệu quả hơn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng thẩm lậu vào nƣớc ta.

Tám là, Đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống buôn lậu. Hiện nay có tình trạng nhiều nƣớc sản xuất hàng hóa, gắn nhãn Việt Nam rồi đẩy về Việt Nam

4.3.2. Một số giải pháp cụ thể đối với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động công vụ * Về kiểm tra kiểm soát

Quán triệt đầy đủ và triển khai quyết liệt, có hiệu chỉ đạo của cấp, ngành về công tác chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Thƣờng xuyên tổ chức các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại.

* Về mặt hàng: kiểm tra, xử lý viê ̣c buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm nhƣ pháo các loa ̣i , đồ chơi trẻ em mang tính ba ̣o lƣ̣c ; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều nhƣ rƣợu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nƣớc giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thuỷ sản, gia súc, gia cầm và các phu ̣ phẩm gia súc , gia cầm; phân bón, mũ bảo hiểm , quần áo may sẵn , xăng dầu, khoáng sản, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm.

* Về địa bàn: Tâ ̣p trung vào khu vƣ̣c các huyện biên giới ; Trong thị trƣờng nội địa, tập trung kiểm tra các siêu thị , chợ trung tâm , các cơ sở sản xuất, chế biến, nhâ ̣p khẩu thƣ̣c phẩm , các điểm tập kết hàng hoá , kho tàng, bến bãi.

Tất cả các hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc bao che , tiếp tay cho buôn lậu , hàng giả và gian lận thƣơng mại ; các biểu hiện nhũng nhiễu , tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ. Đi ̣a bàn nào để xẩy ra tình tra ̣ng buôn lâ ̣u , gian lâ ̣n thƣơng ma ̣i và kinh doanh hàng giả , hàng kém chất lƣợng phƣ́c ta ̣p , kéo dài thì Đội trƣởng Đội quản lý thi ̣ trƣờng phụ trách đi ̣a bàn đó phải chi ̣u trách nhiê ̣m.

4.3.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về hoạt động thƣơng mại đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh; vận động các tổ chức, cá nhân, ngƣời tiêu dùng tích cực tham gia công tác đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện cam kết không kinh doanh không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lƣợng.

4.3.2.3. Đẩy mạnh công tác phối hợp với các ngành, lực lượng

Tăng cƣờng Phối hợp với các lực lƣợng chƣ́c năng Công an , Hải quan, Biên phòng, cơ quan Tài chính , lƣ̣c lƣợng Khoa học Công nghệ , UBND các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin, phƣơng thức, thủ đoạn vi phạm cũng nhƣ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, xử lý từng vụ việc cụ thể.

Tăng cƣờng Phối hợp với cơ quan báo chí Trung ƣơng và địa phƣơng làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp , ngƣời tiêu dùng không tiếp tay cho buôn lậu , sản xuất, kinh doanh hàng giả , hàng kém chất lƣợng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.

4.4. Đề xuất, kiến nghị

4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành trung ương

- Đề nghị Liên Bộ Công An, Tài Chính, Công Thƣơng sửa đổi, bổ sung Thông tƣ liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày 12/5/2011 hƣớng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng theo hƣớng giảm thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ đối với cơ sở

kinh doanh cố định từ 72 giờ xuống còn 24 giờ. Trƣớc khi xuất trình bản gốc, chủ hàng phải có bản photo nguồn gốc hàng hóa ngay tại cửa hàng để cơ quan chức năng xem xét, còn thời gian 24 tiếng chỉ là đối chiếu. Ngoài ra, cũng cần phải có chế tài xử phạt thật nặng đối với các đối tƣợng xuất hoá đơn khống về nguồn gốc hợp pháp và tiến hành các hành vi nhƣ trên để đảm bảo tính răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật.

Đề nghị Bộ Tài chính có văn bản quy định việc hàng hóa VPHC là hàng nhập lậu bị tịch thu bán đấu giá phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam hoặc các thông tin cảnh báo và phải ghi địa chỉ cơ quan.

4.4.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang

- Đề nghị sửa quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 05/6/2014 thành lập ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả tỉnh Hà Giang, chuyển cơ quan thƣờng trực từ Cục Hải quan sang Sở Công Thƣơng (Chi cục QLTT).

- Trang bị phƣơng tiện phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả cho Chi cục QLTT : Công cụ hỗ trợ, ôtô, mô tô phân khối lớn.

- Đầu tƣ xây dựng kho, bãi chứa hàng hóa VPHC bị tịch thu sung quỹ, hàng tạm giữ chờ xử lý trƣớc mắt là tại thành phố Hà Giang, và huyện Yên Minh, huyện Quang Bình.

