Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, thế giới trở thành ngôi nhà chung, do đó báo chí và truyền thông đã có sự biến đổi chƣa từng có: báo chí hội tụ, báo chí đa phƣơng tiện, mạng xã hội toàn cầu…đã trở thành nhân tố của toàn cầu hóa, thúc đẩy toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hiệu quả tác động của báo chí truyền thông đã và đang đƣợc toàn thế giới quan tâm, bởi nó ảnh hƣởng các mặt của đời sống xã hội, đến lợi ích của từng quốc gia và mỗi công dân. Một xã hội truyền thông với nhiều phƣơng thức truyền tải hiện đại đã và đang tạo ra cơ hội, triển vọng nhƣng cũng tạo ra những thách thức to lớn, đe dọa sự phát triển của báo chí truyền thông ở mỗi quốc gia. Và sự phát triển của ngành phát thanh ở Việt Nam nói chung, phát thanh Internet ở Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài ảnh hƣởng của toàn cầu hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã từng bƣớc xóa nhòa “biên giới cứng” trong việc truyền bá và tiếp nhận thông tin của công chúng. Việc áp dụng rộng rãi công nghệ truyền thông hiện đại, truyền tải thông tin xuyên biên giới và hình thành mạng lƣới thông tin toàn cầu đã góp phần đƣa tin tức đến công chúng một cách nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách địa lý.
Hiện nay, báo chí không là nơi độc quyền cung cấp thông tin mà cả xã hội đang tham gia vào việc cung cấp thông tin. Do đó, báo chí không những
cần cung cấp thông tin thật nhanh, chính xác mà còn phải hấp dẫn, thu hút công chúng.
Để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác, phát thanh Internet cần phải phát huy tối đa những ƣu thế của mình để vƣợt lên trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác với một phƣơng thức sinh động, gần gũi.
Mặt khác, phát thanh Internet nói chung, hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn nói riêng cần nắm vững nhóm công chúng của phát thanh Internet để có chiến lƣợc thông tin, xây dựng thƣơng hiệu cho phù hợp.
Bên cạnh việc không còn “độc quyền thông tin” với sự xuất hiện, cạnh tranh gay gắt của các mạng xã hội thì báo chí truyền thông cũng đang đứng trƣớc thách thức lớn về nội dung và văn hóa thông tin. Những thách thức này đặt ra yêu cầu chuyên nghiệp hóa nền báo chí và đòi hỏi các nhà báo không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp. Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn xác định không đƣơng đầu mà đồng hành cùng mạng xã hội. Hiện nay, bên cạnh các tin bài của 2 trang này đều tích hợp công cụ để công chúng có thể chia sẻ thông tin qua mạng xã hội nhƣ Facebook, Twitter…Nhiều tin bài sản xuất trực tiếp trên Radiovietnam.vn cũng lấy nguồn tin từ mạng xã hội. Tuy nhiên, thông tin trên mạng xã hội chỉ là nguồn tin, cần đƣợc kiểm chứng trƣớc khi đƣa lên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
3.2.3. Những đòi hỏi của quá trình hội nhập, phát triển đất nước
Nền báo chí Việt Nam ra đời chậm hơn các nƣớc phƣơng Tây khoảng 250 năm. Nhƣng hiện nay, về mặt phƣơng tiện, phóng viên, nhà báo Việt Nam đƣợc trang bị không thua kém các nƣớc.
Trong quá trình hội nhập, báo chí nói chung, phát thanh Internet nói chung chịu sự chi phối của nhiều luồng thông tin. Hơn lúc nào hết, những
ngƣời làm báo cần có lập trƣờng, quan điểm chính trị vững vàng, tránh để các thế lực thù địch lợi dụng, tránh những vấn đề nhạy cảm…
Mặt khác, những ngƣời làm báo cũng cần xóa bỏ những thói quen làm báo truyền thống, xóa bỏ những nếp làm việc và suy nghĩ đƣa tin theo kiểu cũ để đáp ứng lực lƣợng khán giả, độc giả của thời đại Internet. Không còn đƣa tin theo kiểu chúng ta có, chúng ta muốn mà cần thông tin những gì công chúng cần, công chúng muốn. Có nhƣ vậy thì báo chí nói chung, phát thanh Internet nói riêng mới có đƣợc “đất sống”.
Bên cạnh đó, những ngƣời làm Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cần học tập kinh nghiệm làm phát thanh Internet của các nƣớc khác để cải tiến, đƣa trang thông tin điện tử của mình ngày càng phát triển.
