Một số xu thế phát triển của phát thanh hiện đại

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng audio trên trang web (khảo sát trang web radiovietnam vn và vovgiaothong vn từ tháng 4 2013 đến tháng 10 (Trang 31 - 45)

1.3.3.1. Phát thanh số

Một hình thức phát thanh công nghệ cao hoàn toàn mới mẻ đƣợc gọi là âm thanh kỹ thuật số (DAB) tạo ra sự thay đổi đột biến đối với chất lƣợng âm thanh vào cuối những năm 1990. “DAB dựa trên công nghệ giống nhƣ đĩa compact. Nó dùng những con số 0 và 1 của máy tính để biểu diễn ký hiệu âm

thuật số đó khi phát qua vệ tinh sẽ đem đến cho bạn âm thanh trung thực không bị nhiễu. Các nhà thiết kế này dự đoán rằng mỗi vệ tinh radio sẽ đem đến những tín hiệu từ gần 100 trạm phát tới các máy thu thanh, lần đầu tiên tạo ra những kênh phát thanh phủ sóng toàn quốc”[43,tr18].

Phát thanh số cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn phát thanh truyền thống vì ngoài các chƣơng trình phát thanh, còn có các thông tin dƣới dạng ký tự (text), dữ liệu hay thậm chí là tín hiệu video. Chất lƣợng chƣơng trình với âm thanh số đáp ứng yêu cầu của cả các thính giả đã quen với chất lƣợng âm thanh CD cũng nhƣ yêu cầu của các thế hệ thính giả trẻ. Để thu các chƣơng trình phát thanh số, máy thu thanh đã không chỉ còn là “loa” cung cấp thông tin mà đã trở thành một kho thông tin đa phƣơng tiện với nhiều chức năng trong đó có màn hình LCD hiển thị các thông tin nhƣ tên bài hát, ca sỹ, tin giao thông, thời tiết,… Một hệ thống phát thanh thông thƣờng vẫn là một quá trình cung cấp thông tin một chiều và không có kênh phản hồi lại. Dù với rất nhiều sức mạnh của mình, phát thanh số vẫn là một phƣơng tiện truyền thông một chiều.

Sự phát triển của phát thanh số không đƣợc nhƣ ngƣời ta mong đợi. Thị trƣờng máy thu hiện nay còn cao nên ngƣời tiêu dùng còn thờ ơ mặc dù trong khu vực phát sóng đã có những đầu tƣ lớn, thậm chí ở một vài quốc gia, vùng phủ sóng đã đạt trên 80%.

Do có những xu hƣớng công nghệ khác nhau và mức độ hoàn thiện công nghệ khác nhau cho nên tình hình triển khai phát thanh số cũng diễn ra khá khác biệt giữa các khu vực.

Châu Âu chính thức chọn tiêu chuẩn E147. Hiện tại đang triển khai mạng mặt đất. Phát thanh số theo tiêu chuẩn này qua vệ tinh vẫn chƣa đƣợc triển khai. Tuy nhiên các quy định về tần số cho dịch vụ này đã đƣợc thể chế hóa. Ngoài ra từ năm 2004 tới nay nhiều chƣơng trình phát thanh theo chuẩn

DRM đã đƣợc phát trên địa bàn châu Âu. Cho đến tháng 5/2005, có tới 70 đài phát thanh đang phát chƣơng trình theo chuẩn DRM và có nhiều đài đã phát sóng thƣờng xuyên.

Với sự nỗ lực từ phía các nhà quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh, các nhà sản xuất thiết bị và các cơ quan nghiên cứu, hầu nhƣ châu Âu sẽ chuyển sang phát thanh số một cách toàn diện trƣớc năm 2015.

Những nƣớc nhƣ Anh, Đức đã thiết lập một mạng lƣới phát thanh số DAB phủ sóng từ 60-85% diện tích. Tuy nhiên, nếu cân đối giữa phạm vi phủ sóng và số lƣợng máy thu thanh số hiện có thì khoảng cách còn rất lớn. Điều đó cho thấy phát thanh số ở châu Âu vẫn chƣa thực sự giành đƣợc nhiều thính giả.