Cấp kinh phí cho BCĐ 389 Hà Giang gồm: + Kinh phí hoạt động

+ Kinh phí giám định, kiểm định hàng giả, hàng kém chất lƣợng + Kinh phí tuyên truyền, vận động

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí (đại phát thanh - Truyền hình, Báo hà Giang) đƣa tin gƣơng việc tốt, ngƣời tốt, đơn vị có thành tích trong công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả

KẾT LUẬN

Đứng trƣớc thách thức Toàn cầu hóa. Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu ngày càng phát triển mạnh, đã và đang trở thành vấn nạn gây ra nhiều tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác đấu tranh phòng chống buôn bán hàng nhập lậu đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết và góp phần tích cực vào việc giữ vững, ổn định thị trƣờng hàng hóa và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội đảm bảo công bằng trong kinh doanh.

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, bằng các phƣơng pháp tiếp cận hệ thống luận văn: "Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang” đã giải quyết đƣợc các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang xin đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:

Trên thị trƣờng tỉnh Hà Giang tình hình kinh doanh hàng nhập lậu đang có chiều hƣớng tăng lên và xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trƣờng, với phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vì vậy công tác đấu tranh phòng, chống kinh doanh hàng nhập lậu là việc làm hết sức cần thiết và cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục và lâu dài.

Công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu nói riêng tại Chi cục QLTT Hà Giang hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ do số nhân lực của lực lƣợng hạn chế, độ tuổi trung bình của cán bộ, công chức khá cao, với trình độ chuyên môn không đồng đều, phần lớn không qua đào tạo một cách chính quy, do đó việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Đội ngũ cán bộ, công chức QLTT là một vấn đề cấp thiết.

Chi cục chƣa có sự chuyên môn hóa về nguồn nhân lực và chƣa tách bạch với nghiệp vụ kiểm tra thị trƣờng, chƣa có đội kiểm tra riêng biệt, nói

chung do cơ cấu bộ máy tổ chức chƣa có sự phân công nhiệm vụ chuyên sâu đòi hỏi phải đƣợc hoàn thiện trong thời tới.

Với các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng hiện tại mà Chi cục đã thực hiện nhìn chung chƣa thực sự mang lại hiệu qua cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức QLTT do vậy cần đƣợc triển khai một cách bài bản hơn và cần có sự kiểm tra đánh giá sau đào tạo nhằm kiểm tra chất lƣợng cán bộ công chức QLTT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Chi cục cần quan tâm hoàn thiện về nội dung và hình thức cũng nhƣ triển khai thực hiện thƣờng xuyên hơn công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm song chƣa đƣợc triển khai thƣờng xuyên, liên tục và đôi lúc đôi nơi vẫn còn mang tính hình thức kém hiệu quả. Đòi hỏi trong thời gian tới phải cần hoàn thiện.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lƣợng thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ, triển khai theo lối mòn ít tìm tòi, sáng tạo nên hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao cần đƣợc tăng cƣờng hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa để đạt hiệu quả cao hơn. Nêu cao ý thức cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Lực lƣợng QLTT hiện nay phải đối mặt với không ít khó khăn trong công tác đấu tranh chống hàng giả đó là: Sự phối hợp, vào cuộc của một số lực lƣợng, chính quyền cấp xã chƣa cao, sự bất cập trong hệ thống các quy định pháp luật và điều kiện vật chất, công cụ, phƣơng tiện phục vụ cho công tác còn thiếu là những vấn đề cấp bách cần đƣợc quan tâm khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu trong giai đoạn mới và làm trọng tâm sau này.

Để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang trong thời gian tới cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau:

Chống kinh doanh hàng nhập lậu là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không chỉ riêng gì các cơ quan chức năng. Cả ngƣời bán hàng và ngƣời tiêu dùng cần tự giác tham gia tiến tới xã hội hóa chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chỉ đạo điều hành chống kinh doanh hàng nhập lậu. Thành lập đội chuyên trách chống hàng lậu tại Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang.

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức QLTT thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng bằng thi tuyển và xét tuyển theo hƣớng ƣu tiên những ứng viên trẻ, có lòng nhiệt huyết, đƣợc đào tạo chính quy căn bản.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật theo hƣớng xã hội hóa công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời kinh doanh cũng nhƣ nâng cao sự hiểu biết của nhân dân trong quá trình tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để họ tham gia tích cực vào việc đấu tranh tố giác, không tiếp tay cho buôn lậu.

Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng nhập lậu. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức và thi đua lập thành tích về đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu trong toàn Chi cục.

Hợp tác chặt chẽ với ngành, lực lƣợng, chính quyền địa phƣơng các cấp, các cơ quan thông tấn báo chí trong việc kiểm tra, kiểm soát, đƣa tin xử lý các vụ việc về kinh doanh hàng nhập lậu.

Với những kết quả nghiên cứu trên đây của tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu của lực lƣợng QLTT tỉnh Hà Giang qua đó góp phần tích cực vào việc ổn định thị trƣờng, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang. Do khả năng và trình độ của ngƣời thực hiện luận văn có hạn, còn nhiều hạn chế về điều kiện tiến hành nên đề tài không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong các thầy cô và quý vị góp ý để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại tỉnh Hà Giang, 2010. Báo cáo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương

Một phần của tài liệu Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)