3.3. Một số giải pháp
3.3.1. Nhóm các giải pháp chung 3.3.1.1. Cơ sở pháp lý 3.3.1.1. Cơ sở pháp lý
Cần tăng cƣờng những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học cho sự phát triển hiện đại của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát thanh Internet. Đảng và Nhà nƣớc có những định hƣớng chỉ đạo hợp lý và ban hành một hệ thống văn bản pháp quy và mở đƣờng cho sự phát triển của ngành phát thanh nói chung và bộ phận phát thanh hiện đại nói riêng.
Hệ thống phát thanh này có những quy định riêng, những quy chế riêng theo hƣớng ƣu tiên. Ví dụ, quy định về trách nhiệm và quyền hạn của những nhà quản lý, của phóng viên, biên tập viên làm phát thanh Internet, quy chế về cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh Internet, quy chế về vấn đề đầu tƣ thiết bị, ƣu tiên đƣờng truyền...
Phát thanh Internet cũng cần phải có một hệ thống lý luận mang tính tổng thể, các nghiên cứu khoa học về bản thân lĩnh vực phát thanh qua mạng cũng nhƣ các yếu tố, điều kiện để phát triển.
Hiện nay, cả Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn đều chƣa đƣợc công nhận là một tờ báo mạng điện tử, tức là chƣa hội tụ đủ tiêu chuẩn về nhân lực, cơ sở hạ tầng, mục đích, tôn chỉ hay sự bảo đảm hoạt động theo đúng pháp luật của Nhà nƣớc quy định cũng nhƣ về chất lƣợng của thông tin. Đây cũng là một điểm hạn chế khi Radiovietnam.vn hay Vovgiaothong.vn đƣa ra tiếng nói, quan điểm, chính kiến về một vấn đề nào đó hay vị trí trong lòng công chúng. Thiết nghĩ, Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn có cơ quan chủ quản là Đài Tiếng nói Việt Nam, một trong hai cơ quan báo chí lớn và uy tín trong nƣớc. Vì thế, hai trang này cần sớm hoàn thiện những thủ tục pháp lý cần thiết cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng về nội dung, hình thức, kỹ thuật để sớm trở thành những tờ báo điện tử chính thống.
3.3.1.2. Nâng cao trình độ đội ngũ biên tập viên
Có thể nói, với bất cứ một loại hình báo chí nào, yếu tố con ngƣời vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phát thanh Internet đòi hỏi những ngƣời làm báo phải có khả năng thích ứng với mọi điều kiện làm việc. Nhà báo không chỉ là một phóng viên thu thập tin tức, một biên tập viên xử lý nội dung thông tin mà còn là một kỹ thuật viên chuyển thẳng thông tin lên mạng. Nghĩa là họ phải trở thành một nhà báo đa năng, có vốn tri thức phong phú, am hiểu kỹ thuật âm thanh và kỹ thuật mạng Internet, đồng thời phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài ra, nhà báo phát thanh Internet dĩ nhiên phải nâng cao nghiệp vụ báo chí thƣờng xuyên, từ việc xử lý tình huống, thu thập thông tin, xử lý nội dung đến việc trình bày bản tin... Trong quá trình viết lại tin, bài, cần có cách đƣa tin hấp dẫn. Ví dụ nhƣ đƣa tin về một hội nghị quan trọng, ngƣời viết không tƣờng thuật lại buổi hội nghị đó mà đƣa tin theo
kiểu vấn đề. Cách làm này sẽ hấp dẫn công chúng hơn. Khi nghe đài, cần nghe nội dung âm thanh thật kĩ lƣỡng để tránh những sai sót nhỏ nhƣ âm thanh bị rè, nhiễu, lỗi vấp của MC...
Thêm vào đó, mỗi biên tập viên trong phòng Radiovietnam cần cẩn trọng hơn nữa trong việc lựa chọn tin tức và xử lý tin bài. Chỉ chọn những tin thật sự hay, hấp dẫn. Cũng có những thông tin hết sức nhạy cảm. Ngƣời phóng viên, biên tập viên phải có lập trƣờng chính trị vững vàng để biết đâu là những tin cần đƣa, những tin không nên đƣa.
Cùng với sự phát triển của Internet, sự nở rộ của mạng xã hội đem lại cho ngƣời biên tập viên, phóng viên báo chí nguồn tin vô cùng phong phú nhƣng cũng đặt ra cho nhà báo nhiều thách thức. Không phải bất cứ thông tin nào trên mạng xã hội cũng có thể trở thành thông tin trên báo chí. Ngƣời làm báo phải biết kiểm chứng thông tin, phân biệt đâu là thông tin thật, thông tin giả, thông tin nào nên đăng tải và ngƣợc lại.