Các nƣớc trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng đã quan tâm tới công nghệ phát thanh số và nhiều nƣớc cũng đã lựa chọn tiêu chuẩn. Hầu nhƣ tất cả các nƣớc đều đang chuẩn bị cho quá trình chuyển sang phát thanh số. Đối với các dịch vụ chất lƣợng cao FM hiện nay, ngƣời ta có xu hƣớng sẽ chọn tiêu chuẩn E147. Tuy nhiên, công nghệ DRM – phát thanh số trên băng tần nhỏ hơn 30MHz có triển vọng đƣợc thực thi tại một số nƣớc trong khu vực. Nó sẽ thay thế cho mạng analog trên băng tần này. Nhiều tài liệu cho thấy quá trình chuyển sang phát thanh số của khu vực cũng sẽ diễn ra trong vòng 10 - 15 năm. Trong khoảng năm 2015 - 2020 sẽ ngừng phát analog. Trong năm 2004 và 2005 nhiều đài phát thanh trong khu vực đã tiến hành thử nghiệm phát thanh số DRM trên băng sóng trung, đặc biệt phải kể đến Trung Quốc đã thực sự quan tâm và triển khai phát thanh số trên băng sóng trung cho cả các dịch vụ trong nƣớc và đối ngoại.

Tại khu vực châu Phi, do điều kiện kinh tế khó khăn, tình hình chính trị không ổn định cho nên vấn đề phát thanh số thực sự chƣa đƣợc quan tâm. Thí dụ vệ tinh AfriStar đã đƣợc phóng lên từ năm 1998 nhƣng đến nay mới có

khoảng 40 chƣơng trình đƣợc phát trên vệ tinh này, trong khi dung lƣợng của nó là trên 200 chƣơng trình.

Phát thanh số qua vệ tinh ở khu vực châu Mỹ đã hoạt động chính thức tại Mỹ và đã phát triển rất nhanh chóng. Trong khi đó, Mỹ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện công nghệ phát thanh số mặt đất theo công nghệ IBOC. Tiêu chuẩn này do Mỹ đề xuất, tên đầy đủ là In Band On Chanel.

Brazil bắt đầu thử nghiệm HD - Radio. Canada là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ đã lựa chọn tiêu chuẩn E147 cho phát thanh trên mặt đất. Tại quốc gia này phát thanh số DAB đang đƣợc phát thƣờng xuyên. Một số nƣớc khác cũng đã bắt đầu phát thử nghiệm phát thanh số theo tiêu chuẩn DRM.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, các hệ thống phát thanh trên thế giới đang ngày càng tiếp cận hoàn toàn với công nghệ số. Phát thanh kỹ thuật số giải quyết đƣợc mâu thuẫn lớn nhất trong quá trình phát triển hệ thống phát thanh hiện đại, đó là chất lƣợng âm thanh ngày càng tăng lên, dịch vụ âm thanh ngày càng đa dạng nhƣng chi phí cho phát thanh lại giảm xuống. Song song với quá trình chuyển hóa các phƣơng thức phát thanh hiện đại, các nƣớc trên thế giới không ngừng cải tiến hệ thống phát thanh trên cơ sở thành tựu của khoa học công nghệ.

1.3.3.2. Phát thanh Internet

* Bức tranh phát thanh Internet trên thế giới

Đầu năm 1920, George O. Squier đã đƣợc cấp bằng sáng chế một hệ thống cho việc truyền tải và phân phối các tín hiệu qua đƣờng dây điện, đó là cơ sở kỹ thuật cho những gì sau này trở thành Muzak, một công nghệ streaming (truyền tải) âm nhạc liên tục cho các khách hàng thƣơng mại mà không cần sử dụng đài thu thanh.

Từ những ngày đầu tiên khai sinh của nền công nghiệp máy tính giữa thế kỷ 20, đã có nhiều nỗ lực để hiển thị các tập tin media trên máy tính. Tuy

nhiên, trong nhiều thập kỷ, có rất ít tiến bộ đạt đƣợc, chủ yếu do chi phí cao và khả năng hạn chế về phần cứng máy tính. Đến những năm 1990, máy tính cá nhân trở nên mạnh mẽ, đủ để hiển thị các tập tin media khác nhau. Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu liên quan đến streaming (truyền tải) là: CPU và băng thông mainboard có đủ sức mạnh để hỗ trợ tốc độ các dữ liệu yêu cầu.

Tuy nhiên, các mạng máy tính vẫn hạn chế, cả về mạng lƣới, đƣờng truyền, băng thông, …Việc hiển thị các tập tin media đƣợc thực hiện bằng cách tải về một tập tin kỹ thuật số từ một máy chủ từ xa và sau đó lƣu nó vào một ổ đĩa cứng trên máy tính của ngƣời dùng cuối hoặc lƣu trữ nó nhƣ là một tập tin kỹ thuật số và phát lại từ đĩa CD-ROM.

Trong thời gian cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, băng thông mạng network đã lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là sự cải tiến ở đƣờng truyền đầu cuối – kết nối từ các server tới ngƣời dùng truy cập. Hơn nữa, Internet sử dụng các giao thức và các định dạng tiêu chuẩn, chẳng hạn nhƣ TCP / IP, HTTP, và HTML.

"Severe Tire Damage" là ban nhạc đầu tiên đã thực hiện live trên Internet. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1993, ban nhạc đã chơi một buổi biểu diễn tại Xerox PARC, đƣợc phát sóng trực tiếp và có thể đƣợc nhìn thấy trực tiếp tại Úc và các nơi khác thông qua Internet.

RealNetworks cũng đi tiên phong trong thị trƣờng streaming media (truyền tải dữ liệu truyền thông), khi phát sóng một trận bóng chày giữa New York Yankees và Seattle Mariners qua Internet vào năm 1995.

Cùng năm này, buổi hòa nhạc Concert đầu tiên của dàn nhạc giao hƣởng trên Internet đã diễn ra tại nhà hát Paramount ở Seattle, Washington vào ngày 10 tháng 11 năm 1995. Buổi hòa nhạc là một sự hợp tác giữa nhạc giao hƣởng Seattle và các nghệ sĩ khách mời khác nhau nhƣ Slash (Guns 'n

Roses, Velvet Revolver), Matt Cameron (Soundgarden, Pearl Jam), và Barrett Martin (Screaming Trees).

Âm nhạc trực tuyến cũng lần đầu đƣợc streaming (truyền tải) lên Internet, bản nhạc đầu tiên đƣợc streaming là "Big Wheel" bởi Karthik Swaminathan và tiếp theo là "When We Were Poor" với Marc Ribot và Christine Bard.

Internet Radio xuất hiện để cung cấp cho ngƣời nghe một lựa chọn mới: nghe nhạc trên Internet mà không cần máy tính.

Nhìn chung, nội dung media chiếm một khối lƣợng băng thông và lƣu trữ lớn, do đó, phƣơng tiện lƣu trữ và chi phí truyền vẫn còn đáng kể. Để bù đắp điều này phần nào, các nội media thƣờng đƣợc nén lại để đáp ứng cả hai yêu cầu lƣu trữ và streaming. Âm thanh stream đƣợc nén bằng cách sử dụng định dạng âm thanh nhƣ MP3, Vorbis hoặc AAC.