Hiện nay, phòng Radiovietnam.vn có 28 ngƣời, trong đó chỉ có 4 ngƣời có trình độ đại học báo chí chính quy, chiếm 14,29 %. Còn lại đa phần đều là cử nhân các ngành nghề khác nhƣ kinh tế, sƣ phạm, du lịch, công nghệ thông tin... Đây là một tỉ lệ thấp so với các cơ quan báo chí chuyên nghiệp. Điều này ít nhiều cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng tin bài đƣợc sản xuất. Để nâng cao chất lƣợng hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn, trƣớc hết, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về báo chí, đặc biệt là kiến thức về phát thanh Internet cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của phòng. Thông thƣờng, hiện tại, mỗi năm Kênh VOV Giao thông Quốc gia tổ chức khoảng từ 2 – 4 buổi tập huấn nghiệp vụ nội bộ cho cán bộ, nhân viên. Buổi tập huấn này do các nhà báo giàu kinh nghiệm trong kênh giảng dạy. Thiết nghĩ, đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội
quá ít. Hơn nữa, cần có kế hoạch đào tạo bài bản hơn. Ví dụ nhƣ tổ chức các khóa học ngắn hạn từ 1 – 2 tuần, nhờ những giảng viên có kinh nghiệm hay những nhà báo nổi tiếng thế giới về giảng dạy. Điều đó vô cùng thiết thực để giúp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên phòng Radiovietnam. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng tin bài trên hai trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Dài hạn hơn, có thể cử một số phóng viên, biên tập viên “cứng tay” đi đào tạo cử nhân hoặc cao học, văn bằng hai báo chí chính quy tại các trƣờng đào tạo báo chí chuyên nghiệp nhƣ Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hay Học viện Báo chí – Tuyên truyền.
Đối với đội ngũ biên tập viên kiêm MC, cần có những lớp đào tạo ngắn hạn cho họ về kĩ năng đọc, phát âm, luyện thanh chuyên nghiệp. Khi lời nói trở thành nghệ thuật âm thanh thì nó sẽ có hiệu quả bất ngờ, nâng tầm của tác phẩm báo chí.
Bên cạnh đó, Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn cần xây dựng một mạng lƣới cộng tác viên rộng khắp và có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Hiện nay, vẫn có một lƣợng cộng tác viên nhất định (khoảng 30 ngƣời) thƣờng xuyên gửi tin, bài, clip về cho trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn. Tuy nhiên, nhuận bút trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn khá thấp so với các trang báo khác. Thông thƣờng, nhuận bút của một tin bài thƣờng chỉ dao động từ 90.000 đến 300.000 đồng. Mà nhuận bút của Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn thƣờng trả chậm khoảng 2 – 3 tháng. Vì thế, khó thu hút đƣợc đông đảo cộng tác viên. Thiết nghĩ, để nội dung hai trang trở nên phong phú hơn, không thể không mở rộng đội ngũ cộng tác viên bằng những chính sách đãi ngộ kịp thời và phù hợp.
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng hạ tầng Internet
Hệ thống đƣờng truyền đƣợc coi là huyết mạch giúp đảm bảo việc truyền tải dữ liệu, thông tin trên Internet đƣợc thông suốt. Một tờ báo mạnh là tờ báo có hệ thống đƣờng truyền, server (máy chủ) ổn định, truy cập nhanh chóng, ít khi bị treo, giật.
Để có thể tăng lƣợng truy cập của độc giả thì trƣớc hết, trang web đó ngoài sự hấp dẫn về mặt nội dung, cần có tốc độ đƣờng truyền nhanh trên nền tảng công nghệ hiện đại. Công chúng không thể yêu thích một trang web mà thời gian tải trang lên đến 3 – 4 phút đƣợc. Hiện tại Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn có tốc độ truy cập ở mức tƣơng đối nhanh. Riêng phần tin tức đã đƣợc cắt gọt, chỉnh sửa thì ngƣời nghe có thể truy cập đƣợc tức thì khi khởi động trang. Chỉ riêng phần Radio các tỉnh thành do upload toàn bộ file âm thanh của cả chƣơng trình nên tƣơng đối nặng. Thời gian tải hơi lâu. Trong phần “Nghe lại chƣơng trình”, có thể do dung lƣợng âm thanh quá lớn nên hệ thống trang Radiovietnam.vn chỉ có thể lƣu trữ đƣợc những chƣơng trình đã phát trong vòng 2 tuần tính từ thời điểm ngƣời đọc, ngƣời nghe truy cập trang web. Còn nếu lâu hơn, âm thanh không nghe lại đƣợc. Đây là một hạn chế mà hiện nay phía kỹ thuật đang tìm biện pháp xử lý.