Hiện nay, theo một số nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 18.000 đài phát thanh có website trên mạng Internet. Tất nhiên, các website này tồn tại dƣới nhiều dạng, nhiều kiểu, muôn hình muôn vẻ. Song, tuyệt đại đa số các website này có đặc điểm chung là tận dụng tối đa những thành quả của công nghệ mạng và truyền thông đa phƣơng tiện nhằm đem đến cho công chúng một “bữa ăn tinh thần” thịnh soạn. Có thể nói, điều mà chỉ có báo chí trực tuyến mà cụ thể là Internet radio mới có khả năng thực hiện đƣợc là “phục vụ công chúng theo yêu cầu” (on demand audio). Công chúng sẽ tùy theo sở thích của mình để lựa chọn điều mình muốn – muốn nghe gì thì chỉ cần click chuột.

Trên Internet, ngƣời ta cũng có thể nghe bất cứ buổi phát thanh nào, chƣơng trình phát thanh nào vào những giờ mà họ thích nghe. Chúng ta có thể thấy rõ ƣu điểm này khi so sánh trực tiếp với phát thanh truyền thống. Hiệu ứng “nghe một lần” hoặc “xem một lần” vào những “giờ cố định” khiến cho

hiệu quả truyền thông của phát thanh truyền thống có điểm hạn chế hơn hẳn so với Internet radio. Với hơn 18.000 đài phát thanh trên thế giới có website, ngƣời nghe trên thế giới có biên độ lựa chọn không giới hạn.

Internet radio phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhƣ vậy có thể do một số nguyên nhân sau:

Một là do sự phát triển của công nghệ máy tính và công nghệ mạng. Các thế hệ máy tính nối tiếp nhau ra đời, dung lƣợng và tốc độ xử lý ngày càng tăng lên. Cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia cũng không ngừng đƣợc nâng cấp, tốc độ đƣờng truyền mạng đƣợc cải thiện rõ rệt. Những yếu tố kỹ thuật hiện đại đã có tác động mạnh đến sự ra đời và phát triển của hàng loạt đài phát thanh dạng này.

Hai là do nhu cầu đƣợc thông tin và tiếp cận thông tin của công chúng ngày càng tăng. Đòi hỏi này không chỉ đơn giản là có thông tin mà thông tin còn phải có chất lƣợng cao. Kèm theo đó là nhu cầu đƣợc thể hiện thông tin. Ngƣời nghe không còn thụ động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành ngƣời thẩm định thông tin, phản hồi về thông tin đƣợc cung cấp. Hơn nữa, họ muốn trở thành một nguồn cung cấp thông tin. Khả năng tƣơng tác trực tuyến của Internet radio cho phép công chúng thực hiện toàn bộ quá trình đó.

Ba là do nhu cầu phát triển của tự thân các đài phát thanh đứng trƣớc xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình phƣơng tiện truyền thông khác, phát thanh truyền thống cũng muốn trang bị cho mình vũ khí mới để chiếm lĩnh công chúng.

Các đài phát thanh lớn đã nhanh chóng giành chỗ trên Internet. Việc cạnh tranh này đã gay gắt đến mức có nhiều trang web tìm kiếm cơ hội kinh doanh tên miền (domain name) – tên các trang web phát thanh. Chẳng hạn, từ

đầu tháng 9/2002, website có tên là webdomainplaza.com đã đăng ký và giao bán 179 tên miền các website radio trên Internet.

Một số site trên net làm dịch vụ nối thẳng đến các đài phát thanh chủ quản (ví dụ nhƣ Europe I, RTL, NRJ,...). Để nghe các đài này, chỉ cần bấm đúng logo của các đài này đƣợc giới thiệu rộng rãi trên các chƣơng trình trong trang web.

Một số kênh phát thanh, để thu hút thính giả đã triển khai mạnh dịch vụ phát thanh theo yêu cầu. Chẳng hạn trên site của đài BFM (Pháp), ngƣời truy cập có thể chọn những chƣơng trình mà họ thích, và cứ thế hàng ngày họ nghe các chƣơng trình này mà thôi, vào bất cứ giờ nào mà họ thấy thích hợp. Tƣơng tự nhƣ vậy, RFO, BBC, Reuters, thậm chí cả CNN cũng cho phép thính giả chọn bản tin hàng ngày mà họ thích. Thông thƣờng, những ngƣời xa quê hƣơng rất thích các đài kiểu này vì họ muốn nghe tiếng nói của quê hƣơng họ, mà họ có thể ít đƣợc nghe trên các đài lớn ở nƣớc sở tại.

Trên Internet cũng tồn tại một dạng đài phát thanh gọi là cyber FM (máy phát FM dùng trong tin học, điều khiển học, chế tạo riêng để dùng cho kiểu phát thanh trên Internet). Do không đòi hỏi nhiều phƣơng tiện kỹ thuật và không tốn tiền để tạo ra loại đài phát thanh cho riêng mình nên nhiều đài, thậm chí là cá nhân đã tạo ra các loại đài phát thanh đặc biệt trên Internet. Ví dụ nhƣ ở nƣớc Pháp năm 1998, René Ferron đã lập ra đài “phát thanh toàn cầu đầu tiên nói tiếng Pháp” dành cho tất cả những ngƣời truy cập Internet nói tiếng Pháp trên thế giới.

Ngoài ra, phát thanh trên mạng Internet còn thu hút một lƣợng lớn thính giả là những ngƣời yêu âm nhạc. Mặc dù chất lƣợng âm thanh khi nghe qua máy tính chƣa đạt mức chuẩn nhƣng hàng loạt website âm thanh chuyên về âm nhạc ra đời. Trên Internet, việc phát các bài hát chƣa bị ràng buộc bởi đòi hỏi của các nhạc sỹ, ngƣời ta có thể nghe nhiều bài hát trƣớc cả tuần khi các

bài hát đó đƣợc phát bằng sóng hertzien, vệ tinh hay các đài phát hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số. Hơn nữa, ngƣời nghe còn có thể tài về các bài hát họ thích vào trong máy tính. Ngoài ra, trên Internet, ngƣời nghe có thể chọn đƣợc loại nhạc mà họ yêu thích. Nhiều đài phát thanh trên mạng ở Mỹ đã giới thiệu các loại nhạc rất phong phú nhƣ Jazz, Rock, Rap, Blue, Country, Pop, Baroc cổ hay nhạc nƣớc ngoài... theo yêu cầu của thính giả. Các website này còn giới thiệu cả lời bài hát, phần nhạc đệm, tác giả phần phối khí...

Phát thanh Internet trên thế giới còn cung cấp cho ngƣời nghe các đƣờng liên kết trực tiếp tới hàng trăm đài phát thanh khác trên thế giới. Ngƣời nghe chỉ cần chọn và click chuột, sau vài giây họ đã thể nghe đài của châu Mỹ, châu Âu, châu Á hay từ các đảo nhỏ nhƣ Hawaii, Bahama, Martinique hay Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sự tồn tại rất đa dạng của Internet radio trên thế giới đã chứng tỏ cho sự phát triển mạnh mẽ của một loại hình phát thanh hiện đại – phát thanh trên mạng máy tính toàn cầu.

* Phát thanh Internet ở Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet ở Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát thanh trên Internet phát triển. Có hai hình thức phát thanh trên mạng Internet đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay là phát trực tuyến các kênh phát thanh qua Internet và sản xuất chƣơng trình phát thanh dựa trên những thông tin từ báo chí sẵn có.

Ngày 9/2/1999, website phát thanh đầu tiên đƣợc đƣa lên mạng là trang VOV News.

Tháng 11/2003, VTC là đơn vị đầu tiên đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ nén chuẩn MPEG 4 tiên tiến vào cung cấp các dịch vụ truyền

Một phần của tài liệu Vấn đề sử dụng audio trên trang web (khảo sát trang web radiovietnam vn và vovgiaothong vn từ tháng 4 2013 đến tháng 10 (Trang 31 - 45)