Do dung lƣợng của trang web Radiovietnam quá lớn nên không thể duy trì toàn bộ dữ liệu đã đăng tải từ ngày đầu thành lập tới giờ. Cứ 6 tháng một lần, dữ liệu cũ lại bị xóa bỏ. Vì thế, nhiều bài đã đăng tải trên trang, khi tìm trên google vẫn tồn tại nhƣng khi truy cập vào trang thì không hiển thị đƣợc. Đây là một hạn chế lớn của trang Radiovietnam.vn, cần sớm đƣợc khắc phục. Thêm vào đó, trên trang Radiovietnam.vn thỉnh thoảng xảy ra tình trạng lỗi code nên các tin bài đã đăng nhƣng khi đọc không xuất hiện hoặc xuất hiện lỗi. Đây là do lỗi lập trình hệ thống. Những lỗi này đã đƣợc những
Một vấn đề nữa không thể không nhắc đến là lỗi quản trị hệ thống. Theo thống kê, trong suốt 3 tháng từ tháng 8/2013 đến tháng 11 năm 2013, trung bình cứ 3 ngày, hệ thống quản trị của Radiovietnam.vn bị lỗi một lần. Lỗi này gây ra tình trạng biên tập viên không đăng nhập đƣợc vào hệ thống quản trị của trang để đẩy bài lên. Hoặc là không thể truy cập vào máy chủ dữ liệu để lấy file âm thanh về. Sự cố này thƣờng cần khoảng 1 – 3 giờ đồng hồ để khắc phục.
Cơ sở vật chất để phát triển Internet cũng nhƣ phát triển phát thanh Internet cũng là một điều đáng bàn. Nhất là với mục đích muốn đƣa phát thanh Internet ra ngoài biên giới nhƣ một vũ khí ngoại giao thì Việt Nam cần kiện toàn, nâng cấp đƣờng truyền, server…Thêm nữa, cần mở rộng mạng lƣới Internet. Hiện tại ở Việt Nam, Internet phát triển rất mạnh ở thành phố, thị xã nhƣng ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, Internet vẫn chƣa thật sự phổ biến.
Tất cả những bất cập này sẽ đƣợc Đài Tiếng Nói Việt Nam khắc phục và sửa chữa trong thời gian sớm nhất, để không làm mất uy tín, sự yêu thích của công chúng.
Giải pháp trƣớc mắt là phải trang bị máy chủ mạnh, sử dụng công nghệ nén triệt để và thiết lập thêm một Cache Server cho máy chủ (công cụ hỗ trợ máy chủ trong việc lƣu trữ các thông tin truy cập thƣờng xuyên nhất, giảm thiểu hiện tƣợng xung đột truy cập).
3.3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.3.2.1. Điều chỉnh tỉ lệ tin bài theo hướng đáp ứng nhu cầu của công chúng
Hiện tại, nội dung thông tin trên trang Radiovietnam.vn và Vovgiaothong.vn (chủ yếu là trang Radiovietnam.vn) khá phong phú, đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phỏng vấn sâu tác giả thực hiện, từ thực tế làm việc, biên tập viên Nguyễn Thị Bích cho rằng nên giảm những
tin tức hội nghị, hội thảo dạng “cúng cụ” vì nó không hấp dẫn công chúng. Radiovietnam.vn là một trang tin tổng hợp về mọi mặt của đời sống xã hội, nhƣng không hô khẩu hiệu mà đi sâu vào những tin đời sống, tin “nóng”, tin hot. Trong thời gian tới, Radiovietnam.vn cần khai thác nội dung thông tin phong phú, đa dạng hơn, bổ sung thêm những nội dung thông tin có tính thời sự, nhiều chiều, cập nhật tức thời.
Theo khảo sát của tác giả (qua bảng 2.1 và bảng 2.2 và kết quả điều tra công chúng), hiện nay, lƣợng tin bài mảng quốc tế trên trang Radiovietnam.vn còn khá lớn (chiếm từ 11 – 12 %). Trong khi đó, số lƣợng tin bài mảng này lại ít ngƣời theo dõi (chỉ chiếm 2,15 %). Thiết nghĩ, những ngƣời quản trị nội dung trang Radiovietnam.vn cần định hƣớng để giảm bớt lƣợng tin bài quốc